• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Những con vật hy sinh cho khoa học

Mổ xẻ động vật sống (vivisection) là một trong những phương pháp có từ thời xưa để kiểm tra những lý thuyết khi áp dụng vào thế giới sinh vật. Hướng nghiên cứu khoa học này xuất hiện từ đầu thế kỷ 17 như một bộ phận cần thiết của sinh học và y học. Thời đó triết lý của René Descartes thống trị xã hội, cho rằng vì súc vật không có linh hồn nên với chúng muốn làm gì thì làm.

Cuộc đấu tranh rất quyết liệt của những người chống lại việc dùng động vật làm thí nghiệm đã đưa đến việc nhiều nước đã phải thông qua một đạo luật về đạo đức sinh học.

Thực nghiệm "gây thất vọng sâu sắc"


Những ý kiến nghiêm túc và gay gắt về việc bảo vệ quyền của súc vật bắt đầu được đưa ra từ những năm 1960, ngay sau khi người ta công bố những kết quả thực nghiệm "gây thất vọng sâu sắc”. Các nhà khoa học lúc đó chứng minh rằng sự ngăn cách khỏi đồng loại cũng tác động lên những con vật giống hệt như đối với con người.

Nhà tâm lý học Mỹ Harlow Naggu tách một số tinh tinh con ra khỏi mẹ để nuôi riêng, nhốt vào trong những chiếc lồng hẹp, hoàn toàn cô độc. Những con tinh tinh con ông dùng làm thí nghiệm là những con gắn bó với mẹ nhất. Một năm sau, ông thả cho chúng được tự do và theo dõi hành vi của nó
Quan sát nhiều trường hợp, ông phát hiện chúng đều có những triệu chứng sai lệch về mặt tâm lý

.Trên cơ sở đó Harlow đi đến kết luận là những con vật con, ngay cả được sống trong những điều kiện thuận lợi nhất cũng không tránh được bị trầm cảm.

Dư luận công chúng đã vô cùng phẫn nộ vì những thí nghiệm quá tàn bạo để chứng minh cho những điều mà kết quả không đáng phải lấy đi sinh mạng một con vật, thậm chí do sai lầm của thực nghiệm.

Cuộc đấu tranh rất quyết liệt của những người chống lại việc dùng động vật làm thí nghiệm đã đưa đến việc nhiều nước đã phải thông qua một đạo luật về đạo đức sinh học để hạn chế hoạt động của những nhà nghiên cứu y sinh sau những công bố của Harlow.

Sắc đẹp cũng cần sự hy sinh

Lĩnh vực sử dụng nhiều động vật thí nghiệm nhất là mỹ phẩm.

Lĩnh vực sử dụng nhiều động vật thí nghiệm nhất là công nghiệp mỹ phẩm. Chỉ trong phòng thí nghiệm của một công ty mỹ phẩm mỗi năm đã giết chết 20 đến 50 nghìn con chuột, chó, thỏ, mèo. Riêng để xác định mức độ an toàn của một loại nước nước hoa thôi cũng năm, bảy vạn con vật phải hiến thân.

Thử nghiệm Drise là để xác định độ an toàn của một loại thuốc dùng cho mắt. Để có được kết quả này, người ta đã nhỏ thuốc với lượng khác nhau ở các nồng độ hoạt chất khác nhau lên mắt hàng trăm con thỏ rồi quan sát phản ứng của chúng. Một số bị chết, môt số khác bị mù, những con còn sống được dùng để xác định nồng độ an toàn của thuốc đối với thị giác.

Thử nghiệm cơ bản thứ hai là “liều gây chết” LD50 của một chất nào đó. Nhiều loài khác nhau được huy động vào thử nghiệm này. Вằng các cách khác nhau, người ta xác định liều gây chết khi tiếp xúc trên da, theo đường ruột, đường máu, đường hô hấp…

Các con vật cứ bị cưỡng bức “nhồi nhét” chất cần thử nghiệm vào cơ thể theo những con đường khác nhau với liều lượng khác nhau cho tới khi nào một nửa số lượng trong một lô động vật thí nghiệm nào đó bị ngạt thở, bị co giật, bị giãy chết. Cái “ngưỡng” chất gây ra điều đó được ghi lại và gọi là “liều chí tử 50 phần trăm” và đưa vào các tính toán thống kê...
Khỉ nghiện cocain

Đối tượng nghiên cứu là khỉ.

Năm 1969 các nhà khoa học Mỹ nghiên cứu tác động của các chất gây nghiện đối với sinh vật. Mục đích của thí nghiệm là tìm ra những phương pháp cai nghiện cho người.

Đối tượng của nghiên cứu là khỉ. Những người anh em tội nghiệp của chúng ta buộc phải nghiện ma tuý dù là cocain, morphin, hay codein, amphetamin. Sau khi các con vật này đã biết cách tự “tiêm chích” cho mình, họ để lại một lượng ma tuý để chúng tự do lấy và tự dùng để thoả mãn cơn nghiện của mình.

Một số các con vật đã bỏ trốn cuối cùng lại mò về vì cơn nghiện kéo chúng quay trở lại. Những con khác tự tăng liều lượng chất ma tuý và đã dẫn tới hê thần kinh bị phá huỷ. Những con khỉ nghiện cocain tỏ ra bị ảo giác rất mạnh – chúng phá phách trong những cơn kinh giật, những ngón tay toé máu.

Còn những con vật bị buộc phải nghiện amphetamin tự nhổ hết lông, trên mình chúng be bét máu me.

Các nghiên cứu cho thấy rằng tất cả những con khỉ phải tiếp nhận đồng thời hai loại ma tuý trở lên đều bị chết sau hai tuần.

Những kết quả cuối cùng của loạt thí nghiệm kiểu như thế quả thật là “bi thảm”và quá nhỏ bé so với những gì có thể hình dung để kiểm tra tác dụng của ma tuý và đưa đến một ứng dụng nào đó có ý nghĩa.

Người ta đã nghiên cứu ảnh hưởng của chất ma tuý rất mạnh là LSD đến cơ thể người trong khuôn khổ quân sự. Để thực hiện mục tiêu này, chất hướng thần đã được đưa vào voi để nghiên cứu phản ứng của chúng.

Những con voi bị tiêm LSD mất khả năng định hướng, đi đứng loạng choạng và không phản ứng được với môi trường xung quanh. Mặc dù vậy, thí nghiệm được đánh giá là… thành công và vài tháng sau, thí nghiệm ấy được lặp lại với đối tượng là… con người.
 
Top