Những 'bậc thầy' hóa trang
Cập nhật lúc 14:29, Thứ Sáu, 17/07/2009 (GMT+7)
,
Cần một chút tập trung để xác định sự hiện diện của những sinh vật mà nghệ thuật ngụy trang đã đạt đến trình độ bậc thầy, chùm ảnh của Christian Ziegle sẽ khiến chúng ta thích thú và kinh ngạc...
Ba con cóc có lớp da “lá mục” này hầu như biến mất trong đất rừng Panama. Để tồn tại trong rừng nhiệt đới, nơi loài này trở thành thức ăn cho loài khác, thường đòi hỏi những thủ thuật để đánh lừa con mắt kẻ săn mồi.
Loài nhện Deinopis dài, gầy đét và màu sắc ngụy trang y hệt lá cọ khô.
Có lẽ phải nhìn đến lần thứ 2, thậm chí thứ 3 để nhận ra chiếc que di động này - bọ Lonchode Jejunus.
Châu chấu Acanthodis curvidens có độ dài bằng một ngón trỏ ngụy trang như lớp vỏ cây rêu mốc. Không chỉ vậy, loài côn trùng này phải giữ mình bất động suốt ngày để ẩn mình.
Chim săn mồi sẽ bị thu hút bởi sự đong đưa của lá cờ đỏ rực nơi chân của con bọ đậu trên hoa Passiflora. Con bọ cố làm chệch hướng cú mổ của con mồi vào phần chi không quan trọng thay vì vào phần thân sống còn của nó
Châu chấu Mimetica giống một chiếc lá với những đốm nâu và cạnh hình chữ V, hai chân như hai nhánh nhỏ có thể tránh khỏi mọi sự chú ý. Tuy nhiên, kĩ thuật ngụy trang bậc nhất đôi lúc cũng thất bại. Béo bở, giàu protein và không độc hại, châu chấu voi bị lùng bắt bởi những loài tinh mắt như khỉ, chim, thằn lằn, ếch và rắn.
Sự cải trang khéo léo giúp loài sâu bướm Periphoba Arcaei đánh lạc hướng kẻ thù. Cái đầu giả hoàn hảo cùng với một cặp râu giả sẽ dụ kẻ thù tấn công vào phần sau của nó. Giả sử trò bịp này thất bại, gai trên đầu thật của con sâu bướm cũng sẽ khiến kẻ thù phải phun nó ra ngay lập tức.
Đối với loài kí sinh giun tròn, mục đích của việc ngụy trang không phải là để lẩn trốn mà là để... bị ăn. Khi xâm nhập vào con kiến, nó sẽ biến phần sau của khổ chủ thành màu đỏ nổi bật như một quả chín. Loài chim ăn “quả chín” hấp dẫn này, đồng thời ăn phải trứng loài kí sinh và giúp loài này phát tán qua phân chim. Vòng tuần hoàn sinh trưởng của loài kí sinh lại tiếp tục khi loài kiến ăn phải thứ phân này.
Một hóa thạch tìm thấy gần đây tại Đức cho thấy loài bọ ngựa này rất ít biến đổi trong suốt 47 triệu năm qua. Phyllium giganteum là loài lớn nhất trong hàng ngàn loài cánh lá với chiều dài có thể đạt 4 inch
Loài cú săn đêm này vào ban ngày có màu lông hòa trộn với cảnh vật xung quanh.
Loài bọ ngựa “lá mục” Deroplatys trigonodera khác hẳn họ hàng màu xanh lá của nó. Bề ngoài tiến hóa của nó trông như một chiếc lá mục rữa lẫn vào đất rừng nhiệt đới. Với cặp mắt kép lồ lộ và khả năng ngụy trang của mình, bọ ngựa “lá mục” thật sự là một kẻ săn mồi chuyên nghiệp và... thảnh thơi nhất. Ẩn nấp, rồi sau một cú phóng nhanh như chớp, đôi chân trước đầy gai của bọ ngựa “lá mục” sẽ cắt toạc những con mồi thiếu cảnh giác.
Cập nhật lúc 14:29, Thứ Sáu, 17/07/2009 (GMT+7)
,
Cần một chút tập trung để xác định sự hiện diện của những sinh vật mà nghệ thuật ngụy trang đã đạt đến trình độ bậc thầy, chùm ảnh của Christian Ziegle sẽ khiến chúng ta thích thú và kinh ngạc...
- Chi Giao (theo National Geographic)