hchungkt80
Dịch giả Vietpet
Đến nay, anh Văn Đình Thành không thể nhớ bàn chân mình đã tới bao nhiêu buôn làng, vượt bao nhiêu đèo cao, suối sâu ở Tây Nguyên để có được kho báu trên 10.000 cổ vật làm bằng đá của người tiền sử cách đây hàng ngàn năm.
Anh Văn Đình Thành và kho báu cổ vật bằng đá
Những năm đầu của thập niên 1990, dân đãi vàng khắp nơi đổ về các đoạn sông Krông Pôkô, thuộc địa phận xã Sa Bình, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum để tìm vận may. Anh Văn Đình Thành (ngụ tại TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) cũng dẫn đầu một đoàn người lặn lội vào bãi vàng khoét núi, đào hầm. Một lần, có một “phu vàng” tìm thấy từ dưới hố sâu một vật bằng đá, tròn xoe giống như chiếc bánh xe, ở giữa có lỗ xuyên qua, anh ta đập vỡ để xem bên trong đó có vàng không. Hình thù khá đặc biệt của vật đó khiến Thành khá tò mò, tìm hiểu, anh đoán rằng đây là đồ vật của người tiền sử. Tiếp tục đào đãi vàng ở bãi đá Lung Leng, anh và bạn bè không thấy vàng đâu, chỉ gặp toàn đá là đá, nhiều lúc đã nản chí và nghĩ đến chuyện “giải nghệ”. Những lúc nghỉ ngơi, anh lại cầm những viên đá "lạ" mân mê, cũng là để giải khuây cho đỡ mệt nhọc. Thấy anh quan tâm, mê mẩn những viên đá đẹp, nhiều người bảo: “Thứ đó có gì lạ đâu, đầy ra kia kìa! Còn có cả rìu đá, lưỡi cuốc bằng đá nữa...”, và họ mang đến cho anh những viên đá lạ ấy, đổi lại bằng ít tiền hút thuốc, ăn quà.
Thế rồi cơ duyên dẫn anh lang thang bao buôn làng, vượt đèo, lội suối khắp Tây Nguyên để có được những cổ vật phong phú, đa dạng này. Những chuyến đi dài ngày, anh mang nặng trên vai lương thực, thuốc chữa bệnh, quần áo, muối, cá khô... để đổi lấy đá. Khi phát hiện một cổ vật đẹp, quý, anh kiên nhẫn năn nỉ, thuyết phục chủ nhân để mua bằng được.
Từ thú sưu tập, anh Thành lao vào tìm sách đọc, tìm hiểu về đá cổ để nghiên cứu. Dần dà anh đã có một lượng kiến thức cơ bản về đá cổ, về thời kỳ đồ đá, anh đã hiểu và phân biệt được những hòn đá cổ bí ẩn trong bộ sưu tập của mình. Trong kho báu của anh hiện nay có đủ loại: công cụ để sản xuất nông nghiệp như cuốc đá, cào đá, rìu đá, dao đá, dụng cụ khoan lỗ để tra hạt; công cụ nghiền thực phẩm giống như chày, bàn nghiền; khuôn đúc đá, khuôn đúc đồng... phần lớn mang đặc trưng của hậu kỳ thời đại đá mới, nằm trong khung thời gian cách đây 3.000 - 4.000 năm. Mỗi thứ lại có nhiều hình thức, đặc trưng riêng. Đặc biệt, anh còn lưu giữ một loại vũ khí được làm bằng đá ngọc, trong đó có một chiếc gần như còn nguyên vẹn và bàn dùng đập vải vỏ cây được chạm khắc tinh xảo. Đa dạng nhất là công cụ "bôn răng trâu", dựa theo hình dáng chiếc răng trâu mà người Việt cổ chế tạo ra để phục vụ nông nghiệp. Các cổ vật khác như khoan, dùi, dao, bàn nghiền, trang sức... đều có niên đại từ 1.500 đến 6.000 năm.
Bài & ảnh: Trùng Dương
Anh Văn Đình Thành và kho báu cổ vật bằng đá
Những năm đầu của thập niên 1990, dân đãi vàng khắp nơi đổ về các đoạn sông Krông Pôkô, thuộc địa phận xã Sa Bình, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum để tìm vận may. Anh Văn Đình Thành (ngụ tại TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) cũng dẫn đầu một đoàn người lặn lội vào bãi vàng khoét núi, đào hầm. Một lần, có một “phu vàng” tìm thấy từ dưới hố sâu một vật bằng đá, tròn xoe giống như chiếc bánh xe, ở giữa có lỗ xuyên qua, anh ta đập vỡ để xem bên trong đó có vàng không. Hình thù khá đặc biệt của vật đó khiến Thành khá tò mò, tìm hiểu, anh đoán rằng đây là đồ vật của người tiền sử. Tiếp tục đào đãi vàng ở bãi đá Lung Leng, anh và bạn bè không thấy vàng đâu, chỉ gặp toàn đá là đá, nhiều lúc đã nản chí và nghĩ đến chuyện “giải nghệ”. Những lúc nghỉ ngơi, anh lại cầm những viên đá "lạ" mân mê, cũng là để giải khuây cho đỡ mệt nhọc. Thấy anh quan tâm, mê mẩn những viên đá đẹp, nhiều người bảo: “Thứ đó có gì lạ đâu, đầy ra kia kìa! Còn có cả rìu đá, lưỡi cuốc bằng đá nữa...”, và họ mang đến cho anh những viên đá lạ ấy, đổi lại bằng ít tiền hút thuốc, ăn quà.
Thế rồi cơ duyên dẫn anh lang thang bao buôn làng, vượt đèo, lội suối khắp Tây Nguyên để có được những cổ vật phong phú, đa dạng này. Những chuyến đi dài ngày, anh mang nặng trên vai lương thực, thuốc chữa bệnh, quần áo, muối, cá khô... để đổi lấy đá. Khi phát hiện một cổ vật đẹp, quý, anh kiên nhẫn năn nỉ, thuyết phục chủ nhân để mua bằng được.
Từ thú sưu tập, anh Thành lao vào tìm sách đọc, tìm hiểu về đá cổ để nghiên cứu. Dần dà anh đã có một lượng kiến thức cơ bản về đá cổ, về thời kỳ đồ đá, anh đã hiểu và phân biệt được những hòn đá cổ bí ẩn trong bộ sưu tập của mình. Trong kho báu của anh hiện nay có đủ loại: công cụ để sản xuất nông nghiệp như cuốc đá, cào đá, rìu đá, dao đá, dụng cụ khoan lỗ để tra hạt; công cụ nghiền thực phẩm giống như chày, bàn nghiền; khuôn đúc đá, khuôn đúc đồng... phần lớn mang đặc trưng của hậu kỳ thời đại đá mới, nằm trong khung thời gian cách đây 3.000 - 4.000 năm. Mỗi thứ lại có nhiều hình thức, đặc trưng riêng. Đặc biệt, anh còn lưu giữ một loại vũ khí được làm bằng đá ngọc, trong đó có một chiếc gần như còn nguyên vẹn và bàn dùng đập vải vỏ cây được chạm khắc tinh xảo. Đa dạng nhất là công cụ "bôn răng trâu", dựa theo hình dáng chiếc răng trâu mà người Việt cổ chế tạo ra để phục vụ nông nghiệp. Các cổ vật khác như khoan, dùi, dao, bàn nghiền, trang sức... đều có niên đại từ 1.500 đến 6.000 năm.
Bài & ảnh: Trùng Dương