hchungkt80
Dịch giả Vietpet
Theo một nghiên cứu gần đây, khoảng 1 tỷ con ếch sống trong hoang dã đã được chế biến để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của con người mỗi năm.
Các nhà nghiên cứu đưa ra kết luận này từ phân tích thông tin thương mại quốc tế, mặc dù họ thừa nhận con số đó là không chắc chắn. Theo kết quả nghiên cứu, Pháp và Mỹ là hai nước có lượng hàng nhập khẩu lớn nhất, và một số nước ở Đông Á có mức tiêu dùng đáng kể.
Khoảng 1/3 số loài lưỡng cư nằm trong danh sách các loài bị đe doạ tuyệt chủng, chủ yếu do mất môi trường sống. Bên cạnh đó, sự săn bắt cũng được thừa nhận là tác nhân quan trọng gây hại cho các loài, ngoài biến đổi khí hậu, ô nhiễm và dịch bệnh - đặc biệt là bệnh nấm Chytridiomycosis gây ra sự tuyệt chủng nhanh chóng đối với lưỡng cư.
Nghiên cứu mới này được công bố trong cuốn sách tạp chí Bảo tồn đa dạng sinh học. Trước đây, ngành kinh doanh ếch hoang dã trên thế giới đã bị đánh giá thấp. Theo Corey Bradshaw thuộc Đại học Adelaide (Australia): “Những chiếc đùi ếch luôn có trong thực đơn ở các quán ăn tự phục vụ trong trường học của các nước châu Âu, các quầy hàng ở siêu thị và trên bàn ăn tối khắp châu Á cho đến các nhà hàng cao cấp trên thế giới”. Ở nhiều nước trên thế giới, các loài lưỡng cư được nuôi để chế biến thực phẩm nhưng chúng lại không được xét đến trong những phân tích mới.
Indonesia được xem như là nước xuất khẩu ếch lớn nhất – 5000 tấn mỗi năm – đồng thời cũng là nước tiêu thụ nhiều. Điều đó đã làm tăng sự lo ngại về tình trạng suy giảm số lượng ếch (do săn bắt) tại quốc gia này. Ở Mỹ, loài ếch chân đỏ California đang có nguy cơ tuyệt chủng.
Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, ngành kinh doanh lưỡng cư tương tự nghề cá trên thế giới. Việc thu hoạch ếch giống như mô hình nuôi cá biển – ban đầu các khu vực ở châu Âu và Bắc Mỹ bị thất bại, kế đó là Ấn Độ và Băng-la-đét, còn hiện nay ngành kinh doanh ếch đang có tiềm năng phát triển tại Indonesia.
Thiếu các dữ liệu cần thiết để giám sát và quản lý việc khai thác tự nhiên là mối quan tâm đáng kể. Các nhà nghiên cứu thì cho rằng cần phải thiết lập một hệ thống cấp chứng nhận cho người xuất khẩu nếu họ chứng minh được những động vật mà họ có đã được chấp nhận. Tuy nhiên, một phần lớn của việc buôn bán lưỡng cư bị cho là trái đạo đức. Các quy định về pháp luật ở nhiều nước còn nhiều kẽ hở nên dễ dẫn đến tình trạng lợi dụng việc kinh doanh buôn bán (được cho phép) để lách luật.
Thiennhien
Các nhà nghiên cứu đưa ra kết luận này từ phân tích thông tin thương mại quốc tế, mặc dù họ thừa nhận con số đó là không chắc chắn. Theo kết quả nghiên cứu, Pháp và Mỹ là hai nước có lượng hàng nhập khẩu lớn nhất, và một số nước ở Đông Á có mức tiêu dùng đáng kể.
Ở nhiều nơi, người ta tin rằng dầu được làm từ vòi trứng của ếch cái như một loại thuốc bổ cho cật và phổi và có thể điều trị các bệnh về hô hấp. (Ảnh: KFBG/BBC)
Khoảng 1/3 số loài lưỡng cư nằm trong danh sách các loài bị đe doạ tuyệt chủng, chủ yếu do mất môi trường sống. Bên cạnh đó, sự săn bắt cũng được thừa nhận là tác nhân quan trọng gây hại cho các loài, ngoài biến đổi khí hậu, ô nhiễm và dịch bệnh - đặc biệt là bệnh nấm Chytridiomycosis gây ra sự tuyệt chủng nhanh chóng đối với lưỡng cư.
Nghiên cứu mới này được công bố trong cuốn sách tạp chí Bảo tồn đa dạng sinh học. Trước đây, ngành kinh doanh ếch hoang dã trên thế giới đã bị đánh giá thấp. Theo Corey Bradshaw thuộc Đại học Adelaide (Australia): “Những chiếc đùi ếch luôn có trong thực đơn ở các quán ăn tự phục vụ trong trường học của các nước châu Âu, các quầy hàng ở siêu thị và trên bàn ăn tối khắp châu Á cho đến các nhà hàng cao cấp trên thế giới”. Ở nhiều nước trên thế giới, các loài lưỡng cư được nuôi để chế biến thực phẩm nhưng chúng lại không được xét đến trong những phân tích mới.
Indonesia được xem như là nước xuất khẩu ếch lớn nhất – 5000 tấn mỗi năm – đồng thời cũng là nước tiêu thụ nhiều. Điều đó đã làm tăng sự lo ngại về tình trạng suy giảm số lượng ếch (do săn bắt) tại quốc gia này. Ở Mỹ, loài ếch chân đỏ California đang có nguy cơ tuyệt chủng.
Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, ngành kinh doanh lưỡng cư tương tự nghề cá trên thế giới. Việc thu hoạch ếch giống như mô hình nuôi cá biển – ban đầu các khu vực ở châu Âu và Bắc Mỹ bị thất bại, kế đó là Ấn Độ và Băng-la-đét, còn hiện nay ngành kinh doanh ếch đang có tiềm năng phát triển tại Indonesia.
Thiếu các dữ liệu cần thiết để giám sát và quản lý việc khai thác tự nhiên là mối quan tâm đáng kể. Các nhà nghiên cứu thì cho rằng cần phải thiết lập một hệ thống cấp chứng nhận cho người xuất khẩu nếu họ chứng minh được những động vật mà họ có đã được chấp nhận. Tuy nhiên, một phần lớn của việc buôn bán lưỡng cư bị cho là trái đạo đức. Các quy định về pháp luật ở nhiều nước còn nhiều kẽ hở nên dễ dẫn đến tình trạng lợi dụng việc kinh doanh buôn bán (được cho phép) để lách luật.
Thiennhien