hchungkt80
Dịch giả Vietpet
Các nhà khoa học thuộc Viện Công nghệ Sinh học và thực phẩm - Trường ĐH Công nghiệp TPHCM cho biết đã thành công trong việc nhân giống cây thông đỏ trong phòng thí nghiệm.Từ mẫu gốc lấy ở Trung tâm nghiên cứu Lâm sinh tỉnh Lâm Đồng, nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp cấy mô để nghiên cứu. Sau khi được vô trùng, các đoạn thân được cắt nhỏ ở kích thước 1,5 cm được cấy vào môi trường thích hợp để lên chồi. Sau 2-3 tháng, chồi đạt chiều cao 2-3 cm. Khi đó, các mẫu chồi được chuyển vào môi trường cho mọc rễ. Sau 2 tháng theo dõi, đã thấy các rễ mọc ra ở phía gốc chồi, các rễ này dần chuyển sang màu vàng nhạt và hình thành lông hút, tạo thành các cây con. Lúc này, các cây con được thuần hóa và chuyển ra vườn ươm để phát triển tiếp trong 3 tháng là có thể đem ra trồng ngoài tự nhiên.
Cây thông đỏ
Thông đỏ là loài cây quý hiếm trên thế giới đã được xếp vào sách đỏ. Trong loài cây này, người ta đã tìm ra hoạt chất taxol có khả năng chữa một số bệnh ung thư, đặc biệt giống thông đỏ ở VN có chứa chất này nhiều nhất. Tuy nhiên, ở VN hiện chỉ có khoảng gần 400 cây và khả năng nhân giống tự nhiên rất thấp, chỉ khoảng 0,1%.
NLĐ
Cây thông đỏ
Thông đỏ là loài cây quý hiếm trên thế giới đã được xếp vào sách đỏ. Trong loài cây này, người ta đã tìm ra hoạt chất taxol có khả năng chữa một số bệnh ung thư, đặc biệt giống thông đỏ ở VN có chứa chất này nhiều nhất. Tuy nhiên, ở VN hiện chỉ có khoảng gần 400 cây và khả năng nhân giống tự nhiên rất thấp, chỉ khoảng 0,1%.
NLĐ