hchungkt80
Dịch giả Vietpet
Hung tợn và mạnh mẽ, chim đại bàng xứng danh là vua của bầu trời. Nhiều ngư dân còn xem đại bàng là loài chim đem lại may mắn và là người bạn dự báo thời tiết đại tài.
Danh to nhưng...vô thực
Chim đại bàng Phú Quốc
Được mệnh danh là chúa tể các loài chim nhưng khi tìm hiểu về đại bàng chúng tôi không khỏi cảm thán khi loài chim mang bao truyền thuyết ấy giá trị không bằng một con chim kiểng.
Bằng chứng là đây: anh Nguyên (ngụ Buôn Mê Thuột, Đắk Lắk) vừa bán con chim đại bàng hai tuổi rưỡi giá 6 triệu đồng. Đây là con đại bàng anh Nguyên nuôi từ nhỏ, đã thuần hóa không hung dữ, chim cao khoảng 55 cm. Anh Lạc (Đà Lạt) cũng vừa bán con đại bàng con chưa đầy năm tuổi giá 1 triệu đồng. Anh Đạt (ở Hóc Môn, TP.HCM) cũng đang có người cò kè con chim đại bàng giá không quá 7 triệu đồng. Mới đây anh Hai Đê (ở Chợ Lách, Bến Tre) rao bán con chim đại bàng châu Á giá 5 triệu đồng kèm theo lồng nuôi nó.
Anh Đê nói đây là con đại bàng trống, thường con trống màu lông đậm hơn chim mái. Anh cho biết: “Chim này trên 2 năm tuổi nhưng vẫn còn non, cân nặng khoảng 2,5 ký, nghe nói khi trưởng thành nặng 3-4 ký. Hiện nay mỗi ngày tôi cho nó ăn tốn khoảng 4 ngàn đồng, có khi cá vụn, có khi ruột gà vịt, ruột bò… Đôi khi cho đại bàng ăn thêm thịt bò cho nó khỏe. Tôi mua lúc chim còn nhỏ, một ổ gồm 3 con nhưng 2 con kia đã chết bởi yếu quá khó nuôi. Chim thuần hóa từ nhỏ nên rất dạn hơi người, thấy bóng người lạ nó không kêu la hay bay hoảng”.
Rất đông người hiếu kỳ bu quanh lồng xem chim vua của Đê. Nhiều người giơ máy điện thoại di động, máy kỹ thuật số lên chụp hình. Đèn flash chớp lóe sáng liên tục nhưng đại bàng vẫn đứng bình thản rỉa lông hay tròn xoe mắt nhìn chứ không nhảy nháo nhác như những con chim kiểng điệu đà. Khi chiều tà buông chim vua mới trở lại phong độ của kẻ thống lĩnh bầu trời. Nó ngó lên ánh tà dương kêu réc réc liên hồi và xòe rộng đôi cánh như muốn bứt dây xích, phá lồng trở lại núi cao, rừng thẳm.
Anh Đê tháo lồng bước vào tháo dây xích đang quấn nhiều vòng quanh chân chim. Tháo các mắt xích xong anh đưa thẳng cánh tay phải ra, chú đại bàng nhẹ nhàng bay đáp xuống đậu lên tay. Anh Đê nói: “Chim đại bàng hoang dã dữ lắm hay mổ mắt nên người nuôi chỉ thích nuôi chim non hoặc chim đã thuần hóa bởi chúng không mổ bậy chủ nuôi. Người nuôi chim cũng thích may bao da tay để đeo cho chim đậu trên cánh tay tránh bị móng vuốt chúng quào trầy xước.
Đại bàng ngộ lắm, con nào như con nấy, hễ chủ nuôi đưa tay ra là chúng đậu lên tay liền”. Tưởng tôi là khách mua chim nên anh Đê nói anh sẽ viết giấy tay bán chim, bảo đảm không để phát sinh tranh chấp chim nuôi. Riêng về dịch cúm gia cầm anh Đê tư vấn cứ cách năm đem chim đại bàng ra thú y chích sẽ không sao.
Hiện nay việc nuôi đại bàng đang được một số điểm du lịch của tư nhân cũng như của Nhà nước quan tâm do muốn tạo thêm sự đa dạng cho khách tham quan. Ở Cần Thơ có điểm du lịch Đ. nuôi một con đại bàng, mới đây khu du lịch S. lại đang tìm mua chim đại bàng… Nhưng gây ấn tượng nhất là anh Huỳnh Phước Huệ, chủ nhân cơ sở Cội Nguồn (Phú Quốc, Kiên Giang) nuôi dưỡng trên 11 con chim đại bàng biển - còn có tên khác là chim báo bão rất được ngư
dân xem trọng. Vào những năm lũ lớn, người dân đầu nguồn An Giang, Đồng Tháp thấy chim nhạn trắng bay ra họ rất mừng vì đó là điềm báo lũ rút.
Còn ngư dân thấy chim đại bàng biển chao liệng trên bầu trời kêu từng hồi thống thiết là sắp có bão to. Nếu chúng phát tiếng kêu kắc ca kắc ca vui tai là báo điềm lành có luồng cá, tôm cho ngư dân ra khơi buông lưới. Ở Phú Quốc có 2 loài đại bàng là đại bàng núi và đại bàng biển. Cho nên ngư dân rất ít ai dám bắt đại bàng biển vì đó là đại kỵ.
Cực hơn nuôi con mọn!
Anh Đê vừa đưa bàn tay chim đậu lên liền
Anh Đê nói nếu nuôi đại bàng nên làm chuồng rộng, trong chuồng trải nhiều cát cho đại bàng khi đậu xuống không bươi quào gẫy móng chân. Trong chuồng để sẵn thau nước cho chúng tắm rửa. Còn anh Của - một người bán chim ở thành
phố Tiền Giang cho biết chim đại bàng châu Á non bán cho Hai Đê anh mua từ Campuchia một ổ 3 con! Mỗi năm anh mua lại được 2-4 con chim đại bàng con từ những người đánh bắt chim với giá vài trăm ngàn đồng/con.
Anh Của cho biết chăm sóc đại bàng con còn cực hơn nuôi con mọn nên ít người chịu nuôi chim con. Tuy nói khó kiếm chim non nhưng anh Của vẫn “thòng” một câu rằng cứ ghé chỗ anh chơi để làm quen, có chim
anh cho hay.
Anh Lộc (Phú Quốc, Kiên Giang) từng nuôi hai con đại bàng biển kể một con còn rất nhỏ anh mua lại từ người đi rừng, còn con kia do chính tay anh bắt được. Lộc kể: “Hôm đó ngồi nhậu đột nhiên tôi thấy con chim đại bàng biển khá to cứ bay lượn kêu inh ỏi quanh nhà. Tôi đoán chim đói nên thuận tay ném con cá và nó bay tới chụp liền. Tôi dụ ném tiếp con cá khác, khi nó nhào tới xớt cá tôi nhanh tay chụp ngay chân nó. Chim giãy dụa và mổ rất hung, những bạn nhậu phải xúm lại giúp tôi mới khống chế bắt được đại bàng”. Nuôi được vài năm anh Lộc phóng sinh đôi chim vì thấy tốn kém và quá cực.
Anh Đê vừa đưa bàn tay chim đậu lên liền
Theo anh Lộc tính mỗi ngày phần thức ăn cho đôi chim không dưới 15 ngàn đồng, thêm vào đó dịch cúm gia cầm lăm le xảy ra khiến anh lo ngại. Anh Lộc nói: “Cũng tính nuôi xem đại bàng đẻ được không nhưng sau cùng nghĩ lại chim bị nuôi nhốt làm sao mà đẻ được nên thôi. Hơn nữa nó dữ lắm nên tôi lo sợ con nít tới gần chọc phá xảy ra chuyện không hay”. Tại Phú Quốc thỉnh thoảng
vẫn có người bắt được ổ đại bàng con. Do không có hứng thú nuôi chim vua vả lại nuôi quá tốn kém nên phần đông chim non được bán với giá vài chục hay
vài trăm ngàn đồng/con. Những con chim anh Huệ nuôi đều mua lại từ những người bắt được chim đại bàng. Cách đây khoảng 5 năm anh Huệ phát hiện một nhóm người bắt được chim lớn định làm thịt ăn nên tới xem.
Thấy là chim đại bàng nên anh hỏi mua với giá bạc triệu. Từ đó ai vô tình đánh lưới chim bắt được đại bàng biển đều tìm tới Huệ. Tuy nuôi chim cực nhưng Huệ quyết tâm duy trì bầy chim vua vì hiện nay đại bàng biển còn rất ít ở Phú Quốc. Những việc như chích ngừa, kiểm soát dịch bệnh Huệ đều thực hiện chu đáo. Công việc nuôi dưỡng những loài chim quý hiếm này thật sự có ý nghĩa trong việc bảo tồn các loài chim hoang dã có nguy cơ bị tuyệt chủng
Báo Thanh Niên
Thực ra danh giới ý nghĩa của việc bảo tồn này được xác định là rất khó vì khi "cầu" mua về với mục đích bảo tồn thì lại có "cung", như vậy là lại tiếp tay cho việc săn bắt rồi.
Danh to nhưng...vô thực
Chim đại bàng Phú Quốc
Được mệnh danh là chúa tể các loài chim nhưng khi tìm hiểu về đại bàng chúng tôi không khỏi cảm thán khi loài chim mang bao truyền thuyết ấy giá trị không bằng một con chim kiểng.
Bằng chứng là đây: anh Nguyên (ngụ Buôn Mê Thuột, Đắk Lắk) vừa bán con chim đại bàng hai tuổi rưỡi giá 6 triệu đồng. Đây là con đại bàng anh Nguyên nuôi từ nhỏ, đã thuần hóa không hung dữ, chim cao khoảng 55 cm. Anh Lạc (Đà Lạt) cũng vừa bán con đại bàng con chưa đầy năm tuổi giá 1 triệu đồng. Anh Đạt (ở Hóc Môn, TP.HCM) cũng đang có người cò kè con chim đại bàng giá không quá 7 triệu đồng. Mới đây anh Hai Đê (ở Chợ Lách, Bến Tre) rao bán con chim đại bàng châu Á giá 5 triệu đồng kèm theo lồng nuôi nó.
Anh Đê nói đây là con đại bàng trống, thường con trống màu lông đậm hơn chim mái. Anh cho biết: “Chim này trên 2 năm tuổi nhưng vẫn còn non, cân nặng khoảng 2,5 ký, nghe nói khi trưởng thành nặng 3-4 ký. Hiện nay mỗi ngày tôi cho nó ăn tốn khoảng 4 ngàn đồng, có khi cá vụn, có khi ruột gà vịt, ruột bò… Đôi khi cho đại bàng ăn thêm thịt bò cho nó khỏe. Tôi mua lúc chim còn nhỏ, một ổ gồm 3 con nhưng 2 con kia đã chết bởi yếu quá khó nuôi. Chim thuần hóa từ nhỏ nên rất dạn hơi người, thấy bóng người lạ nó không kêu la hay bay hoảng”.
Rất đông người hiếu kỳ bu quanh lồng xem chim vua của Đê. Nhiều người giơ máy điện thoại di động, máy kỹ thuật số lên chụp hình. Đèn flash chớp lóe sáng liên tục nhưng đại bàng vẫn đứng bình thản rỉa lông hay tròn xoe mắt nhìn chứ không nhảy nháo nhác như những con chim kiểng điệu đà. Khi chiều tà buông chim vua mới trở lại phong độ của kẻ thống lĩnh bầu trời. Nó ngó lên ánh tà dương kêu réc réc liên hồi và xòe rộng đôi cánh như muốn bứt dây xích, phá lồng trở lại núi cao, rừng thẳm.
Anh Đê tháo lồng bước vào tháo dây xích đang quấn nhiều vòng quanh chân chim. Tháo các mắt xích xong anh đưa thẳng cánh tay phải ra, chú đại bàng nhẹ nhàng bay đáp xuống đậu lên tay. Anh Đê nói: “Chim đại bàng hoang dã dữ lắm hay mổ mắt nên người nuôi chỉ thích nuôi chim non hoặc chim đã thuần hóa bởi chúng không mổ bậy chủ nuôi. Người nuôi chim cũng thích may bao da tay để đeo cho chim đậu trên cánh tay tránh bị móng vuốt chúng quào trầy xước.
Đại bàng ngộ lắm, con nào như con nấy, hễ chủ nuôi đưa tay ra là chúng đậu lên tay liền”. Tưởng tôi là khách mua chim nên anh Đê nói anh sẽ viết giấy tay bán chim, bảo đảm không để phát sinh tranh chấp chim nuôi. Riêng về dịch cúm gia cầm anh Đê tư vấn cứ cách năm đem chim đại bàng ra thú y chích sẽ không sao.
Hiện nay việc nuôi đại bàng đang được một số điểm du lịch của tư nhân cũng như của Nhà nước quan tâm do muốn tạo thêm sự đa dạng cho khách tham quan. Ở Cần Thơ có điểm du lịch Đ. nuôi một con đại bàng, mới đây khu du lịch S. lại đang tìm mua chim đại bàng… Nhưng gây ấn tượng nhất là anh Huỳnh Phước Huệ, chủ nhân cơ sở Cội Nguồn (Phú Quốc, Kiên Giang) nuôi dưỡng trên 11 con chim đại bàng biển - còn có tên khác là chim báo bão rất được ngư
dân xem trọng. Vào những năm lũ lớn, người dân đầu nguồn An Giang, Đồng Tháp thấy chim nhạn trắng bay ra họ rất mừng vì đó là điềm báo lũ rút.
Còn ngư dân thấy chim đại bàng biển chao liệng trên bầu trời kêu từng hồi thống thiết là sắp có bão to. Nếu chúng phát tiếng kêu kắc ca kắc ca vui tai là báo điềm lành có luồng cá, tôm cho ngư dân ra khơi buông lưới. Ở Phú Quốc có 2 loài đại bàng là đại bàng núi và đại bàng biển. Cho nên ngư dân rất ít ai dám bắt đại bàng biển vì đó là đại kỵ.
Cực hơn nuôi con mọn!
Anh Đê vừa đưa bàn tay chim đậu lên liền
Anh Đê nói nếu nuôi đại bàng nên làm chuồng rộng, trong chuồng trải nhiều cát cho đại bàng khi đậu xuống không bươi quào gẫy móng chân. Trong chuồng để sẵn thau nước cho chúng tắm rửa. Còn anh Của - một người bán chim ở thành
phố Tiền Giang cho biết chim đại bàng châu Á non bán cho Hai Đê anh mua từ Campuchia một ổ 3 con! Mỗi năm anh mua lại được 2-4 con chim đại bàng con từ những người đánh bắt chim với giá vài trăm ngàn đồng/con.
Anh Của cho biết chăm sóc đại bàng con còn cực hơn nuôi con mọn nên ít người chịu nuôi chim con. Tuy nói khó kiếm chim non nhưng anh Của vẫn “thòng” một câu rằng cứ ghé chỗ anh chơi để làm quen, có chim
anh cho hay.
Anh Lộc (Phú Quốc, Kiên Giang) từng nuôi hai con đại bàng biển kể một con còn rất nhỏ anh mua lại từ người đi rừng, còn con kia do chính tay anh bắt được. Lộc kể: “Hôm đó ngồi nhậu đột nhiên tôi thấy con chim đại bàng biển khá to cứ bay lượn kêu inh ỏi quanh nhà. Tôi đoán chim đói nên thuận tay ném con cá và nó bay tới chụp liền. Tôi dụ ném tiếp con cá khác, khi nó nhào tới xớt cá tôi nhanh tay chụp ngay chân nó. Chim giãy dụa và mổ rất hung, những bạn nhậu phải xúm lại giúp tôi mới khống chế bắt được đại bàng”. Nuôi được vài năm anh Lộc phóng sinh đôi chim vì thấy tốn kém và quá cực.
Anh Đê vừa đưa bàn tay chim đậu lên liền
Theo anh Lộc tính mỗi ngày phần thức ăn cho đôi chim không dưới 15 ngàn đồng, thêm vào đó dịch cúm gia cầm lăm le xảy ra khiến anh lo ngại. Anh Lộc nói: “Cũng tính nuôi xem đại bàng đẻ được không nhưng sau cùng nghĩ lại chim bị nuôi nhốt làm sao mà đẻ được nên thôi. Hơn nữa nó dữ lắm nên tôi lo sợ con nít tới gần chọc phá xảy ra chuyện không hay”. Tại Phú Quốc thỉnh thoảng
vẫn có người bắt được ổ đại bàng con. Do không có hứng thú nuôi chim vua vả lại nuôi quá tốn kém nên phần đông chim non được bán với giá vài chục hay
vài trăm ngàn đồng/con. Những con chim anh Huệ nuôi đều mua lại từ những người bắt được chim đại bàng. Cách đây khoảng 5 năm anh Huệ phát hiện một nhóm người bắt được chim lớn định làm thịt ăn nên tới xem.
Thấy là chim đại bàng nên anh hỏi mua với giá bạc triệu. Từ đó ai vô tình đánh lưới chim bắt được đại bàng biển đều tìm tới Huệ. Tuy nuôi chim cực nhưng Huệ quyết tâm duy trì bầy chim vua vì hiện nay đại bàng biển còn rất ít ở Phú Quốc. Những việc như chích ngừa, kiểm soát dịch bệnh Huệ đều thực hiện chu đáo. Công việc nuôi dưỡng những loài chim quý hiếm này thật sự có ý nghĩa trong việc bảo tồn các loài chim hoang dã có nguy cơ bị tuyệt chủng
Báo Thanh Niên
Thực ra danh giới ý nghĩa của việc bảo tồn này được xác định là rất khó vì khi "cầu" mua về với mục đích bảo tồn thì lại có "cung", như vậy là lại tiếp tay cho việc săn bắt rồi.