Những người mua thóc đãi chim trời
Sau tiếng leng keng phát ra từ ống sắt trên tay anh Cường, hơn 300 con chim bồ câu ở nhà thờ Đức Bà (TP HCM) sà xuống ăn. Gần chục năm nay, anh và những người bạn đã tự bỏ tiền ra mua thóc đãi chim trời.
5h30 sáng, khi nhiều người vẫn chìm trong giấc ngủ, có người đàn ông nhỏ thó, đội mũ cao bồi đi lại vòng quanh nhà thờ Đức Bà, tay cầm chiếc ống sắt lắc đều, phát ra tiếng leng keng. Đó là tín hiệu kêu chim bồ câu đến bữa ăn.
Gần 5 phút sau tín hiệu leng keng, hơn 300 chim bồ câu đủ màu sắc đã sà xuống sân trước mặt nhà thờ Đức Bà để "chén" bữa sáng no nê. Thức ăn của chúng là những hạt thóc, hạt đậu, gạo, có khi là mẩu bánh mỳ...
Người mua thức ăn đãi chim trời là anh Nguyễn Phi Cường (40 tuổi, ngụ Bình Thạnh, TP HCM) cùng những người bạn. Gần 10 năm nay họ thay nhau nuôi đàn chim làm đẹp cho thành phố.
Anh Cường hàng ngày vẫn dậy rất sớm cho đàn bồ câu ăn. Ảnh: Tá Lâm.Anh Cường kể, cách đây 15 năm, người đầu tiên nuôi đàn chim bồ câu này là cụ Ba Lê, làm nghề chụp hình tại quảng trường nhà thờ Đức Bà. Chim bồ câu ngày đó thường đậu bên tòa nhà UBND thành phố, cụ Lê cho ăn, lâu lâu thành quen nên chúng trở về đây trú ngụ.
Năm 2002, cụ Lê mất, ông Điệp (nay đã hơn 60 tuổi), cũng là một người thường xuyên chụp ảnh tại khu vực này thay cụ nuôi chim bồ câu. Lúc cụ Lê mất, còn để lại lời trăng trối cho ông Điệp: "Cố gắng nuôi đàn chim bồ câu thật tốt". Tâm niệm lời dặn của cụ Lê, từ đó hàng ngày ông Điệp chăm bẵm cho đàn chim.
Ba năm sau, trong đợt dịch cúm gia cầm H5N1, đàn chim bồ câu bị săn bắt ráo riết, chỉ còn lại 15 con. Anh Cường bắt đầu âm thầm theo dõi và bảo vệ những con bồ câu còn sót lại ở đây.
"Trước đây không chỉ có con người săn bắt bồ câu mà những chú mèo hoang vẫn thường vồ chúng. Sau một thời gian âm thầm bảo vệ, tôi thấy những con bồ câu này có chỗ để ấp nở. Trong lòng tôi nảy ra ý định nuôi chúng phát triển", anh tâm sự.
Hiện tại, đàn chim bồ câu do anh Cường và những người bạn nuôi đã tới trên 300 con. Vào các buổi sáng, anh Cường cho chim ăn, vào buổi trưa và chiều, anh sẽ giao lại cho hai người bạn. Một bữa ăn của đàn bồ câu hết 4 kg thóc (một ngày hết 12 kg, tương đương 70.000 đồng). Số tiền mua thóc do anh Cường và một số người bạn yêu thích bồ câu gom góp lại.
"Bớt ăn, bớt nhậu một tháng cũng được hơn triệu bạc mua thóc cho chúng. Tôi thương những con chim trời này như máu thịt, như chính đứa con của mình vậy. Có lần một người khách vào nhà hỏi mua 40.000 đồng một con, tôi đuổi thẳng. Tôi nuôi không phải để bán mà để làm đẹp cho thành phố", anh chia sẻ.
Gia đình anh Quốc Cường, chị Lan (nhà ở quận 3) sáng sớm vẫn thường đưa con ra đây cho chim ăn. Ảnh: Tá Lâm.Qua thời gian, anh Cường dạy bồ câu những thói quen để tiện chăm sóc. Khi anh huýt sáo, lắc hộp sắt phát ra tiếng leng keng là để gọi chim đến, còn khi anh vỗ tay, đàn chim sẽ vỗ cánh bay lên đậu trên nóc nhà thờ Đức Bà và Bưu điện Trung tâm Sài Gòn...
"Những con bồ câu này sống được 8 đến 10 năm. Khi lên 3 tuổi, chúng rất thông minh. Dù bay đi đâu thì đến giờ ăn nó sẽ bay về. Tôi thấy ở các thành phố lớn trên thế giới đều có những đàn bồ câu rất đẹp, tại sao nước mình lại không nuôi được?", anh Cường hồ hởi.
Giọng người đàn ông trùng xuống khi cho hay tuần qua, đàn bồ câu ở đây đã bị nhóm công nhân bắt giết thịt làm mồi nhậu, thậm chí trứng bồ câu cũng bị lấy. Họ đã giết gần 100 con, kể cả những con còn đỏ hỏn khiến anh đau nhói, uất ức, nhiều lần cự cãi nhưng không kết quả.
Cùng chăm sóc đàn bồ câu ở nhà thờ Đức Bà còn có một số công nhân, nhân viên văn phòng, sinh viên, học sinh, thậm chí cả gia đình. Họ lớn lên gắn liền cùng đàn chim.
Như anh Đen (24 tuổi, quê Sóc Trăng), cứ đều đặn một ngày 2 lần vào lúc 11h sáng và 3h chiều đến thay anh Cường đưa thóc cho đàn bồ câu. Lên Sài Gòn được 8 năm, hàng ngày anh bán nước bên cạnh nhà thờ Đức Bà, lấy việc nuôi chim làm niềm đam mê.
"Nhiều lần, có người đến đây thuê bồ câu để quay phim, chụp ảnh, họ trả nhiều tiền nhưng mình không nhận. Thế nên những lần như thế họ thường mua thức ăn cho chúng. Mình nuôi chim trời xuất phát từ niềm yêu thích chim bồ câu, chứ không vì lợi ích cá nhân", anh chia sẻ.
Hai sinh viên ĐH Sài Gòn Tech chăm sóc chim. Ảnh: Tá Lâm.Hay như vợ chồng anh Quốc Cường và chị Tuyết Lan (quận 3, TP HCM), mỗi sáng đưa con đến trường, cả nhà thường ghé vào nơi bán gạo, mua nửa cân đến cho đàn chim ăn.
"Mỗi khi làm việc này, tôi thấy niềm vui hiện lên rất rõ trên khuôn mặt con gái. Thấy con vui là vợ chồng tôi cũng vui. Tôi thường dạy con, bồ câu biểu tượng cho hòa bình, cho những điều tốt đẹp, bé vui lắm. Tuổi thơ con gái tôi gắn liền với đàn bồ câu ở đây", anh Cường chia sẻ.
Còn chị Bích Loan (24 tuổi, nhân viên Xuất nhập khẩu một công ty ở quận 1) chỉ vào chú bồ câu nhỏ, cổ có chùm lông ánh tím reo lên: "Con chim của em kìa". Chị cho biết, đã gắn liền với những chú chim này hơn một năm. Cứ sáng sớm đi làm là chị đến cho chúng ăn, nhìn chúng bay lượn.
Không tiếp xúc lâu như Loan, Đức Duy (19 tuổi) và bạn gái Thanh Hòa (20 tuổi), sinh viên ĐH Sài Gòn Tech vừa mới biết ở nhà thờ Đức Bà có một đàn chim đẹp. "Mình đưa em gái đi học qua đây, thấy mọi người ngồi xem chim ăn rất đông. Thấy vui vui nên mình mua thóc, rủ cả bạn gái ra đây cho chúng ăn. Bắt đầu ngày mới bằng một việc như thế này thật ý nghĩa, thấy trong lòng nhẹ tênh", Duy chia sẻ.
Sau tiếng leng keng phát ra từ ống sắt trên tay anh Cường, hơn 300 con chim bồ câu ở nhà thờ Đức Bà (TP HCM) sà xuống ăn. Gần chục năm nay, anh và những người bạn đã tự bỏ tiền ra mua thóc đãi chim trời.
5h30 sáng, khi nhiều người vẫn chìm trong giấc ngủ, có người đàn ông nhỏ thó, đội mũ cao bồi đi lại vòng quanh nhà thờ Đức Bà, tay cầm chiếc ống sắt lắc đều, phát ra tiếng leng keng. Đó là tín hiệu kêu chim bồ câu đến bữa ăn.
Gần 5 phút sau tín hiệu leng keng, hơn 300 chim bồ câu đủ màu sắc đã sà xuống sân trước mặt nhà thờ Đức Bà để "chén" bữa sáng no nê. Thức ăn của chúng là những hạt thóc, hạt đậu, gạo, có khi là mẩu bánh mỳ...
Người mua thức ăn đãi chim trời là anh Nguyễn Phi Cường (40 tuổi, ngụ Bình Thạnh, TP HCM) cùng những người bạn. Gần 10 năm nay họ thay nhau nuôi đàn chim làm đẹp cho thành phố.
Năm 2002, cụ Lê mất, ông Điệp (nay đã hơn 60 tuổi), cũng là một người thường xuyên chụp ảnh tại khu vực này thay cụ nuôi chim bồ câu. Lúc cụ Lê mất, còn để lại lời trăng trối cho ông Điệp: "Cố gắng nuôi đàn chim bồ câu thật tốt". Tâm niệm lời dặn của cụ Lê, từ đó hàng ngày ông Điệp chăm bẵm cho đàn chim.
Ba năm sau, trong đợt dịch cúm gia cầm H5N1, đàn chim bồ câu bị săn bắt ráo riết, chỉ còn lại 15 con. Anh Cường bắt đầu âm thầm theo dõi và bảo vệ những con bồ câu còn sót lại ở đây.
"Trước đây không chỉ có con người săn bắt bồ câu mà những chú mèo hoang vẫn thường vồ chúng. Sau một thời gian âm thầm bảo vệ, tôi thấy những con bồ câu này có chỗ để ấp nở. Trong lòng tôi nảy ra ý định nuôi chúng phát triển", anh tâm sự.
Hiện tại, đàn chim bồ câu do anh Cường và những người bạn nuôi đã tới trên 300 con. Vào các buổi sáng, anh Cường cho chim ăn, vào buổi trưa và chiều, anh sẽ giao lại cho hai người bạn. Một bữa ăn của đàn bồ câu hết 4 kg thóc (một ngày hết 12 kg, tương đương 70.000 đồng). Số tiền mua thóc do anh Cường và một số người bạn yêu thích bồ câu gom góp lại.
"Bớt ăn, bớt nhậu một tháng cũng được hơn triệu bạc mua thóc cho chúng. Tôi thương những con chim trời này như máu thịt, như chính đứa con của mình vậy. Có lần một người khách vào nhà hỏi mua 40.000 đồng một con, tôi đuổi thẳng. Tôi nuôi không phải để bán mà để làm đẹp cho thành phố", anh chia sẻ.
"Những con bồ câu này sống được 8 đến 10 năm. Khi lên 3 tuổi, chúng rất thông minh. Dù bay đi đâu thì đến giờ ăn nó sẽ bay về. Tôi thấy ở các thành phố lớn trên thế giới đều có những đàn bồ câu rất đẹp, tại sao nước mình lại không nuôi được?", anh Cường hồ hởi.
Giọng người đàn ông trùng xuống khi cho hay tuần qua, đàn bồ câu ở đây đã bị nhóm công nhân bắt giết thịt làm mồi nhậu, thậm chí trứng bồ câu cũng bị lấy. Họ đã giết gần 100 con, kể cả những con còn đỏ hỏn khiến anh đau nhói, uất ức, nhiều lần cự cãi nhưng không kết quả.
Cùng chăm sóc đàn bồ câu ở nhà thờ Đức Bà còn có một số công nhân, nhân viên văn phòng, sinh viên, học sinh, thậm chí cả gia đình. Họ lớn lên gắn liền cùng đàn chim.
Như anh Đen (24 tuổi, quê Sóc Trăng), cứ đều đặn một ngày 2 lần vào lúc 11h sáng và 3h chiều đến thay anh Cường đưa thóc cho đàn bồ câu. Lên Sài Gòn được 8 năm, hàng ngày anh bán nước bên cạnh nhà thờ Đức Bà, lấy việc nuôi chim làm niềm đam mê.
"Nhiều lần, có người đến đây thuê bồ câu để quay phim, chụp ảnh, họ trả nhiều tiền nhưng mình không nhận. Thế nên những lần như thế họ thường mua thức ăn cho chúng. Mình nuôi chim trời xuất phát từ niềm yêu thích chim bồ câu, chứ không vì lợi ích cá nhân", anh chia sẻ.
"Mỗi khi làm việc này, tôi thấy niềm vui hiện lên rất rõ trên khuôn mặt con gái. Thấy con vui là vợ chồng tôi cũng vui. Tôi thường dạy con, bồ câu biểu tượng cho hòa bình, cho những điều tốt đẹp, bé vui lắm. Tuổi thơ con gái tôi gắn liền với đàn bồ câu ở đây", anh Cường chia sẻ.
Còn chị Bích Loan (24 tuổi, nhân viên Xuất nhập khẩu một công ty ở quận 1) chỉ vào chú bồ câu nhỏ, cổ có chùm lông ánh tím reo lên: "Con chim của em kìa". Chị cho biết, đã gắn liền với những chú chim này hơn một năm. Cứ sáng sớm đi làm là chị đến cho chúng ăn, nhìn chúng bay lượn.
Không tiếp xúc lâu như Loan, Đức Duy (19 tuổi) và bạn gái Thanh Hòa (20 tuổi), sinh viên ĐH Sài Gòn Tech vừa mới biết ở nhà thờ Đức Bà có một đàn chim đẹp. "Mình đưa em gái đi học qua đây, thấy mọi người ngồi xem chim ăn rất đông. Thấy vui vui nên mình mua thóc, rủ cả bạn gái ra đây cho chúng ăn. Bắt đầu ngày mới bằng một việc như thế này thật ý nghĩa, thấy trong lòng nhẹ tênh", Duy chia sẻ.
Tá Lâm