hchungkt80
Dịch giả Vietpet
Khác hẳn với tiếng ầm ì đơn điệu ở thành phố, nguồn âm thanh ở nông thôn đầy cung bậc. Đầu làng cuối xóm, ai mà không thường xuyên nghe tiếng gà.
Ở thành phố, nhà mái bằng, nhà tầng san sát, vững chắc như thành trì. Khi mưa to gió lớn, đóng kín cửa, bặt đi tiếng ồn ã của phố phường, chỉ còn nhận biết giông tố ngoài trời qua tiếng gió rít khe tường, tiếng nước mưa đập vào mái tôn ào ào. Đó là lúc trong tâm trí người xa nông thôn lên thành phố lâu ngày vang lên những âm thanh từ quá khứ.
Ở nông thôn,những người thao thức còn nghe tiếng gà sang canh với bao tâm trạng. "Gà gáy nước lên" lúc nửa đêm về sáng báo hiệu dòng sông chuyển mình. Tiếng gà gáy sáng từ dạo khúc chậm rãi, thưa thớt ban đầu rồi cất lên dồn dập đem lại cảm giác về sự hào sảng. Những con gà bước ra khỏi cái chuồng tù túng để được dang chân, vỗ cánh, vươn cao cổ gáy một hồi cho hả hê, nhẹ nhõm. Chúng đua nhau thi thố, “tức nhau tiếng gáy” chính là lúc này đây.
Gà nhà này gáy, gà nhà kia gáy, gà xóm gần gáy, gà xóm xa gáy. Dường như con nào cũng muốn khoe “trường cổ đại thanh”, phô giọng điệu của riêng mình.
Tiếng gà giục bông lúa uốn câu, giục con trâu ra đồng. Ảnh minh họa.
Bản đồng ca gà gáy sáng đó khiến ít ai có thể nằm lì không bật dậy mở cửa đón tia nắng sớm mai, đón làn khí trong trẻo, mát rượi của đất trời, cỏ cây hoa lá. Một ngày mới sao mà dễ chịu! Cậu bé Trần Đăng Khoa ở Hải Dương năm nào đã nói hộ cảm xúc của nhiều người sau khi nghe tiếng gà gáy sáng: "Tiếng gà/Giục quả na/Mở mắt/Tròn xoe/.../Giục con trâu/Ra đồng/Giục đàn sao/Trên trời/Chạy trốn/Gọi ông trời/Nhô lên/Rửa mặt/Ôi bốn bề/Bát ngát/Tiếng gà/Ò...ó...o/Ò...ó...o".
Xen lẫn tiếng gà gáy buổi sớm là tiếng chim vui vẻ, tươi tắn và trong trẻo như những hạt sương. So với tiếng gà, tiếng chim thánh thót hơn, nhiều giọng điệu, cung bậc hơn: có tiếng hót vút cao lảnh lót, ngọt ngào, điệu nghệ, có tiếng hót bày đàn hòa đồng nghe ríu rít, rộn vui cả một góc vườn. Chim sâu vừa nhảy nhót chuyền cành, vừa kiếm mồi, vừa kêu tích tích; chim họa mi uốn lưỡi hót giọng trong vắt; chim cu gáy gật gật cái cổ cườm, gù “cúc cù cu...”. Chim khiếu, chim chào mào, chim vành khuyên, chim chích chòe…, bao nhiêu thứ chim, bấy nhiêu giọng điệu, tiếng hót đầy ắp cả không gian.
Nói đến những âm thanh vang vọng đêm ngày ở nông thôn, người ta không thể quên tiếng chó sủa. Ban đêm, tiếng chó sủa cầm chừng, thủng thẳng, bâng quơ được gọi là chó cắn hóng. Khi chó sủa dồn dập, quyết liệt, dữ dội, quả nhiên có sự lạ trong xóm làng.
Ngoài tiếng gà gáy, tiếng chim hót, tiếng chó sủa, người ta còn được nghe tiếng lợn kêu eng éc vang động cả làng trên xóm dưới những ngày áp Tết... Tiếng lợn kêu là tín hiệu no đủ của làng xóm những ngày cuối năm.
Đêm xuống, tiếng mõ chùa vang vọng, điểm nhịp đều như giãi bày, như khuyên răn, như nhắc nhở con người hướng thiện, thoát khỏi điều ô trọc… Tiếng mõ chùa là âm thanh của vĩnh hằng, của bình yên giữa thế gian vô cùng vô tận.
Vũ Văn Lâu
Ở thành phố, nhà mái bằng, nhà tầng san sát, vững chắc như thành trì. Khi mưa to gió lớn, đóng kín cửa, bặt đi tiếng ồn ã của phố phường, chỉ còn nhận biết giông tố ngoài trời qua tiếng gió rít khe tường, tiếng nước mưa đập vào mái tôn ào ào. Đó là lúc trong tâm trí người xa nông thôn lên thành phố lâu ngày vang lên những âm thanh từ quá khứ.
Ở nông thôn,những người thao thức còn nghe tiếng gà sang canh với bao tâm trạng. "Gà gáy nước lên" lúc nửa đêm về sáng báo hiệu dòng sông chuyển mình. Tiếng gà gáy sáng từ dạo khúc chậm rãi, thưa thớt ban đầu rồi cất lên dồn dập đem lại cảm giác về sự hào sảng. Những con gà bước ra khỏi cái chuồng tù túng để được dang chân, vỗ cánh, vươn cao cổ gáy một hồi cho hả hê, nhẹ nhõm. Chúng đua nhau thi thố, “tức nhau tiếng gáy” chính là lúc này đây.
Gà nhà này gáy, gà nhà kia gáy, gà xóm gần gáy, gà xóm xa gáy. Dường như con nào cũng muốn khoe “trường cổ đại thanh”, phô giọng điệu của riêng mình.
Bản đồng ca gà gáy sáng đó khiến ít ai có thể nằm lì không bật dậy mở cửa đón tia nắng sớm mai, đón làn khí trong trẻo, mát rượi của đất trời, cỏ cây hoa lá. Một ngày mới sao mà dễ chịu! Cậu bé Trần Đăng Khoa ở Hải Dương năm nào đã nói hộ cảm xúc của nhiều người sau khi nghe tiếng gà gáy sáng: "Tiếng gà/Giục quả na/Mở mắt/Tròn xoe/.../Giục con trâu/Ra đồng/Giục đàn sao/Trên trời/Chạy trốn/Gọi ông trời/Nhô lên/Rửa mặt/Ôi bốn bề/Bát ngát/Tiếng gà/Ò...ó...o/Ò...ó...o".
Xen lẫn tiếng gà gáy buổi sớm là tiếng chim vui vẻ, tươi tắn và trong trẻo như những hạt sương. So với tiếng gà, tiếng chim thánh thót hơn, nhiều giọng điệu, cung bậc hơn: có tiếng hót vút cao lảnh lót, ngọt ngào, điệu nghệ, có tiếng hót bày đàn hòa đồng nghe ríu rít, rộn vui cả một góc vườn. Chim sâu vừa nhảy nhót chuyền cành, vừa kiếm mồi, vừa kêu tích tích; chim họa mi uốn lưỡi hót giọng trong vắt; chim cu gáy gật gật cái cổ cườm, gù “cúc cù cu...”. Chim khiếu, chim chào mào, chim vành khuyên, chim chích chòe…, bao nhiêu thứ chim, bấy nhiêu giọng điệu, tiếng hót đầy ắp cả không gian.
Nói đến những âm thanh vang vọng đêm ngày ở nông thôn, người ta không thể quên tiếng chó sủa. Ban đêm, tiếng chó sủa cầm chừng, thủng thẳng, bâng quơ được gọi là chó cắn hóng. Khi chó sủa dồn dập, quyết liệt, dữ dội, quả nhiên có sự lạ trong xóm làng.
Ngoài tiếng gà gáy, tiếng chim hót, tiếng chó sủa, người ta còn được nghe tiếng lợn kêu eng éc vang động cả làng trên xóm dưới những ngày áp Tết... Tiếng lợn kêu là tín hiệu no đủ của làng xóm những ngày cuối năm.
Đêm xuống, tiếng mõ chùa vang vọng, điểm nhịp đều như giãi bày, như khuyên răn, như nhắc nhở con người hướng thiện, thoát khỏi điều ô trọc… Tiếng mõ chùa là âm thanh của vĩnh hằng, của bình yên giữa thế gian vô cùng vô tận.
Vũ Văn Lâu