hchungkt80
Dịch giả Vietpet
(Tin tuc 24h) - Cái chết thảm thương của chú voi Păk Cú một lần nữa khiến dư luận phẫn nộ. Chú voi bị cắt đuôi, trên mình có nhiều vết chém dã man gây nhiễm trùng. Câu chuyện của ông Y Thiêm Byă ở buôn Trí A, xã Krông Ana, Buôn Đôn, Đắk Lắk một lần nữa được nhắc lại, vẫn đau đớn và nhức nhối.
Họ dùng voi như chạy xe máy!
Con voi Pạc Ngui của ông quỵ xuống vào năm 2001 vì con cháu trong gia đình dùng nó như lũ thanh niên sử dụng xe máy bây giờ. Có nghĩa là bất kỳ một việc gì họ cũng dùng đến voi.
Ông kể, ban đêm voi Pạc Ngui phải đi kéo gỗ (tất nhiên là gỗ lậu) vì người ta thuê với giá cao! Ban ngày phải, nó chở khách du lịch từ 26-34 lượt/tuần.
“Thử hỏi lấy đâu sức mà voi trụ nổi. Vì thế, nó phải quỵ xuống. Đó là con voi đầu tiên của Buôn Đôn phải trả giá” – Ông Y Thiêm nói.
Tưởng rằng, sau lễ khóc voi, cộng đồng người M’nông ở đây sẽ “tỉnh” ra, thương và đối xử với voi như luật tục quy định, nhưng không, ông Thiêm kể tiếp.
“Phải xem voi như một thành viên trong cộng đồng. Cho voi nghỉ ngơi trong rừng từ lúc ông mặt trời xuống núi ở phía Tây và thức dậy ở phía Đông. Những khi nước mắt voi chảy xuống, là khi có biểu hiện của bệnh tật, phải để voi trong rừng cả tháng, thậm chí cả năm để nó tự tìm lá cây rừng để chữa bệnh. Vậy mà…”
Chỉ tính trong năm 2009-2010, đã có thêm 6 con voi chịu chung số phận như voi Pạc Ngui. Mới đây nhất là cái chết thảm thương của voi Păk Cú.
“Dù nước mắt voi đã chảy, người ta vẫn đánh voi đi kiếm tiền cả ngày lẫn đêm, bất chấp luật tục của ông bà” – ông Y Thiêm ngậm ngùi.
Người dân không nghe chuyện bảo vệ voi
Theo quan sát của các thành viên trong Ban nghiên cứu, khảo sát và đánh giá hiện trạng đàn voi nhà ở Đắk Lắk, thuộc Dự án bảo tồn voi của tỉnh này, trong số 56 con voi hiện còn, không có con nào là không bị xâm hại, nhất là phần lông đuôi. Nhiều con bị cụt đuôi làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và mọi hoạt động liên quan đến quá trình sinh tồn.
Thạc sĩ Nguyễn Thị Lý, trường ĐH Tây Nguyên, thành viên Ban nghiên cứu Dự án Bảo tồn đàn voi nhà Đắk Lắk nói thêm, voi được sử dụng, khai thác trong du lịch từ lâu đã vượt ra khỏi sự kiểm soát, quản lý của cơ quan có trách nhiệm cũng như tình cảm, nhận thức về văn hoá voi của chính chủ nhân nó.
Với phương thức “ăn chia” 5-5, có nơi 4-6 cho một lượt voi chở khách, chủ voi và đơn vị sử dụng voi cứ thế bỏ tiền vào túi, mà chẳng ai mảy may quan tâm đến đời sống với những nhu cầu tối thiểu của voi là gì, khiến đàn voi ở đây ngày thêm giảm sút.
Voi rừng mẹ chết đầu năm 2010
Voi con bị bắn hạ đầu năm 2010
Vì vậy, tháng 3/2010, trong “Tuần lễ văn hoá voi” được tổ chức tại Đắk Lắk với tâm điểm là vùng đất nổi danh về nghề săn bắt, thuần dưỡng voi Buôn Đôn được chọn làm tâm điểm, ông Trần Sỹ Thanh, lúc đó là Phó chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Lễ hội (nay là Phó Bí thư Tỉnh uỷ Đắk Lắk) đã kêu gọi hãy thay đổi cách ứng xử với đàn voi nhà (cũng như voi rừng).
Ông Thanh nói, nên đi vào khai thác, giới thiệu và quảng bá văn hoá voi trong đời sống các cộng đồng dân tộc bản địa thông qua các nghi lễ, nghi thức (cúng sức khoẻ cho voi, tái hiện lễ voi nhập buôn, kể công voi, khóc voi…) nhiều hơn, ý nghĩa hơn, thay vì chỉ chăm chăm bóc lột voi trong hoạt động du lịch như trước đây và hiện nay.
Tiếc thay, thông điệp ấy dường như không được đón nhận. Hoặc vì việc tổ chức thực hiện lời kêu gọi trên của ông Thanh không được quan tâm đến nơi, đến chốn; hoặc vì một cơ chế, hay nói đúng hơn là chủ trương bảo tồn đàn voi ở đây chưa được xây dựng, triển khai đúng mức và kịp thời.
Theo con số thống kê của cơ quan chức năng, đàn voi nhà ở Đắk Lắk chỉ còn 56 con. Con số này trong giai đoạn 1975-1978 là trên 250, sau đó từ năm 1979- 1985 tụt xuống dưới 200 con và trong những năm tiếp theo, cứ thế số lượng cá thể đàn voi nhà ở đây giảm dần, cho đến nay chỉ còn lại con số nêu trên.
Đàn voi rừng cũng đang đứng trước nhiều thách thức. Hai trong số 7 con voi rừng trên địa bàn Ea Súp, Cư M’gar bị bắn hạ vào những ngày cuối năm 2010 để lấy ngà, lông đuôi, chân và một số bộ phận khác để bán.
Họ dùng voi như chạy xe máy!
Con voi Pạc Ngui của ông quỵ xuống vào năm 2001 vì con cháu trong gia đình dùng nó như lũ thanh niên sử dụng xe máy bây giờ. Có nghĩa là bất kỳ một việc gì họ cũng dùng đến voi.
Ông kể, ban đêm voi Pạc Ngui phải đi kéo gỗ (tất nhiên là gỗ lậu) vì người ta thuê với giá cao! Ban ngày phải, nó chở khách du lịch từ 26-34 lượt/tuần.
“Thử hỏi lấy đâu sức mà voi trụ nổi. Vì thế, nó phải quỵ xuống. Đó là con voi đầu tiên của Buôn Đôn phải trả giá” – Ông Y Thiêm nói.
Tưởng rằng, sau lễ khóc voi, cộng đồng người M’nông ở đây sẽ “tỉnh” ra, thương và đối xử với voi như luật tục quy định, nhưng không, ông Thiêm kể tiếp.
“Phải xem voi như một thành viên trong cộng đồng. Cho voi nghỉ ngơi trong rừng từ lúc ông mặt trời xuống núi ở phía Tây và thức dậy ở phía Đông. Những khi nước mắt voi chảy xuống, là khi có biểu hiện của bệnh tật, phải để voi trong rừng cả tháng, thậm chí cả năm để nó tự tìm lá cây rừng để chữa bệnh. Vậy mà…”
Chỉ tính trong năm 2009-2010, đã có thêm 6 con voi chịu chung số phận như voi Pạc Ngui. Mới đây nhất là cái chết thảm thương của voi Păk Cú.
“Dù nước mắt voi đã chảy, người ta vẫn đánh voi đi kiếm tiền cả ngày lẫn đêm, bất chấp luật tục của ông bà” – ông Y Thiêm ngậm ngùi.
Người dân không nghe chuyện bảo vệ voi
Theo quan sát của các thành viên trong Ban nghiên cứu, khảo sát và đánh giá hiện trạng đàn voi nhà ở Đắk Lắk, thuộc Dự án bảo tồn voi của tỉnh này, trong số 56 con voi hiện còn, không có con nào là không bị xâm hại, nhất là phần lông đuôi. Nhiều con bị cụt đuôi làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và mọi hoạt động liên quan đến quá trình sinh tồn.
Thạc sĩ Nguyễn Thị Lý, trường ĐH Tây Nguyên, thành viên Ban nghiên cứu Dự án Bảo tồn đàn voi nhà Đắk Lắk nói thêm, voi được sử dụng, khai thác trong du lịch từ lâu đã vượt ra khỏi sự kiểm soát, quản lý của cơ quan có trách nhiệm cũng như tình cảm, nhận thức về văn hoá voi của chính chủ nhân nó.
Với phương thức “ăn chia” 5-5, có nơi 4-6 cho một lượt voi chở khách, chủ voi và đơn vị sử dụng voi cứ thế bỏ tiền vào túi, mà chẳng ai mảy may quan tâm đến đời sống với những nhu cầu tối thiểu của voi là gì, khiến đàn voi ở đây ngày thêm giảm sút.
Voi rừng mẹ chết đầu năm 2010
Voi con bị bắn hạ đầu năm 2010
Vì vậy, tháng 3/2010, trong “Tuần lễ văn hoá voi” được tổ chức tại Đắk Lắk với tâm điểm là vùng đất nổi danh về nghề săn bắt, thuần dưỡng voi Buôn Đôn được chọn làm tâm điểm, ông Trần Sỹ Thanh, lúc đó là Phó chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Lễ hội (nay là Phó Bí thư Tỉnh uỷ Đắk Lắk) đã kêu gọi hãy thay đổi cách ứng xử với đàn voi nhà (cũng như voi rừng).
Ông Thanh nói, nên đi vào khai thác, giới thiệu và quảng bá văn hoá voi trong đời sống các cộng đồng dân tộc bản địa thông qua các nghi lễ, nghi thức (cúng sức khoẻ cho voi, tái hiện lễ voi nhập buôn, kể công voi, khóc voi…) nhiều hơn, ý nghĩa hơn, thay vì chỉ chăm chăm bóc lột voi trong hoạt động du lịch như trước đây và hiện nay.
Tiếc thay, thông điệp ấy dường như không được đón nhận. Hoặc vì việc tổ chức thực hiện lời kêu gọi trên của ông Thanh không được quan tâm đến nơi, đến chốn; hoặc vì một cơ chế, hay nói đúng hơn là chủ trương bảo tồn đàn voi ở đây chưa được xây dựng, triển khai đúng mức và kịp thời.
Theo con số thống kê của cơ quan chức năng, đàn voi nhà ở Đắk Lắk chỉ còn 56 con. Con số này trong giai đoạn 1975-1978 là trên 250, sau đó từ năm 1979- 1985 tụt xuống dưới 200 con và trong những năm tiếp theo, cứ thế số lượng cá thể đàn voi nhà ở đây giảm dần, cho đến nay chỉ còn lại con số nêu trên.
Đàn voi rừng cũng đang đứng trước nhiều thách thức. Hai trong số 7 con voi rừng trên địa bàn Ea Súp, Cư M’gar bị bắn hạ vào những ngày cuối năm 2010 để lấy ngà, lông đuôi, chân và một số bộ phận khác để bán.