hchungkt80
Dịch giả Vietpet
Những năm gần đây hễ nhắc tới Đắc Lắc người ta không chỉ nhớ tới càphê, mà còn nhớ tới những lễ hội đua voi, đến du lịch trên lưng voi... Thế nhưng, Đắc Lắc đang đứng trước nguy cơ sạch bóng voi nhà.
Đắc Lắc có một "sản phẩm" độc đáo, ở nước ta không một địa phương nào có. Ấy là nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng ở Bản Đôn. Xa xưa, người ta nuôi voi trong các gia đình. Người ta đo đẳng cấp của một gia đình bằng số lượng voi. Kèm theo việc nuôi voi nhà là cả một hệ thống tín ngưỡng, sinh hoạt văn hóa có liên quan đến con voi, hình thành nên một "dòng" văn hóa về voi. Những năm gần đây hễ nhắc tới Đắc Lắc người ta không chỉ nhớ tới càphê, mà còn nhớ tới những lễ hội đua voi, đến du lịch trên lưng voi, bởi ai đã xem đua voi, đã cưỡi một lần thì sẽ nhớ mãi... Thế nhưng, Đắc Lắc đang đứng trước nguy cơ sạch bóng voi nhà...
Những con số giật mình
Ông Y Ka, Bí thư Đảng ủy xã Krông Na (huyện Buôn Đôn), vùng đất xa xưa gọi là Bản Đôn, trong lần gặp tôi vào cuối tháng 6 vừa rồi, đã cầm tay tôi nói một cách khẩn khoản, thiết tha: "Nhà báo các ông phải lên tiếng làm sao đi chứ. Bản Đôn sắp hết voi rồi. Bản Đôn mà hết voi thì có còn hồn vía của Bản Đôn nữa không? Sẽ hết tất cả những lễ cúng cầu mong thần Ngoắc Nguan ban sức khỏe cho voi, sẽ không còn lễ cúng nhập buôn của voi, không còn lễ cưới cho voi, sẽ chết luôn cả hội đua voi rung đất, chuyển trời... Ngày ấy, không xa nữa đâu nếu tỉnh không ra tay bảo vệ voi nhà một cách thực lòng..."
Nói đến đó giọng ông trầm hẳn đi, nghẹn ngào. Tôi biết ông đang hết sức lo lắng cho số phận của đàn voi nhà của Bản Đôn, của Đắc Lắc, bởi những năm gần đây số lượng đã bị giảm quá nhanh chóng.
Tôi nhớ, khoảng cuối năm 2008, tôi và Khăm Phết Lào (con trai "vua" săn voi Ama Kông) đến thăm Ây Nô, già làng của buôn Trí A (xã Krông Na) là người từ Lào sang cư trú ở đây từ năm 1945. Khi tôi hỏi chuyện Bản Đôn thời "đi khỏi nhà vài đoạn quăng dao" đã gặp rừng, Ây Nô kể say sưa, dòng ký ức tuôn chảy dào dạt, cuồn cuộn, như lâu nay bị dồn nén trong gan ruột nay có dịp bộc phát:
"Mày không tưởng tượng được đâu, ngày ấy muốn ăn con cá, cầm xỉa xuống sông Sê Rê Pôk một lát về là có ngay con lăng, con rô cờ... nặng vài ký, đưa về bọc lá bưởi, đặt lên bếp than, vài ba phút sau mùi cá nướng đã thơm lừng. Muốn ăn con chồn, con hoẵng cầm ná đi một hồi là có chồn, có hoẵng vác vai trở về. Ngày ấy, nửa số nhà trong buôn này có voi, đếm trên ngón tay ngón chân không hết đâu, hơn trăm con mà. Cứ mỗi trưa voi ra sông tắm, cả bầy đùa giỡn nhau, chúng dùng voi phun nước như mưa rào. Cứ chiều về, tiếng bước chân voi nện thình thịch trên đường buôn, hay trong các góc vườn nhà làm cho lòng tao thấy bình yên, vững chãi lắm. Nhưng bây giờ voi sắp hết rồi mày ơi..."
Voi sắp hết rồi! Già làng Ây Nô nói điều đó. Bí thư Đảng ủy xã Y Ka nói điều đó. Bao người khác nói điều đó. Giọng ai cũng thấm đẫm âu lo. Âu lo ấy "lây" sang cả tôi, buộc tôi phải tẩn mẩn ngồi lục lại tài liệu viết về voi nhà của Đắc Lắc.
Theo cuốn sách "Voi nhà trong đời sống văn hóa người M'Nông" của TS Trần Tấn Vịnh thì năm 1987 Đắc Lắc còn tới 503 con voi nhà. Nhưng 10 năm sau, tức năm 1997, chỉ còn 166 con, trong đó vùng Bản Đôn - Ea Súp còn 64 con. Nhưng đến năm nay, 2009 cả tỉnh Đắc Lắc chỉ còn 36 con. Riêng vùng Bản Đôn - Ea Súp chỉ còn 24 con, trong đó voi của dân chỉ có 12 con, còn lại là voi của Vườn quốc gia Yôk Đôn, của 3 doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn.
Quả là tốc độ suy giảm đàn voi nhà ở Đắc Lắc quá nhanh, nhanh đến giật mình, nhanh đến bàng hoàng. Không chặn được đà suy giảm này thì 5-10 năm nữa voi nhà ở Đắc Lắc sẽ "sạch bóng". Ai từng sống trên mảnh đất này, hiểu về mảnh đất này, mới thấm thía hết mọi nhẽ của việc "Đắc Lắc hết voi", mới thấy đó là một nỗi đau lớn của cả vùng đất...
Cần sự quan tâm thực chất...
Nói cho đầy đủ thì từ nhiều năm nay có nhiều vị lãnh đạo tỉnh Đắc Lắc đã thấy được nguy cơ Đắc Lắc sẽ "sạch bóng" voi nhà. Và vì vậy trong nhiều văn bản của tỉnh đã đề cập tới việc phải bảo tồn bằng được voi nhà, bởi voi là "biểu tượng của tỉnh nhà, của văn hóa, thiên nhiên Đắc Lắc, nó thấm sâu vào các mối quan hệ xã hội, tác động vào văn hóa nghệ thuật, tín ngưỡng, lễ hội, du lịch... của tỉnh".
Nói cho "vuông" thì tỉnh cũng đã có nhiều cố gắng để tuyên truyền vận động nhân dân chăm sóc, gìn giữ đàn voi nhà, không bán sang nước bạn Lào và Campuchia qua đường biên giới, không sử dụng con voi quá sức, cố gắng tìm tòi các biện pháp để voi nhà có thể sinh sản.
Tỉnh cũng đã giao cho các ngành chức năng xây dựng "Đề án bảo tồn và phát triển đàn voi nhà" khá tốn kém...
Nhưng... Xin được đặt một chữ "nhưng" ở đây, vì tất cả những quan tâm đó có lúc đã "đặt" không đúng chỗ, vẫn phảng phất tính hình thức, tính lý thuyết, chưa gắn với thực tế. Và vì vậy chưa có hiệu quả thiết thực. Vì thế mà voi nhà của Đắc Lắc vẫn cứ "đội nón ra đi", số "vượt biên" số bị lâm tặc bắn lấy ngà bán cho những kẻ làm đồ trang sức, hoặc lấy xương bán cho các lò "cao tặc".
Có phải vì thế mà ông Y Ka, Bí thư Đảng ủy xã Krông Na khi gặp tôi đã phải thốt lên lời mong mỏi: "Tỉnh cần quan tâm bảo vệ voi nhà "thực lòng hơn"..."
Tôi nhớ, năm 2007 tỉnh Đắc Lắc đã từng giao cho Sở Thương mại - Du lịch của tỉnh làm chủ "Đề án bảo tồn và phát triển voi nhà". Vì không thuộc lĩnh vực chuyên môn này, Sở Thương mại - Du lịch Đắc Lắc phải thuê Trung tâm Sinh thái Môi trường và Tài nguyên của Trường Đại học Công nghiệp TP.Hồ Chí Minh xây dựng đề án.
Hồi ấy đã có ý kiến cho rằng: Lãnh đạo tỉnh đã "đặt" sự quan tâm không đúng chỗ. Sao lại là Sở Thương mại - Du lịch mà không phải Sở NNPTNT, hoặc Chi cục Kiểm lâm của tỉnh làm chủ đề án? Sao lại thuê Trung tâm Sinh thái môi trường và tài nguyên của Trường Đại học Công nghiệp mà không phải là Viện Sinh thái Tài nguyên sinh vật, một viện chuyên ngành về lĩnh vực nghiên cứu tài nguyên sinh vật, trong đó có nhiều chuyên gia đầu ngành của nước ta về động vật hoang dã xây dựng đề án?
Có phải vì thế mà đề án đã chưa thuyết phục được nhiều vị lãnh đạo tỉnh, nhiều chuyên gia về động vật hoang dã trong tỉnh và vì thế đến nay nó vẫn nằm yên trên bàn giấy? Trong khi đó thì việc bảo tồn đàn voi nhà đã cấp thiết lắm rồi.
Những việc cần làm ngay
Hiện nay, đàn voi nhà ở Đắc Lắc chỉ còn 36 con, không chỉ ít về số lượng mà còn kém về chất lượng, vì trên 70% đã cao niên (trên 50 mùa xuân), khả năng làm "chuyện ấy" đã "không còn được chị em tin tưởng"; trong điều kiện rừng bị thu hẹp, môi trường sống thuận lợi cho voi không còn, thì việc tìm cho voi một "bãi đáp" thuận lợi và tạo điều kiện cho những con voi nhà còn lại có dịp tiếp xúc, "giao lưu trao đổi tình cảm" vào mùa động dục là hết sức cần thiết.
Theo ông Y Vân, Phó Chủ tịch xã Krông Na, sở dĩ lâu nay voi nhà sinh sản ít, là do vào mùa động dục nó rất hung dữ, có thể tấn công cả nài voi, vì thế người ta phải xích vào gốc cây lớn, bỏ đói nhiều ngày làm cho nó kiệt sức, nhằm kìm hãm tính hung dữ của nó. Nếu mùa động dục tất cả voi nhà đều được thả vào rừng để chúng được tự do kết bạn thì khả năng có bầu của những con voi cái còn trong độ tuổi sinh đẻ là rất cao. Vì thế trước mắt tỉnh cần giao cho một ngành chức năng, vận động và có chính sách hỗ trợ các hộ dân, các doanh nghiệp có voi, đến mùa động dục (từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau) thì đưa chúng vào Vườn quốc gia Yôk Đôn thả cho chúng được sống tự do.
Nhiều chuyên gia cũng cho rằng đã đến lúc cần tính đến biện pháp thụ tinh nhân tạo cho voi nhà. Tỉnh Đắc Lắc nên chủ động bàn bạc, phối hợp với Bộ NNPTNT, mời các chuyên gia giỏi về voi, nghiên cứu cách làm này. Đây là phương pháp chưa ai làm cho voi, nhưng hoàn toàn có thể thành công, từ đó sẽ mở ra một cách bảo tồn voi nhà có tính bền vững cao.
Một số cán bộ của huyện Buôn Đôn là người bản địa cũng đề nghị: Nhà nước nên xem xét và cho phép đồng bào mỗi năm vào rừng săn bắt một đến hai con voi rừng, đưa về thuần dưỡng để vừa bổ sung cho đội ngũ voi nhà vừa duy trì một sinh hoạt văn hóa nổi tiếng của Bản Đôn. Hiện voi rừng ở vùng Bản Đôn - Ea Súp (Đắc Lắc) còn khá nhiều, khoảng trên 40 con, hàng năm vẫn ra phá hoại hoa màu của đồng bào trong khu vực.
Nếu Đắc Lắc không cấp bách có ngay các giải pháp hữu hiệu bảo tồn voi nhà thì 5-10 năm nữa, voi nhà sẽ "sạch bóng"! Đó là lời cảnh báo hoàn toàn có căn cứ.
Lao động
Đắc Lắc có một "sản phẩm" độc đáo, ở nước ta không một địa phương nào có. Ấy là nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng ở Bản Đôn. Xa xưa, người ta nuôi voi trong các gia đình. Người ta đo đẳng cấp của một gia đình bằng số lượng voi. Kèm theo việc nuôi voi nhà là cả một hệ thống tín ngưỡng, sinh hoạt văn hóa có liên quan đến con voi, hình thành nên một "dòng" văn hóa về voi. Những năm gần đây hễ nhắc tới Đắc Lắc người ta không chỉ nhớ tới càphê, mà còn nhớ tới những lễ hội đua voi, đến du lịch trên lưng voi, bởi ai đã xem đua voi, đã cưỡi một lần thì sẽ nhớ mãi... Thế nhưng, Đắc Lắc đang đứng trước nguy cơ sạch bóng voi nhà...
Hội đua voi ở Đắc Lắc.
Những con số giật mình
Ông Y Ka, Bí thư Đảng ủy xã Krông Na (huyện Buôn Đôn), vùng đất xa xưa gọi là Bản Đôn, trong lần gặp tôi vào cuối tháng 6 vừa rồi, đã cầm tay tôi nói một cách khẩn khoản, thiết tha: "Nhà báo các ông phải lên tiếng làm sao đi chứ. Bản Đôn sắp hết voi rồi. Bản Đôn mà hết voi thì có còn hồn vía của Bản Đôn nữa không? Sẽ hết tất cả những lễ cúng cầu mong thần Ngoắc Nguan ban sức khỏe cho voi, sẽ không còn lễ cúng nhập buôn của voi, không còn lễ cưới cho voi, sẽ chết luôn cả hội đua voi rung đất, chuyển trời... Ngày ấy, không xa nữa đâu nếu tỉnh không ra tay bảo vệ voi nhà một cách thực lòng..."
Nói đến đó giọng ông trầm hẳn đi, nghẹn ngào. Tôi biết ông đang hết sức lo lắng cho số phận của đàn voi nhà của Bản Đôn, của Đắc Lắc, bởi những năm gần đây số lượng đã bị giảm quá nhanh chóng.
Tôi nhớ, khoảng cuối năm 2008, tôi và Khăm Phết Lào (con trai "vua" săn voi Ama Kông) đến thăm Ây Nô, già làng của buôn Trí A (xã Krông Na) là người từ Lào sang cư trú ở đây từ năm 1945. Khi tôi hỏi chuyện Bản Đôn thời "đi khỏi nhà vài đoạn quăng dao" đã gặp rừng, Ây Nô kể say sưa, dòng ký ức tuôn chảy dào dạt, cuồn cuộn, như lâu nay bị dồn nén trong gan ruột nay có dịp bộc phát:
"Mày không tưởng tượng được đâu, ngày ấy muốn ăn con cá, cầm xỉa xuống sông Sê Rê Pôk một lát về là có ngay con lăng, con rô cờ... nặng vài ký, đưa về bọc lá bưởi, đặt lên bếp than, vài ba phút sau mùi cá nướng đã thơm lừng. Muốn ăn con chồn, con hoẵng cầm ná đi một hồi là có chồn, có hoẵng vác vai trở về. Ngày ấy, nửa số nhà trong buôn này có voi, đếm trên ngón tay ngón chân không hết đâu, hơn trăm con mà. Cứ mỗi trưa voi ra sông tắm, cả bầy đùa giỡn nhau, chúng dùng voi phun nước như mưa rào. Cứ chiều về, tiếng bước chân voi nện thình thịch trên đường buôn, hay trong các góc vườn nhà làm cho lòng tao thấy bình yên, vững chãi lắm. Nhưng bây giờ voi sắp hết rồi mày ơi..."
Voi sắp hết rồi! Già làng Ây Nô nói điều đó. Bí thư Đảng ủy xã Y Ka nói điều đó. Bao người khác nói điều đó. Giọng ai cũng thấm đẫm âu lo. Âu lo ấy "lây" sang cả tôi, buộc tôi phải tẩn mẩn ngồi lục lại tài liệu viết về voi nhà của Đắc Lắc.
Theo cuốn sách "Voi nhà trong đời sống văn hóa người M'Nông" của TS Trần Tấn Vịnh thì năm 1987 Đắc Lắc còn tới 503 con voi nhà. Nhưng 10 năm sau, tức năm 1997, chỉ còn 166 con, trong đó vùng Bản Đôn - Ea Súp còn 64 con. Nhưng đến năm nay, 2009 cả tỉnh Đắc Lắc chỉ còn 36 con. Riêng vùng Bản Đôn - Ea Súp chỉ còn 24 con, trong đó voi của dân chỉ có 12 con, còn lại là voi của Vườn quốc gia Yôk Đôn, của 3 doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn.
Quả là tốc độ suy giảm đàn voi nhà ở Đắc Lắc quá nhanh, nhanh đến giật mình, nhanh đến bàng hoàng. Không chặn được đà suy giảm này thì 5-10 năm nữa voi nhà ở Đắc Lắc sẽ "sạch bóng". Ai từng sống trên mảnh đất này, hiểu về mảnh đất này, mới thấm thía hết mọi nhẽ của việc "Đắc Lắc hết voi", mới thấy đó là một nỗi đau lớn của cả vùng đất...
Cần sự quan tâm thực chất...
Nói cho đầy đủ thì từ nhiều năm nay có nhiều vị lãnh đạo tỉnh Đắc Lắc đã thấy được nguy cơ Đắc Lắc sẽ "sạch bóng" voi nhà. Và vì vậy trong nhiều văn bản của tỉnh đã đề cập tới việc phải bảo tồn bằng được voi nhà, bởi voi là "biểu tượng của tỉnh nhà, của văn hóa, thiên nhiên Đắc Lắc, nó thấm sâu vào các mối quan hệ xã hội, tác động vào văn hóa nghệ thuật, tín ngưỡng, lễ hội, du lịch... của tỉnh".
Nói cho "vuông" thì tỉnh cũng đã có nhiều cố gắng để tuyên truyền vận động nhân dân chăm sóc, gìn giữ đàn voi nhà, không bán sang nước bạn Lào và Campuchia qua đường biên giới, không sử dụng con voi quá sức, cố gắng tìm tòi các biện pháp để voi nhà có thể sinh sản.
Tỉnh cũng đã giao cho các ngành chức năng xây dựng "Đề án bảo tồn và phát triển đàn voi nhà" khá tốn kém...
Nhưng... Xin được đặt một chữ "nhưng" ở đây, vì tất cả những quan tâm đó có lúc đã "đặt" không đúng chỗ, vẫn phảng phất tính hình thức, tính lý thuyết, chưa gắn với thực tế. Và vì vậy chưa có hiệu quả thiết thực. Vì thế mà voi nhà của Đắc Lắc vẫn cứ "đội nón ra đi", số "vượt biên" số bị lâm tặc bắn lấy ngà bán cho những kẻ làm đồ trang sức, hoặc lấy xương bán cho các lò "cao tặc".
Có phải vì thế mà ông Y Ka, Bí thư Đảng ủy xã Krông Na khi gặp tôi đã phải thốt lên lời mong mỏi: "Tỉnh cần quan tâm bảo vệ voi nhà "thực lòng hơn"..."
Tôi nhớ, năm 2007 tỉnh Đắc Lắc đã từng giao cho Sở Thương mại - Du lịch của tỉnh làm chủ "Đề án bảo tồn và phát triển voi nhà". Vì không thuộc lĩnh vực chuyên môn này, Sở Thương mại - Du lịch Đắc Lắc phải thuê Trung tâm Sinh thái Môi trường và Tài nguyên của Trường Đại học Công nghiệp TP.Hồ Chí Minh xây dựng đề án.
Hồi ấy đã có ý kiến cho rằng: Lãnh đạo tỉnh đã "đặt" sự quan tâm không đúng chỗ. Sao lại là Sở Thương mại - Du lịch mà không phải Sở NNPTNT, hoặc Chi cục Kiểm lâm của tỉnh làm chủ đề án? Sao lại thuê Trung tâm Sinh thái môi trường và tài nguyên của Trường Đại học Công nghiệp mà không phải là Viện Sinh thái Tài nguyên sinh vật, một viện chuyên ngành về lĩnh vực nghiên cứu tài nguyên sinh vật, trong đó có nhiều chuyên gia đầu ngành của nước ta về động vật hoang dã xây dựng đề án?
Có phải vì thế mà đề án đã chưa thuyết phục được nhiều vị lãnh đạo tỉnh, nhiều chuyên gia về động vật hoang dã trong tỉnh và vì thế đến nay nó vẫn nằm yên trên bàn giấy? Trong khi đó thì việc bảo tồn đàn voi nhà đã cấp thiết lắm rồi.
Những việc cần làm ngay
Hiện nay, đàn voi nhà ở Đắc Lắc chỉ còn 36 con, không chỉ ít về số lượng mà còn kém về chất lượng, vì trên 70% đã cao niên (trên 50 mùa xuân), khả năng làm "chuyện ấy" đã "không còn được chị em tin tưởng"; trong điều kiện rừng bị thu hẹp, môi trường sống thuận lợi cho voi không còn, thì việc tìm cho voi một "bãi đáp" thuận lợi và tạo điều kiện cho những con voi nhà còn lại có dịp tiếp xúc, "giao lưu trao đổi tình cảm" vào mùa động dục là hết sức cần thiết.
Theo ông Y Vân, Phó Chủ tịch xã Krông Na, sở dĩ lâu nay voi nhà sinh sản ít, là do vào mùa động dục nó rất hung dữ, có thể tấn công cả nài voi, vì thế người ta phải xích vào gốc cây lớn, bỏ đói nhiều ngày làm cho nó kiệt sức, nhằm kìm hãm tính hung dữ của nó. Nếu mùa động dục tất cả voi nhà đều được thả vào rừng để chúng được tự do kết bạn thì khả năng có bầu của những con voi cái còn trong độ tuổi sinh đẻ là rất cao. Vì thế trước mắt tỉnh cần giao cho một ngành chức năng, vận động và có chính sách hỗ trợ các hộ dân, các doanh nghiệp có voi, đến mùa động dục (từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau) thì đưa chúng vào Vườn quốc gia Yôk Đôn thả cho chúng được sống tự do.
Nhiều chuyên gia cũng cho rằng đã đến lúc cần tính đến biện pháp thụ tinh nhân tạo cho voi nhà. Tỉnh Đắc Lắc nên chủ động bàn bạc, phối hợp với Bộ NNPTNT, mời các chuyên gia giỏi về voi, nghiên cứu cách làm này. Đây là phương pháp chưa ai làm cho voi, nhưng hoàn toàn có thể thành công, từ đó sẽ mở ra một cách bảo tồn voi nhà có tính bền vững cao.
Một số cán bộ của huyện Buôn Đôn là người bản địa cũng đề nghị: Nhà nước nên xem xét và cho phép đồng bào mỗi năm vào rừng săn bắt một đến hai con voi rừng, đưa về thuần dưỡng để vừa bổ sung cho đội ngũ voi nhà vừa duy trì một sinh hoạt văn hóa nổi tiếng của Bản Đôn. Hiện voi rừng ở vùng Bản Đôn - Ea Súp (Đắc Lắc) còn khá nhiều, khoảng trên 40 con, hàng năm vẫn ra phá hoại hoa màu của đồng bào trong khu vực.
Nếu Đắc Lắc không cấp bách có ngay các giải pháp hữu hiệu bảo tồn voi nhà thì 5-10 năm nữa, voi nhà sẽ "sạch bóng"! Đó là lời cảnh báo hoàn toàn có căn cứ.
Lao động