hchungkt80
Dịch giả Vietpet
Có người đã nuôi thành công tắc kè cung cấp cho thị trường, nhưng nếu không có những biện pháp hữu hiệu nhằm bảo vệ động vật hoang dã thì nguy cơ tuyệt chủng là có thật.
"Thần dược" bán tràn lan
Dọc theo con đường vào chùa Hang và thắng cảnh hòn Phụ Tử (xã Bình An, Kiên Lương, Kiên Giang) người ta để đầy lồng nhốt tắc kè. Hầu như nhà nào nằm ở mặt tiền đường cũng đều treo bảng bán khô tắc kè, tắc kè bông... Thấy chúng tôi ngó trân trân mấy con tắc kè, chị D. liền nhanh nhảu mời mua. Chị nói nếu mua tắc kè phóng sinh thì được phước lớn, còn không mua về thả cho nó bò trong nhà sẽ gặp hên và giàu có! Tắc kè còn sống tùy lớn hay nhỏ mà có giá từ 20.000 - 40.000 đồng/con. "Các anh mua đi. Hôm nay kiểm lâm không kiểm nên mới dám bày ra bán chứ ngày thường bán động vật hoang dã là bị tịch thu liền", chị D. hối thúc.
Chúng tôi ghé vào quầy bán tắc kè cạnh bên. Anh T., chủ quầy, đang oang oang cất giọng quảng cáo công dụng tắc kè, nghe giống như phường “Sơn Đông mãi võ”: “Bà con cô bác đi du lịch nhớ ghé qua đây mua tắc kè về làm quà cho người thân của mình. Rượu tắc kè uống vô tăng cái khoản đó dữ lắm nghe! Mấy ông mà ngâm rượu đúng bài một con đực một con cái, uống vô là mấy bà phải phục lăn. Nhưng ngâm rượu phải nhớ móc 2 con mắt tắc kè bỏ, bởi hỏa dược mạnh lắm, nếu quên móc bỏ khi uống vào thì “cái đó” lên được chứ không xuống được! Còn ăn khô tắc kè cũng ăn đúng một cặp có đực có cái thuốc mới linh”... Nghe anh T. thao thao bất tuyệt, các bà mặt đỏ lựng, còn mấy ông thì thích thú hỏi tới tới. Và, trước khi rời quầy hầu như ai cũng móc tiền ra mua, có bà mua tới 10 cặp tắc kè về ngâm rượu cho ông xã.
Tắc kè còn có tên gọi khác là đại bích hổ, cáp giải, cáp giới... Trong cuốn sách Những vị thuốc và cây thuốc quý Việt Nam, cố giáo sư - tiến sĩ Đỗ Tất Lợi có nêu rõ công dụng tắc kè như sau: “Trong dân gian tắc kè là vị thuốc quý; thịt tắc kè trị hen, suyễn; rượu thuốc tắc kè có tác dụng tráng dương bổ thận, đau lưng mỏi gối, tiểu đêm... Đuôi tắc kè là vị thuốc đại bổ”.
Chợ biên giới Xuân Tô (Tịnh Biên, An Giang) cũng lắm người bán tắc kè. Rượu tắc kè tùy theo chai lớn nhỏ mà có giá bán từ 300.000 - 500.000 đồng/chai. Ở Tịnh Biên, khi có khách quý tới chơi, người ta thường đãi món ăn đặc biệt là cháo tắc kè và tắc kè nướng. Ở nhà hàng T., một nồi cháo tắc kè 10 người ăn giá khoảng 500.000 - 800.000 đồng, còn tắc kè nướng (loại 1, từ 200 gram trở lên) giá 50.000 đồng/con. "Hai món ăn này ngon bổ nên rất đắt khách, phải đặt trước vài ngày mới chắc", một nhân viên nhà hàng nói.
Do tắc kè được xem như một thứ "thần dược", nên ở Kiên Lương và vùng Bảy Núi (An Giang) có nhiều người chuyên đi săn tắc kè về bán. Một thợ săn tên H. cho biết săn tắc kè phải đi ban đêm vì khi đó chúng mới bò ra khỏi các hang hốc uống hơi sương và ăn côn trùng. Tắc kè ngụy trang giỏi, nhưng tiếng kêu của chúng to và liên hồi nên dựa theo đó tìm bắt rất dễ. Khi phát hiện, thợ săn dùng đèn pha rọi lên dụ tắc kè nghểnh cổ nhìn rồi dùng dây câu quấn thòng lọng tròng cổ giật xuống. Anh H. nói vùng núi An Giang, Kiên Giang ngày xưa tắc kè rất nhiều, nhưng bị săn bắt riết nên ngày càng ít đi, khiến cánh thợ phải mò qua Campuchia săn bắt. Săn được con nào, thợ săn phải may miệng lại vì sợ chúng kêu to, Kiểm lâm biết sẽ bị tịch thu. “Tắc kè may miệng đều làm khô, bán sống rất khó”, H. nói.
Rượu tắc kè được bày bán công khai ở các khu du lịch - Ảnh: T.Dũng
Nuôi tắc kè thương mại
Tắc kè sống tự nhiên ngày càng hiếm trong khi nhu cầu ngày càng cao, nhiều người nhìn thấy mối lợi này bắt đầu nuôi tắc kè. Ông Huỳnh Ngọc Bích, ấp An Hòa, xã An Phú, Tịnh Biên, được xem là người đi tiên phong nuôi tắc kè thương mại. Cách đây 10 năm, ông Bích thấy mấy trứng to gần bằng ngón tay cái nên để vào thùng chơi. Vài ngày sau ông thấy mấy con tắc kè con bò lổm ngổm mới biết đó là trứng tắc kè. Duyên nợ này đã đưa ông Bích đến với nghề nuôi tắc kè. Ông xây chuồng bao lưới, trong đó làm các bộng cây, hang hốc để tắc kè ở, đồng thời ghi chép tỉ mỉ chu kỳ sinh đẻ của chúng. Tắc kè thường đẻ vào các mùa khô, mỗi năm đẻ hai lần, mỗi lần từ 5-8 trứng. Ở nhiệt độ thích hợp, khoảng 90 ngày trứng sẽ nở, tắc kè con nuôi khoảng 1 năm là nặng trên 100g, có thể bán ra thị trường. Năm 2002, được Chi cục Kiểm lâm An Giang cho phép nuôi động vật hoang dã và trợ vốn nên ông Bích hồ hởi đầu tư trên 200 triệu đồng xây chuồng lưới nuôi tắc kè với số lượng hàng ngàn con. Hiện nay, ông Bích là người cung cấp tắc kè cho nhiều nơi với giá từ 20.000 - 30.000 đồng/con...
Việc nuôi thành công tắc kè có thể đáp ứng nhu cầu "thần dược" của nhiều người, nhưng nếu không có biện pháp bảo vệ loài vật này sống ngoài thiên nhiên trước sự săn lùng ráo riết hiện nay, thì nguy cơ tuyệt chủng tắc kè là khó tránh. Mà tắc kè không còn sẽ là nỗi buồn cho nhà nông, bởi đây chính là "sát thủ" của rất nhiều loại côn trùng phá hại mùa màng.
Thanh Dũng
"Thần dược" bán tràn lan
Dọc theo con đường vào chùa Hang và thắng cảnh hòn Phụ Tử (xã Bình An, Kiên Lương, Kiên Giang) người ta để đầy lồng nhốt tắc kè. Hầu như nhà nào nằm ở mặt tiền đường cũng đều treo bảng bán khô tắc kè, tắc kè bông... Thấy chúng tôi ngó trân trân mấy con tắc kè, chị D. liền nhanh nhảu mời mua. Chị nói nếu mua tắc kè phóng sinh thì được phước lớn, còn không mua về thả cho nó bò trong nhà sẽ gặp hên và giàu có! Tắc kè còn sống tùy lớn hay nhỏ mà có giá từ 20.000 - 40.000 đồng/con. "Các anh mua đi. Hôm nay kiểm lâm không kiểm nên mới dám bày ra bán chứ ngày thường bán động vật hoang dã là bị tịch thu liền", chị D. hối thúc.
Chúng tôi ghé vào quầy bán tắc kè cạnh bên. Anh T., chủ quầy, đang oang oang cất giọng quảng cáo công dụng tắc kè, nghe giống như phường “Sơn Đông mãi võ”: “Bà con cô bác đi du lịch nhớ ghé qua đây mua tắc kè về làm quà cho người thân của mình. Rượu tắc kè uống vô tăng cái khoản đó dữ lắm nghe! Mấy ông mà ngâm rượu đúng bài một con đực một con cái, uống vô là mấy bà phải phục lăn. Nhưng ngâm rượu phải nhớ móc 2 con mắt tắc kè bỏ, bởi hỏa dược mạnh lắm, nếu quên móc bỏ khi uống vào thì “cái đó” lên được chứ không xuống được! Còn ăn khô tắc kè cũng ăn đúng một cặp có đực có cái thuốc mới linh”... Nghe anh T. thao thao bất tuyệt, các bà mặt đỏ lựng, còn mấy ông thì thích thú hỏi tới tới. Và, trước khi rời quầy hầu như ai cũng móc tiền ra mua, có bà mua tới 10 cặp tắc kè về ngâm rượu cho ông xã.
Tắc kè còn có tên gọi khác là đại bích hổ, cáp giải, cáp giới... Trong cuốn sách Những vị thuốc và cây thuốc quý Việt Nam, cố giáo sư - tiến sĩ Đỗ Tất Lợi có nêu rõ công dụng tắc kè như sau: “Trong dân gian tắc kè là vị thuốc quý; thịt tắc kè trị hen, suyễn; rượu thuốc tắc kè có tác dụng tráng dương bổ thận, đau lưng mỏi gối, tiểu đêm... Đuôi tắc kè là vị thuốc đại bổ”.
Chợ biên giới Xuân Tô (Tịnh Biên, An Giang) cũng lắm người bán tắc kè. Rượu tắc kè tùy theo chai lớn nhỏ mà có giá bán từ 300.000 - 500.000 đồng/chai. Ở Tịnh Biên, khi có khách quý tới chơi, người ta thường đãi món ăn đặc biệt là cháo tắc kè và tắc kè nướng. Ở nhà hàng T., một nồi cháo tắc kè 10 người ăn giá khoảng 500.000 - 800.000 đồng, còn tắc kè nướng (loại 1, từ 200 gram trở lên) giá 50.000 đồng/con. "Hai món ăn này ngon bổ nên rất đắt khách, phải đặt trước vài ngày mới chắc", một nhân viên nhà hàng nói.
Do tắc kè được xem như một thứ "thần dược", nên ở Kiên Lương và vùng Bảy Núi (An Giang) có nhiều người chuyên đi săn tắc kè về bán. Một thợ săn tên H. cho biết săn tắc kè phải đi ban đêm vì khi đó chúng mới bò ra khỏi các hang hốc uống hơi sương và ăn côn trùng. Tắc kè ngụy trang giỏi, nhưng tiếng kêu của chúng to và liên hồi nên dựa theo đó tìm bắt rất dễ. Khi phát hiện, thợ săn dùng đèn pha rọi lên dụ tắc kè nghểnh cổ nhìn rồi dùng dây câu quấn thòng lọng tròng cổ giật xuống. Anh H. nói vùng núi An Giang, Kiên Giang ngày xưa tắc kè rất nhiều, nhưng bị săn bắt riết nên ngày càng ít đi, khiến cánh thợ phải mò qua Campuchia săn bắt. Săn được con nào, thợ săn phải may miệng lại vì sợ chúng kêu to, Kiểm lâm biết sẽ bị tịch thu. “Tắc kè may miệng đều làm khô, bán sống rất khó”, H. nói.
Nuôi tắc kè thương mại
Tắc kè sống tự nhiên ngày càng hiếm trong khi nhu cầu ngày càng cao, nhiều người nhìn thấy mối lợi này bắt đầu nuôi tắc kè. Ông Huỳnh Ngọc Bích, ấp An Hòa, xã An Phú, Tịnh Biên, được xem là người đi tiên phong nuôi tắc kè thương mại. Cách đây 10 năm, ông Bích thấy mấy trứng to gần bằng ngón tay cái nên để vào thùng chơi. Vài ngày sau ông thấy mấy con tắc kè con bò lổm ngổm mới biết đó là trứng tắc kè. Duyên nợ này đã đưa ông Bích đến với nghề nuôi tắc kè. Ông xây chuồng bao lưới, trong đó làm các bộng cây, hang hốc để tắc kè ở, đồng thời ghi chép tỉ mỉ chu kỳ sinh đẻ của chúng. Tắc kè thường đẻ vào các mùa khô, mỗi năm đẻ hai lần, mỗi lần từ 5-8 trứng. Ở nhiệt độ thích hợp, khoảng 90 ngày trứng sẽ nở, tắc kè con nuôi khoảng 1 năm là nặng trên 100g, có thể bán ra thị trường. Năm 2002, được Chi cục Kiểm lâm An Giang cho phép nuôi động vật hoang dã và trợ vốn nên ông Bích hồ hởi đầu tư trên 200 triệu đồng xây chuồng lưới nuôi tắc kè với số lượng hàng ngàn con. Hiện nay, ông Bích là người cung cấp tắc kè cho nhiều nơi với giá từ 20.000 - 30.000 đồng/con...
Việc nuôi thành công tắc kè có thể đáp ứng nhu cầu "thần dược" của nhiều người, nhưng nếu không có biện pháp bảo vệ loài vật này sống ngoài thiên nhiên trước sự săn lùng ráo riết hiện nay, thì nguy cơ tuyệt chủng tắc kè là khó tránh. Mà tắc kè không còn sẽ là nỗi buồn cho nhà nông, bởi đây chính là "sát thủ" của rất nhiều loại côn trùng phá hại mùa màng.
Thanh Dũng