hchungkt80
Dịch giả Vietpet
Có thể nói rằng năm 2008 vừa qua là một năm không tốt lành đối với các loài động vật hoang dã (ĐVHD) nguy cấp ở Việt Nam. Pháp luật được ban hành để bảo vệ các loài ĐVHD nguy cấp, song trên thực tế vẫn tồn tại những quy định mâu thuẫn gây khó khăn cho công thác thực thi pháp luật. Hậu quả là rất nhiều loài ĐVHD nguy cấp, quý hiếm bị biến thành hàng hóa hợp pháp và rơi vào tay những kẻ buôn lậu. Hàng loạt các vụ vi phạm là minh chứng cho thực trạng này. Riêng đối với loài gấu, Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) đã thống kê được 151 cá thể gấu nuôi nhốt trái phép từ năm 2007, rất nhiều trong số đó đang chờ được đăng ký. Đó là con số sau hơn hai năm chính phủ chính thức nghiêm cấm hành vi bổ sung thêm gấu mới vào trang trại.
Năm 2008, ENV đã thống kê được 52 vụ vi phạm liên quan đến nuôi nhốt gấu trái phép, trong đó phần lớn là thông tin nhận được từ công chúng.
Thực tế là sau khi phát hiện những cá thể gấu trái phép, cơ quan chức năng thường lựa chọn phương pháp xử lý dễ dàng hơn: cho phép chủ trang trại đăng ký nuôi chứ không kiên quyết tịch thu gấu và xử phạt đối tượng.
Việc làm này đi ngược lại với tinh thần và mục đích bảo tồn, bảo vệ của pháp luật bảo vệ ĐVHD, đồng thời gửi một thông điệp nguy hiểm đến những đối tượng nuôi nhốt ĐVHD trái phép rằng: “Nếu ông/bà muốn nuôi nhốt một con hổ, gấu hay các loài được bảo vệ khác, tất cả những gì ông/bà cần làm là đăng ký với cơ quan chức năng và nộp một khoản tiền phạt.”
Có thể thấy rằng thay vì tịch thu động vật và xử phạt nghiêm khắc đối tượng vi phạm để răn đe mọi người không nên nuôi nhốt ĐVHD, cơ quan chức năng đã cho phép đăng ký ĐVHD, mở đường cho nạn săn bắt và buôn bán ĐVHD được bảo vệ tiếp tục gia tăng.
Tuy nhiên, trong những tháng cuối năm vừa qua, chúng ta có thể thấy một số tín hiệu đáng mừng trong nỗ lực bảo vệ gấu.
Tại Điện Biên, sau khi nhận được thông tin từ một người dân, Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã tiến hành kiểm tra và nhanh chóng tịch thu cá thể gấu nuôi nhốt trái phép từ một nhà dân và xử phạt chủ nuôi. Con gấu sau đó được chuyển về Trung tâm cứu hộ gấu Vườn quốc gia Tam Đảo.
Tại Hà Nội cũng có một trường hợp đáng mừng trong nỗ lực bảo vệ ĐVHD. Tháng 07/2008, nhờ thông tin của một người dân, phòng Cảnh sát Môi trường tịch thu một con gấu và hai con khỉ mặt đỏ nuôi nhốt trái phép tại một công ty tư nhân. Gần đây UBND TP. Hà Nội đã ra quyết định tịch thu động vật và xử phạt chủ nuôi vì hành vi nuôi nhốt trái phép ĐVHD.
Mặc dù trong năm vừa qua có tới 10 vụ nuôi nhốt gấu bất hợp pháp không bị tịch thu nhưng hai trường hợp trên đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong công tác bảo vệ gấu, hổ và các loài ĐVHD được bảo vệ khác. ENV hoan nghênh quyết định đúng đắn của cơ quan chức năng trong hai vụ việc trên bởi đó là những ví dụ tiêu biểu trong công tác xử lý vi phạm. Cơ quan chức năng đã hiểu rõ bản chất của những hành vi vi phạm liên quan đến ĐVHD và mặc dù họ biết dù không phải lúc nào cũng dễ dàng tịch thu động vật và xử phạt đối tượng vi phạm song đó là cách duy nhất để ngăn chặn cũng như chấm dứt hành vi nuôi nhốt ĐVHD trái phép.
Bà Nguyễn Vân Anh, Trưởng phòng bảo vệ ĐHVD của ENV cho biết “Chúng tôi khuyến khích các cơ quan chức năng trên cả nước thể hiện sự nghiêm khắc của mình đối với các hành vi vi phạm luật bảo vệ ĐVHD bằng những hành động thiết thực. Một khi mọi người đều nhận thức rằng mọi vi phạm đều bị xử lý nghiêm minh thì họ sẽ tuân thủ pháp luật và các cá thể gấu, hổ cũng như các loài được bảo vệ khác sẽ có cơ hội sinh tồn trong môi trường tự nhiên”.
ENV cũng khuyến khích những người đứng đầu cơ quan chức năng của nhà nước có thẩm quyền ra quyết định ủng hộ nỗ lực bảo vệ các loài ĐVHD nguy cấp bằng việc xử phạt nghiêm khắc đối tượng vi phạm, áp dụng pháp luật và hình phạt mạnh để ngăn chặn những hành vi vi phạm liên quan đến ĐVHD.
Ngành du lịch gấu ở Hạ Long đang lôi kéo khách du lịch nước ngoài vi phạm pháp luật
Trong cuộc điều tra nạn buôn bán gấu trái phép trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh do ENV thực hiện, cán bộ điều tra đã trao đổi với nhân viên làm việc tại các trang trại gấu ở đây và được biết hàng ngày khách du lịch Hàn Quốc và các nước khác đến thăm các trang trại gấu như một phần trong lịch trình tham quan vịnh Hạ Long của họ. Khi đến thăm trang trại gấu, khách du lịch đã được tận mắt chứng kiến cảnh chích hút mật gấu, uống rượu mật gấu và mua sản phẩm mật gấu. Các nhân viên này cũng cho biết thường thì mỗi du khách mua tới 10 cc mật gấu.
Tháng 8 vừa qua, ENV đã tiến hành điều tra, giám sát tại cổng của ba trại gấu ở tỉnh Quảng Ninh trong bốn ngày và quan sát thấy 40 xe khách gồm gần 700 khách du lịch vào thăm các trại gấu này. Phần lớn các khách du lịch ở đây là khách Hàn Quốc và cũng được nhân viên người Hàn Quốc đón tiếp tại trang trại.
ENV đề nghị Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh đóng cửa các trang trại gấu trái phép chuyên khai thác mật gấu phục vụ khách du lịch, đặc biệt là khi các trang trại gấu này chỉ nằm cách Di sản Văn hóa thế giới Vịnh Hạ Long vài kilômét.
Văn bản pháp luật bảo vệ gấu
Nghị định 32/2006/NĐ-CP ban hành tháng 3/2006 của Thủ tướng Chính phủ chia các loài ĐVHD được bảo vệ thành hai nhóm: nhóm 1B là nhóm các loài nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại dưới mọi hình thức. Theo đó, việc mua bán, sở hữu và quảng cáo bán mật gấu đều là những hành vi bị pháp luật nghiêm cấm.
Chỉ tính riêng trong năm 2008, phòng Bảo vệ ĐVHD của ENV đã thống kê được 52 vụ vi phạm liên quan đến nuôi nhốt gấu trái phép trong đó phần lớn là thông tin nhận được từ công chúng. Ngoài ra, có khoảng 7 vụ vi phạm liên quan đến vận chuyển và buôn bán gấu trái phép, khoảng 27 vụ liên quan đến quảng cáo bán mật gấu và 61 vụ trưng bày hoặc quảng cáo trên thực đơn rượu tay gấu hoặc rượu mật gấu trong các nhà hàng.
Ngày 29/09/2008, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành Quyết định số 95/2008/QĐ-BNN về quản lý gấu nuôi. Quyết định này góp phần củng cố những quy định về nghiêm cấm săn bắt, mua bán gấu, bộ phận cơ thể gấu và các sản phẩm làm từ gấu. Quyết định này cũng nghiêm cấm việc nuôi nhốt gấu chưa đăng ký và quy định yêu cầu về chuồng trại và điều kiện nuôi nhốt gấu đã đăng ký.
Thiên Nhiên
Năm 2008, ENV đã thống kê được 52 vụ vi phạm liên quan đến nuôi nhốt gấu trái phép, trong đó phần lớn là thông tin nhận được từ công chúng.
Thực tế là sau khi phát hiện những cá thể gấu trái phép, cơ quan chức năng thường lựa chọn phương pháp xử lý dễ dàng hơn: cho phép chủ trang trại đăng ký nuôi chứ không kiên quyết tịch thu gấu và xử phạt đối tượng.
Việc làm này đi ngược lại với tinh thần và mục đích bảo tồn, bảo vệ của pháp luật bảo vệ ĐVHD, đồng thời gửi một thông điệp nguy hiểm đến những đối tượng nuôi nhốt ĐVHD trái phép rằng: “Nếu ông/bà muốn nuôi nhốt một con hổ, gấu hay các loài được bảo vệ khác, tất cả những gì ông/bà cần làm là đăng ký với cơ quan chức năng và nộp một khoản tiền phạt.”
Có thể thấy rằng thay vì tịch thu động vật và xử phạt nghiêm khắc đối tượng vi phạm để răn đe mọi người không nên nuôi nhốt ĐVHD, cơ quan chức năng đã cho phép đăng ký ĐVHD, mở đường cho nạn săn bắt và buôn bán ĐVHD được bảo vệ tiếp tục gia tăng.
Tuy nhiên, trong những tháng cuối năm vừa qua, chúng ta có thể thấy một số tín hiệu đáng mừng trong nỗ lực bảo vệ gấu.
Tại Điện Biên, sau khi nhận được thông tin từ một người dân, Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã tiến hành kiểm tra và nhanh chóng tịch thu cá thể gấu nuôi nhốt trái phép từ một nhà dân và xử phạt chủ nuôi. Con gấu sau đó được chuyển về Trung tâm cứu hộ gấu Vườn quốc gia Tam Đảo.
Tại Hà Nội cũng có một trường hợp đáng mừng trong nỗ lực bảo vệ ĐVHD. Tháng 07/2008, nhờ thông tin của một người dân, phòng Cảnh sát Môi trường tịch thu một con gấu và hai con khỉ mặt đỏ nuôi nhốt trái phép tại một công ty tư nhân. Gần đây UBND TP. Hà Nội đã ra quyết định tịch thu động vật và xử phạt chủ nuôi vì hành vi nuôi nhốt trái phép ĐVHD.
Mặc dù trong năm vừa qua có tới 10 vụ nuôi nhốt gấu bất hợp pháp không bị tịch thu nhưng hai trường hợp trên đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong công tác bảo vệ gấu, hổ và các loài ĐVHD được bảo vệ khác. ENV hoan nghênh quyết định đúng đắn của cơ quan chức năng trong hai vụ việc trên bởi đó là những ví dụ tiêu biểu trong công tác xử lý vi phạm. Cơ quan chức năng đã hiểu rõ bản chất của những hành vi vi phạm liên quan đến ĐVHD và mặc dù họ biết dù không phải lúc nào cũng dễ dàng tịch thu động vật và xử phạt đối tượng vi phạm song đó là cách duy nhất để ngăn chặn cũng như chấm dứt hành vi nuôi nhốt ĐVHD trái phép.
Bà Nguyễn Vân Anh, Trưởng phòng bảo vệ ĐHVD của ENV cho biết “Chúng tôi khuyến khích các cơ quan chức năng trên cả nước thể hiện sự nghiêm khắc của mình đối với các hành vi vi phạm luật bảo vệ ĐVHD bằng những hành động thiết thực. Một khi mọi người đều nhận thức rằng mọi vi phạm đều bị xử lý nghiêm minh thì họ sẽ tuân thủ pháp luật và các cá thể gấu, hổ cũng như các loài được bảo vệ khác sẽ có cơ hội sinh tồn trong môi trường tự nhiên”.
ENV cũng khuyến khích những người đứng đầu cơ quan chức năng của nhà nước có thẩm quyền ra quyết định ủng hộ nỗ lực bảo vệ các loài ĐVHD nguy cấp bằng việc xử phạt nghiêm khắc đối tượng vi phạm, áp dụng pháp luật và hình phạt mạnh để ngăn chặn những hành vi vi phạm liên quan đến ĐVHD.
Ngành du lịch gấu ở Hạ Long đang lôi kéo khách du lịch nước ngoài vi phạm pháp luật
Trong cuộc điều tra nạn buôn bán gấu trái phép trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh do ENV thực hiện, cán bộ điều tra đã trao đổi với nhân viên làm việc tại các trang trại gấu ở đây và được biết hàng ngày khách du lịch Hàn Quốc và các nước khác đến thăm các trang trại gấu như một phần trong lịch trình tham quan vịnh Hạ Long của họ. Khi đến thăm trang trại gấu, khách du lịch đã được tận mắt chứng kiến cảnh chích hút mật gấu, uống rượu mật gấu và mua sản phẩm mật gấu. Các nhân viên này cũng cho biết thường thì mỗi du khách mua tới 10 cc mật gấu.
Tháng 8 vừa qua, ENV đã tiến hành điều tra, giám sát tại cổng của ba trại gấu ở tỉnh Quảng Ninh trong bốn ngày và quan sát thấy 40 xe khách gồm gần 700 khách du lịch vào thăm các trại gấu này. Phần lớn các khách du lịch ở đây là khách Hàn Quốc và cũng được nhân viên người Hàn Quốc đón tiếp tại trang trại.
ENV đề nghị Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh đóng cửa các trang trại gấu trái phép chuyên khai thác mật gấu phục vụ khách du lịch, đặc biệt là khi các trang trại gấu này chỉ nằm cách Di sản Văn hóa thế giới Vịnh Hạ Long vài kilômét.
Văn bản pháp luật bảo vệ gấu
Nghị định 32/2006/NĐ-CP ban hành tháng 3/2006 của Thủ tướng Chính phủ chia các loài ĐVHD được bảo vệ thành hai nhóm: nhóm 1B là nhóm các loài nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại dưới mọi hình thức. Theo đó, việc mua bán, sở hữu và quảng cáo bán mật gấu đều là những hành vi bị pháp luật nghiêm cấm.
Chỉ tính riêng trong năm 2008, phòng Bảo vệ ĐVHD của ENV đã thống kê được 52 vụ vi phạm liên quan đến nuôi nhốt gấu trái phép trong đó phần lớn là thông tin nhận được từ công chúng. Ngoài ra, có khoảng 7 vụ vi phạm liên quan đến vận chuyển và buôn bán gấu trái phép, khoảng 27 vụ liên quan đến quảng cáo bán mật gấu và 61 vụ trưng bày hoặc quảng cáo trên thực đơn rượu tay gấu hoặc rượu mật gấu trong các nhà hàng.
Ngày 29/09/2008, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành Quyết định số 95/2008/QĐ-BNN về quản lý gấu nuôi. Quyết định này góp phần củng cố những quy định về nghiêm cấm săn bắt, mua bán gấu, bộ phận cơ thể gấu và các sản phẩm làm từ gấu. Quyết định này cũng nghiêm cấm việc nuôi nhốt gấu chưa đăng ký và quy định yêu cầu về chuồng trại và điều kiện nuôi nhốt gấu đã đăng ký.
Thiên Nhiên