Miffy_style
Member
Trong quá trình tìm kiếm các hành tinh giống địa cầu, các nhà thiên văn châu Âu đã phát hiện hai hành tinh khổng lồ có nhiều đặc điểm tương đồng ngôi nhà của nhân loại.
Thông tin trên được đưa ra trong buổi họp báo tại Đại học Hertfordshire (Anh) hôm qua. “Mục tiêu của chúng tôi là tìm kiếm những hành tinh đá giống trái đất có những điều kiện lý tưởng để nuôi dưỡng sự sống. Chúng tôi đã tìm thấy hai nơi như vậy”, Michel Mayor, một chuyên gia vật lý thiên văn của Đại học Geneva (Thụy Sỹ), phát biểu.
Mayor cho biết, hai hành tinh đều nằm trong chòm sao Libra và di chuyển xung quanh một ngôi sao. Một trong hai hành tinh được gọi là Gliese 581 e, có kích thước gấp 1,9 lần trái đất. Gliese 581 e nằm khá gần một ngôi sao. Vị trí đó khiến nó trở nên quá nóng đối với hoạt động sống, nhưng khá gần trái đất (cách 20,5 năm ánh sáng hay 192.000 tỷ km).
“Điều này có nghĩa là chúng ta đã đạt được một thành tựu quan trọng trong nỗ lực tìm kiếm hành tinh giống địa cầu”, Mayor nhận xét. Mặc dù Gliese 581 e quá nóng đối với hoạt động sống, song nó cho thấy vũ trụ có thể “sản xuất” rất nhiều hành tinh như vậy. Dải Ngân hà cũng có thể là nơi ẩn náu của hàng chục tỷ hành tinh có kích thước tương đương Gliese 581 e.
Hành tinh thứ hai có tên Gliese 581 d được tìm thấy vào năm 2007, song mãi gần đây các nhà nghiên cứu mới nhận thấy quỹ đạo của nó nằm trong "vùng có khả năng nuôi dưỡng sự sống", xoay quanh một ngôi sao giống mặt trời và cho phép nước tồn tại trên bề mặt ở dạng lỏng.
Stephane Udry, một thành viên trong nhóm tìm kiếm, nhận xét rằng Gliese 581 d khá lớn và có thể chứa một đại dương lớn và sâu. “Rất có thể đó sẽ là hành tinh đầu tiên có nước mà chúng ta từng biết”, Udry phát biểu.
Giới thiên văn quốc tế đã tìm thấy gần 350 hành tinh ngoài hệ mặt trời, song không hành tinh nào có khả năng nuôi dưỡng sự sống. Phần lớn chúng nằm quá gần hoặc quá xa ngôi sao riêng, khiến chúng trở nên quá nóng hoặc quá lạnh. Một số hành tinh thì được tạo nên bởi những loại khí độc hại. Trong khi đó, những hành tinh nhỏ như trái đất lại không phải là mục tiêu dễ phát hiện.
Thông tin trên được đưa ra trong buổi họp báo tại Đại học Hertfordshire (Anh) hôm qua. “Mục tiêu của chúng tôi là tìm kiếm những hành tinh đá giống trái đất có những điều kiện lý tưởng để nuôi dưỡng sự sống. Chúng tôi đã tìm thấy hai nơi như vậy”, Michel Mayor, một chuyên gia vật lý thiên văn của Đại học Geneva (Thụy Sỹ), phát biểu.
Mayor cho biết, hai hành tinh đều nằm trong chòm sao Libra và di chuyển xung quanh một ngôi sao. Một trong hai hành tinh được gọi là Gliese 581 e, có kích thước gấp 1,9 lần trái đất. Gliese 581 e nằm khá gần một ngôi sao. Vị trí đó khiến nó trở nên quá nóng đối với hoạt động sống, nhưng khá gần trái đất (cách 20,5 năm ánh sáng hay 192.000 tỷ km).
“Điều này có nghĩa là chúng ta đã đạt được một thành tựu quan trọng trong nỗ lực tìm kiếm hành tinh giống địa cầu”, Mayor nhận xét. Mặc dù Gliese 581 e quá nóng đối với hoạt động sống, song nó cho thấy vũ trụ có thể “sản xuất” rất nhiều hành tinh như vậy. Dải Ngân hà cũng có thể là nơi ẩn náu của hàng chục tỷ hành tinh có kích thước tương đương Gliese 581 e.
Hành tinh thứ hai có tên Gliese 581 d được tìm thấy vào năm 2007, song mãi gần đây các nhà nghiên cứu mới nhận thấy quỹ đạo của nó nằm trong "vùng có khả năng nuôi dưỡng sự sống", xoay quanh một ngôi sao giống mặt trời và cho phép nước tồn tại trên bề mặt ở dạng lỏng.
Stephane Udry, một thành viên trong nhóm tìm kiếm, nhận xét rằng Gliese 581 d khá lớn và có thể chứa một đại dương lớn và sâu. “Rất có thể đó sẽ là hành tinh đầu tiên có nước mà chúng ta từng biết”, Udry phát biểu.
Giới thiên văn quốc tế đã tìm thấy gần 350 hành tinh ngoài hệ mặt trời, song không hành tinh nào có khả năng nuôi dưỡng sự sống. Phần lớn chúng nằm quá gần hoặc quá xa ngôi sao riêng, khiến chúng trở nên quá nóng hoặc quá lạnh. Một số hành tinh thì được tạo nên bởi những loại khí độc hại. Trong khi đó, những hành tinh nhỏ như trái đất lại không phải là mục tiêu dễ phát hiện.