hchungkt80
Dịch giả Vietpet
Tại Bình Thuận có một nhà nhiếp ảnh tài tử, có thể coi như có một không hai trong nền nhiếp ảnh Việt Nam, bởi "anh ta" rất chịu khó săn lùng những loài chim và thú hoang dã để chụp - đó chính là nhiếp ảnh Lê Hoài Phương.
Lê Hoài Phương, sinh 1961 tại xã Hàm Liêm, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận. Tốt nghiệp đại học 1986 tại Hà Nội, tuy hiện tại đang công tác tại Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Thuận, nhưng Phương rất mê chụp ảnh và đến với môn nghệ thuật này rất là tình cờ. Đó là vào 1986 khi người thân cho 1 chiếc máy ảnh AE1 hiệu Canon còn mới tinh trong hộp, 1 đèn flash và 3 cuốn phim. Có máy đúng ngay dịp người anh khai trương hiệu bánh trung thu ở quận Tân Bình, Phương đã "tài lanh" đem máy chụp. Phương kể: “Loay hoay mãi hơn 30 phút vẫn không tài nào chụp được, khi người anh hỏi, đành phải nói thật là không biết cách nào để lắp phim vào máy. Tôi nhờ người anh đem máy ảnh đến tiệm chụp ảnh gần nhất nhờ họ lắp phim vào, vậy là chụp… Nhưng khi về đến Phan Thiết tiếp tục "tài lanh" bắt đứa con trai mình làm mẫu chụp tiếp…đến khi không lên được phim nữa mới hoảng vì không biết cách nào để lấy phim ra. Tôi đem máy đến một minilab rửa hình cầu cứu, khi nhìn họ lấy phim ra tôi mới…à, thì ra vậy! Ngày hôm sau tôi đến lấy hình, và thật bất ngờ, chẳng có hình nào cả, mà chỉ là những tấm phim xám ngoét; họ còn nói máy tôi hư ống kính và phải tốn mớ tiền để sửa…(mãi sau này tôi mới biết rằng máy ảnh không hư gì cả, vì ở thời điểm đó tôi có biết gì về khẩu độ, tốc độ đâu…)”
Kể từ hôm đó, Phương cảm thấy hổ thẹn vì mình bị lừa nên đã quyết tâm tự tìm tòi học hỏi chụp ảnh qua sách vở. Trong số này có sách của tác giả: Nguyễn Cao Đàm và Trần Cao Lĩnh - Phương coi đó là kim chỉ nam đưa anh đến với môn nghệ thuật nhiếp ảnh, vì sách của 2 tác giả này có nói rất kỹ về cách chụp chim thú hoang dã của phương Tây và phương Đông. Ngoài ra Phương cũng đã tìm hiểu về chim ở những người buôn bán chim, những người nuôi chim kiểng, rồi đến những người đi săn chim trong rừng, đọc các loại sách nói về chim và thú rừng, xem hết các bộ phim nói về đời sống thiên nhiên hoang dã phát trên VTV1,VTV2,VTV3…và học tất cả những ai có hiểu biết về chim - thú rừng…mỗi lần như vậy Phương ghi chép rất cẩn thận. Cứ thế đến năm 2002 kiến thức của Phương về chim và thú rừng dần dần khá lên và từ đó Phương cảm nhận ra thế giới đời sống thiên nhiên hoang dã thật vô cùng kỳ thú.
Sau đó, Phương đã gom góp tất cả những gì dành dụm được, cộng với sự giúp đỡ của gia đình và bạn bè, Phương mua được chiếc máy ảnh EOS1new hiệu CANON và ống kính 300mm mở 1 khẩu f4. Tốc dộ chụp của máy có thể lên đến 9 frams/s. Có thể nói đây là chiếc máy ảnh chuyên nghiệp và từ đó ngày chủ nhật nào Phương cũng lặng lẽ vào rừng chụp ảnh chim thú và từng bước tích lũy kinh nghiệm về chụp ảnh, cũng như kiến thức về đời sống chi thú hoang dã... cho mình.
Đến năm 2003, Phương gần như thuộc hết tất cả tiếng hót của các loại chim thông thường có ở những cánh rừng thưa của huyện Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc ngoại thành Phan Thiết như: chim bói cá, sao vàng (*** cô), chim quyên, các loài chèo bẻo, liễu đinh, két, anh vũ, hoàng anh, các loài chim hút mật, các loài chim cu... đến các loài thú quí hiếm ở rừng già như chồn hương, khỉ cộc, rắn hổ mang chúa v.v…Nhờ đó mà khi vào rừng săn ảnh, anh không trở thành kẻ vô vọng ”tìm kim đáy bể, tìm chim trên rừng “ giữa trùng điệp của rừng!
Với Lê Hoài Phương qua nhiều năm nghiên cứu về động vật hoang dã đã nghĩ ra rất nhiều cách chụp rất đặc biệt như: Muốn ngồi ở trên cây được lâu ta phải treo võng trên ngọn cây, phải tính hướng gió, phải ngụy trang để phù hợp với màu lá, nếu cây quá cao quá trơn thì dùng kỹ thuật bắn dây qua cành, muốn ảnh nét - đẹp dùng kỹ thuật kèo nhảy, muốn xuống vực sâu phải dùng dây thừng, phải tự “vũ trang” đến mức cần thiết trước khi tiếp cận chúng... và vô vàn những thủ thuật, kiến thức khác về rừng, tùy mỗi loài ta lại có những kỹ thuật phù hợp. Trong nhiều năm qua, với những nỗ lực không ngừng nghỉ, Hoài Phương đã hoàn thành được 5 bộ ảnh mô tả một cách toàn diện, sinh động đời sống hoang dã có thể nói từ A đến Z của 5 loài.
Phương tâm sự: nếu biết yêu thiên nhiên với tất cả tấm lòng, thì chắc chắn bạn sẽ vượt qua được, đến khi những vất vả qua đi, hạnh phúc ở lại là những tác phẩm để đời! Phương đã chụp hơn 30 loài chim và thú rừng với hàng trăm thước phim slides, là chứng nhân cho sự kỳ diệu, đa dạng đời sống thiên nhiên hoang dã - một thông điệp nhỏ gởi đến tất cả mọi người: "hãy quan tâm bảo vệ môi trường hoang dã", vì bảo vệ đời sống thiên nhiên hoang dã là bảo vệ chính cuộc sống tươi đẹp của chúng ta!
Là một nhiếp ảnh gia hậu thế, được thừa hưởng nhiều thành quả quí giá của bậc tiền nhân, Phương rất tiếc chưa vinh dự một lần diện kiến 2 cụ: Nguyễn Cao Đàm và Trần Cao Lĩnh. Nhân đây, qua chuyên san Người Viễn Xứ cho phép tôi gởi đến vong linh thầy và gia quyến hai cụ: lòng thành kính ơn sâu, như những quả ngọt đầu mùa với tất cả tấm lòng chân thành của một học trò trưởng thành từ những tri thức quí giá của hai bậc đại thụ nhiếp ảnh Việt Nam. Hy vọng những gì thuộc về nhiếp ảnh hai cụ để lại cho đời mãi mãi là hạt giống tốt tiếp tục trở mình, nảy lộc - sinh chồi - đơm hoa - kết quả trong những tâm hồn nhiếp ảnh tài hoa; sáng tạo nên những tác phẩm nhiếp ảnh bất tử cho đời, tô đẹp thêm Tổ quốc Việt Nam thân yêu, xinh đẹp của chúng ta!
Đ.H
Lê Hoài Phương đang săn ảnh
Lê Hoài Phương, sinh 1961 tại xã Hàm Liêm, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận. Tốt nghiệp đại học 1986 tại Hà Nội, tuy hiện tại đang công tác tại Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Thuận, nhưng Phương rất mê chụp ảnh và đến với môn nghệ thuật này rất là tình cờ. Đó là vào 1986 khi người thân cho 1 chiếc máy ảnh AE1 hiệu Canon còn mới tinh trong hộp, 1 đèn flash và 3 cuốn phim. Có máy đúng ngay dịp người anh khai trương hiệu bánh trung thu ở quận Tân Bình, Phương đã "tài lanh" đem máy chụp. Phương kể: “Loay hoay mãi hơn 30 phút vẫn không tài nào chụp được, khi người anh hỏi, đành phải nói thật là không biết cách nào để lắp phim vào máy. Tôi nhờ người anh đem máy ảnh đến tiệm chụp ảnh gần nhất nhờ họ lắp phim vào, vậy là chụp… Nhưng khi về đến Phan Thiết tiếp tục "tài lanh" bắt đứa con trai mình làm mẫu chụp tiếp…đến khi không lên được phim nữa mới hoảng vì không biết cách nào để lấy phim ra. Tôi đem máy đến một minilab rửa hình cầu cứu, khi nhìn họ lấy phim ra tôi mới…à, thì ra vậy! Ngày hôm sau tôi đến lấy hình, và thật bất ngờ, chẳng có hình nào cả, mà chỉ là những tấm phim xám ngoét; họ còn nói máy tôi hư ống kính và phải tốn mớ tiền để sửa…(mãi sau này tôi mới biết rằng máy ảnh không hư gì cả, vì ở thời điểm đó tôi có biết gì về khẩu độ, tốc độ đâu…)”
Chích chòe lửa (ảnh chụp của LHP)
Kể từ hôm đó, Phương cảm thấy hổ thẹn vì mình bị lừa nên đã quyết tâm tự tìm tòi học hỏi chụp ảnh qua sách vở. Trong số này có sách của tác giả: Nguyễn Cao Đàm và Trần Cao Lĩnh - Phương coi đó là kim chỉ nam đưa anh đến với môn nghệ thuật nhiếp ảnh, vì sách của 2 tác giả này có nói rất kỹ về cách chụp chim thú hoang dã của phương Tây và phương Đông. Ngoài ra Phương cũng đã tìm hiểu về chim ở những người buôn bán chim, những người nuôi chim kiểng, rồi đến những người đi săn chim trong rừng, đọc các loại sách nói về chim và thú rừng, xem hết các bộ phim nói về đời sống thiên nhiên hoang dã phát trên VTV1,VTV2,VTV3…và học tất cả những ai có hiểu biết về chim - thú rừng…mỗi lần như vậy Phương ghi chép rất cẩn thận. Cứ thế đến năm 2002 kiến thức của Phương về chim và thú rừng dần dần khá lên và từ đó Phương cảm nhận ra thế giới đời sống thiên nhiên hoang dã thật vô cùng kỳ thú.
Chim phượng (ảnh của LHP)
Sau đó, Phương đã gom góp tất cả những gì dành dụm được, cộng với sự giúp đỡ của gia đình và bạn bè, Phương mua được chiếc máy ảnh EOS1new hiệu CANON và ống kính 300mm mở 1 khẩu f4. Tốc dộ chụp của máy có thể lên đến 9 frams/s. Có thể nói đây là chiếc máy ảnh chuyên nghiệp và từ đó ngày chủ nhật nào Phương cũng lặng lẽ vào rừng chụp ảnh chim thú và từng bước tích lũy kinh nghiệm về chụp ảnh, cũng như kiến thức về đời sống chi thú hoang dã... cho mình.
Đến năm 2003, Phương gần như thuộc hết tất cả tiếng hót của các loại chim thông thường có ở những cánh rừng thưa của huyện Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc ngoại thành Phan Thiết như: chim bói cá, sao vàng (*** cô), chim quyên, các loài chèo bẻo, liễu đinh, két, anh vũ, hoàng anh, các loài chim hút mật, các loài chim cu... đến các loài thú quí hiếm ở rừng già như chồn hương, khỉ cộc, rắn hổ mang chúa v.v…Nhờ đó mà khi vào rừng săn ảnh, anh không trở thành kẻ vô vọng ”tìm kim đáy bể, tìm chim trên rừng “ giữa trùng điệp của rừng!
Chim đầu rồng (ảnh của LHP)
Với Lê Hoài Phương qua nhiều năm nghiên cứu về động vật hoang dã đã nghĩ ra rất nhiều cách chụp rất đặc biệt như: Muốn ngồi ở trên cây được lâu ta phải treo võng trên ngọn cây, phải tính hướng gió, phải ngụy trang để phù hợp với màu lá, nếu cây quá cao quá trơn thì dùng kỹ thuật bắn dây qua cành, muốn ảnh nét - đẹp dùng kỹ thuật kèo nhảy, muốn xuống vực sâu phải dùng dây thừng, phải tự “vũ trang” đến mức cần thiết trước khi tiếp cận chúng... và vô vàn những thủ thuật, kiến thức khác về rừng, tùy mỗi loài ta lại có những kỹ thuật phù hợp. Trong nhiều năm qua, với những nỗ lực không ngừng nghỉ, Hoài Phương đã hoàn thành được 5 bộ ảnh mô tả một cách toàn diện, sinh động đời sống hoang dã có thể nói từ A đến Z của 5 loài.
Chim bói cá (ảnh của LHP)
Phương tâm sự: nếu biết yêu thiên nhiên với tất cả tấm lòng, thì chắc chắn bạn sẽ vượt qua được, đến khi những vất vả qua đi, hạnh phúc ở lại là những tác phẩm để đời! Phương đã chụp hơn 30 loài chim và thú rừng với hàng trăm thước phim slides, là chứng nhân cho sự kỳ diệu, đa dạng đời sống thiên nhiên hoang dã - một thông điệp nhỏ gởi đến tất cả mọi người: "hãy quan tâm bảo vệ môi trường hoang dã", vì bảo vệ đời sống thiên nhiên hoang dã là bảo vệ chính cuộc sống tươi đẹp của chúng ta!
Là một nhiếp ảnh gia hậu thế, được thừa hưởng nhiều thành quả quí giá của bậc tiền nhân, Phương rất tiếc chưa vinh dự một lần diện kiến 2 cụ: Nguyễn Cao Đàm và Trần Cao Lĩnh. Nhân đây, qua chuyên san Người Viễn Xứ cho phép tôi gởi đến vong linh thầy và gia quyến hai cụ: lòng thành kính ơn sâu, như những quả ngọt đầu mùa với tất cả tấm lòng chân thành của một học trò trưởng thành từ những tri thức quí giá của hai bậc đại thụ nhiếp ảnh Việt Nam. Hy vọng những gì thuộc về nhiếp ảnh hai cụ để lại cho đời mãi mãi là hạt giống tốt tiếp tục trở mình, nảy lộc - sinh chồi - đơm hoa - kết quả trong những tâm hồn nhiếp ảnh tài hoa; sáng tạo nên những tác phẩm nhiếp ảnh bất tử cho đời, tô đẹp thêm Tổ quốc Việt Nam thân yêu, xinh đẹp của chúng ta!
Đ.H