hchungkt80
Dịch giả Vietpet
Báo Đất Việt, cập nhật lúc : 8:19 AM, 09/02/2009
Trường đại học danh tiếng Leeds, Anh, phải công khai xin lỗi một nhà khoa học vì đã "lỡ tay" quăng mất bộ sưu tập... phân thằn lằn của ông.
Nhà sinh vật học Daniel Bennett đã bỏ ra 7 năm lăn lộn ở các vùng rừng già hoang vu để có được bộ sưu tập "quý giá" là ...35 kg phân thằn lằn. Vậy mà nó bị quăng đi một cách không thương tiếc chỉ trong một đợt dọn dẹp phòng thí nghiệm.
Ảnh chụp nhà sinh vật học Bennett sưu tập phân thằn lằn Butaan tại Philippines.
Bộ sưu tập này có ý nghĩa rất quan trọng với Bennett vì nó là tư liệu chính để giúp anh hoàn thành luận án tại ĐH Leeds về loài thằn lằn Butaan rất hiếm, một loài có họ hàng rất gần gũi với loài rồng Komodo đáng sợ.
"Đối với người khác thì bộ sưu tập này chỉ đơn thuần là một túi phân, nhưng với tôi đó là 7 năm trời làm việc cực khổ trong rừng già cùng với các đồng sự để thu thập chất thải của một trong những loài thằn lằn lớn nhất, nguy hiếm nhất và bí ẩn nhất thế giới", Bennett nói.
Bennett giải thích cách nghiên cứu kỳ quặc của ông: Các phương pháp thông thường được sử dụng để nghiên cứu về rồng Komodo tỏ ra rất kém hiệu quả với loài thằn lằn Butaan này, chỉ có thu thập phân mới có thể giúp hiểu rõ về thằn lằn Butaan mà không làm xáo trộn cuộc sống của chúng.
Thằn lằn Butaan, đối tượng nghiên cứu trong luận án của Bennett.
"Dù chỉ là phân nhưng nó chứa những thông tin về chế độ dinh dưỡng, tập tính của loài thằn lằn này, thậm chí là cả các quần thể động vật khác ở Đông Nam Á", Bennett cho biết.
Ngày nay, khu vực sống của thằn lằn Butaan chỉ còn là một khu vực rộng khoảng 2,5km2 nằm trên đảo Polillo của Philippin.
Bennett kể lại rằng anh đã rất sốc khi phát hiện ra chiếc túi đựng mẫu vật của mình đã bị vất bỏ: "Sự mất mát này sẽ ảnh hưởng đến cả cuộc đời tôi".
Người đại diện ĐH Leeds cho biết việc làm mất mẫu chỉ là một sai lầm vô ý. Chiếc túi bị vứt bỏ vì nó không được đánh dấu. Đồng thời ông cũng khẳng định sẽ không bao giờ để sai lầm như trên lặp lại.
ĐH Leeds cho biết thêm, dù không có mẫu vật để chứng minh các kết quả nghiên cứu nhưng Bennett vẫn sẽ nhận được bằng tiến sĩ của mình vào năm nay.
Trường đại học danh tiếng Leeds, Anh, phải công khai xin lỗi một nhà khoa học vì đã "lỡ tay" quăng mất bộ sưu tập... phân thằn lằn của ông.
Nhà sinh vật học Daniel Bennett đã bỏ ra 7 năm lăn lộn ở các vùng rừng già hoang vu để có được bộ sưu tập "quý giá" là ...35 kg phân thằn lằn. Vậy mà nó bị quăng đi một cách không thương tiếc chỉ trong một đợt dọn dẹp phòng thí nghiệm.
Ảnh chụp nhà sinh vật học Bennett sưu tập phân thằn lằn Butaan tại Philippines.
Bộ sưu tập này có ý nghĩa rất quan trọng với Bennett vì nó là tư liệu chính để giúp anh hoàn thành luận án tại ĐH Leeds về loài thằn lằn Butaan rất hiếm, một loài có họ hàng rất gần gũi với loài rồng Komodo đáng sợ.
"Đối với người khác thì bộ sưu tập này chỉ đơn thuần là một túi phân, nhưng với tôi đó là 7 năm trời làm việc cực khổ trong rừng già cùng với các đồng sự để thu thập chất thải của một trong những loài thằn lằn lớn nhất, nguy hiếm nhất và bí ẩn nhất thế giới", Bennett nói.
Bennett giải thích cách nghiên cứu kỳ quặc của ông: Các phương pháp thông thường được sử dụng để nghiên cứu về rồng Komodo tỏ ra rất kém hiệu quả với loài thằn lằn Butaan này, chỉ có thu thập phân mới có thể giúp hiểu rõ về thằn lằn Butaan mà không làm xáo trộn cuộc sống của chúng.
Thằn lằn Butaan, đối tượng nghiên cứu trong luận án của Bennett.
"Dù chỉ là phân nhưng nó chứa những thông tin về chế độ dinh dưỡng, tập tính của loài thằn lằn này, thậm chí là cả các quần thể động vật khác ở Đông Nam Á", Bennett cho biết.
Ngày nay, khu vực sống của thằn lằn Butaan chỉ còn là một khu vực rộng khoảng 2,5km2 nằm trên đảo Polillo của Philippin.
Bennett kể lại rằng anh đã rất sốc khi phát hiện ra chiếc túi đựng mẫu vật của mình đã bị vất bỏ: "Sự mất mát này sẽ ảnh hưởng đến cả cuộc đời tôi".
Người đại diện ĐH Leeds cho biết việc làm mất mẫu chỉ là một sai lầm vô ý. Chiếc túi bị vứt bỏ vì nó không được đánh dấu. Đồng thời ông cũng khẳng định sẽ không bao giờ để sai lầm như trên lặp lại.
ĐH Leeds cho biết thêm, dù không có mẫu vật để chứng minh các kết quả nghiên cứu nhưng Bennett vẫn sẽ nhận được bằng tiến sĩ của mình vào năm nay.