hchungkt80
Dịch giả Vietpet
Khoảng 6 giờ sáng, dân chơi chim chào mào ở Nha Trang (Khánh Hòa) lại kéo nhau đến công viên ở cuối đường Pasteur để… khoe chim. Ngày thường có khoảng 50 lồng chim, ngày thứ bảy, chủ nhật số lượng tăng lên đến hàng trăm lồng.
Đây là một trong số rất ít trường chim ở TP Nha Trang còn chơi theo kiểu tao nhã, không cá độ tiền. Mỗi sáng sớm, ở công viên này, người ta lại nghe tiếng hót ríu rít của chim chào mào. Anh Phạm Tuân, nhà ở đường Yết Kiêu, đã 10 năm chơi chim chào mào, cho biết: “Nuôi chim chào mào tuy dễ nhưng cũng nhiều công phu. Lúc đầu mua chim non (khoảng 50.000 – 70.000 đồng/con) về chăm sóc khoảng 6 - 8 tháng là có thể cho đi thi đấu. Tuy nhiên trong quá trình nuôi phải có biện pháp huấn luyện tiếng hót, tiếng ché (chóe) thì sau này đấu mới hay được. Mỗi người có mỗi phương pháp khác nhau, dân sành chơi chim thường treo lồng chim con cạnh lồng một con chim đã trưởng thành, hót hay, ché mạnh để chim non học tiếng hót, tiếng ché…”.
Anh Tuân cho biết thêm, trường chim này hình thành từ hơn 5 năm nay. Lúc đầu khoảng 50 người chơi, rồi tăng dần lên, đến nay có khoảng 200 người, tập hợp đủ các thành phần xã hội từ giáo viên, công an, luật sư đến người bán cà phê, xe thồ…Gọi là trường chim vì ở đây có thi thố đàng hoàng: sáng khoảng 6 giờ - 10 giờ, chiều khoảng 14 giờ - 17 giờ. Luật chơi ở đây cũng hết sức… nghệ sĩ: xếp tất cả lồng chim cạnh nhau để thi tiếng hót hay, tiếng ché khỏe, phong cách chơi đẹp. Chim nào hót hay, ché mạnh, phong cách đẹp thì thắng. “Tiếng hót, tiếng ché và phong cách chơi của chim là do anh em chơi chim tự bình chọn, thỏa thuận với nhau. Chỉ ra tiêu chí rõ ràng khó lắm”, anh Trần Lý Chiêu, một dân chơi chim chào mào lâu năm cho biết. Chim chào mào khi được xếp cạnh nhau để thi hót, sẽ hót đè giọng nhau, con nào giọng yếu sẽ sợ, xù lông, hoảng loạn. Những con bị như vậy, theo tiếng lóng của dân chơi chim là bị “lỏ” (không hót được), “bông gòn” (xù lông). Dân chơi chim chào mào lâu năm chia sẻ kinh nghiệm: “Phải đến trường chim mới chọn mua được chim hay, vì nhiều con ở nhà hót rất hay, ché rất mạnh, nhưng khi ra trường chim thì bị “lỏ”, “bông gòn”… chán lắm”.
Những con chào mào có tiếng hót hay, ché khỏe được dân chơi chim “nể phục” như: Thiết mộc chân, Cà pháo, Rồng mập, Thần điêu đại hiệp, Sà lách, Xoáy lưng… Trong đó nổi tiếng nhất vẫn là Thiết mộc chân và Thần điêu đại hiệp. Thiết mộc chân (bị tật một bên chân) có tiểu sử khá đặc biệt: Chim này lúc đầu của một người chuyên đi bẫy chim ở huyện Ninh Hòa (Khánh Hòa), và được dùng làm chim mồi. Sau đó, nó được ông chủ tên Tư mua để đi đấu trường, và nổi tiếng khắp Bình Định đến TP.HCM. Rồi do sơ sẩy, ông Tư để Thiết mộc chân bị gẫy một chân, sau khi chữa lành nó hót không hay nữa. Do mê con chim này, anh Trần Lý Chiêu đã bỏ 3,5 triệu đồng nài nỉ ông Tư để mua cho bằng được. Từ khi về tay anh, Thiết mộc chân bỗng “lấy lại phong độ”, thậm chí ché mạnh hơn trước. Con Thần điêu đại hiệp thì thường được xếp ở giữa bởi tiếng ché quá mạnh, làm những con xung quanh khiếp đảm. Điểm “khác người” của nó là khi ngủ ngóc đầu thẳng lên trời, trong khi các con khác thì chéo đầu sau cánh.
Cứ sáng sáng, mọi người lại mang chim đến trường chim này để khoe. “Ngồi nhâm nhi ly cà phê cóc, một ổ bánh mì và ngắm chim thi đấu, bình luận trao đổi về chim là một thú vui không phải ai cũng hiểu được”, một dân chơi chim chào mào bộc bạch.
Văn Kỳ
Đây là một trong số rất ít trường chim ở TP Nha Trang còn chơi theo kiểu tao nhã, không cá độ tiền. Mỗi sáng sớm, ở công viên này, người ta lại nghe tiếng hót ríu rít của chim chào mào. Anh Phạm Tuân, nhà ở đường Yết Kiêu, đã 10 năm chơi chim chào mào, cho biết: “Nuôi chim chào mào tuy dễ nhưng cũng nhiều công phu. Lúc đầu mua chim non (khoảng 50.000 – 70.000 đồng/con) về chăm sóc khoảng 6 - 8 tháng là có thể cho đi thi đấu. Tuy nhiên trong quá trình nuôi phải có biện pháp huấn luyện tiếng hót, tiếng ché (chóe) thì sau này đấu mới hay được. Mỗi người có mỗi phương pháp khác nhau, dân sành chơi chim thường treo lồng chim con cạnh lồng một con chim đã trưởng thành, hót hay, ché mạnh để chim non học tiếng hót, tiếng ché…”.
Anh Tuân cho biết thêm, trường chim này hình thành từ hơn 5 năm nay. Lúc đầu khoảng 50 người chơi, rồi tăng dần lên, đến nay có khoảng 200 người, tập hợp đủ các thành phần xã hội từ giáo viên, công an, luật sư đến người bán cà phê, xe thồ…Gọi là trường chim vì ở đây có thi thố đàng hoàng: sáng khoảng 6 giờ - 10 giờ, chiều khoảng 14 giờ - 17 giờ. Luật chơi ở đây cũng hết sức… nghệ sĩ: xếp tất cả lồng chim cạnh nhau để thi tiếng hót hay, tiếng ché khỏe, phong cách chơi đẹp. Chim nào hót hay, ché mạnh, phong cách đẹp thì thắng. “Tiếng hót, tiếng ché và phong cách chơi của chim là do anh em chơi chim tự bình chọn, thỏa thuận với nhau. Chỉ ra tiêu chí rõ ràng khó lắm”, anh Trần Lý Chiêu, một dân chơi chim chào mào lâu năm cho biết. Chim chào mào khi được xếp cạnh nhau để thi hót, sẽ hót đè giọng nhau, con nào giọng yếu sẽ sợ, xù lông, hoảng loạn. Những con bị như vậy, theo tiếng lóng của dân chơi chim là bị “lỏ” (không hót được), “bông gòn” (xù lông). Dân chơi chim chào mào lâu năm chia sẻ kinh nghiệm: “Phải đến trường chim mới chọn mua được chim hay, vì nhiều con ở nhà hót rất hay, ché rất mạnh, nhưng khi ra trường chim thì bị “lỏ”, “bông gòn”… chán lắm”.
Những con chào mào có tiếng hót hay, ché khỏe được dân chơi chim “nể phục” như: Thiết mộc chân, Cà pháo, Rồng mập, Thần điêu đại hiệp, Sà lách, Xoáy lưng… Trong đó nổi tiếng nhất vẫn là Thiết mộc chân và Thần điêu đại hiệp. Thiết mộc chân (bị tật một bên chân) có tiểu sử khá đặc biệt: Chim này lúc đầu của một người chuyên đi bẫy chim ở huyện Ninh Hòa (Khánh Hòa), và được dùng làm chim mồi. Sau đó, nó được ông chủ tên Tư mua để đi đấu trường, và nổi tiếng khắp Bình Định đến TP.HCM. Rồi do sơ sẩy, ông Tư để Thiết mộc chân bị gẫy một chân, sau khi chữa lành nó hót không hay nữa. Do mê con chim này, anh Trần Lý Chiêu đã bỏ 3,5 triệu đồng nài nỉ ông Tư để mua cho bằng được. Từ khi về tay anh, Thiết mộc chân bỗng “lấy lại phong độ”, thậm chí ché mạnh hơn trước. Con Thần điêu đại hiệp thì thường được xếp ở giữa bởi tiếng ché quá mạnh, làm những con xung quanh khiếp đảm. Điểm “khác người” của nó là khi ngủ ngóc đầu thẳng lên trời, trong khi các con khác thì chéo đầu sau cánh.
Cứ sáng sáng, mọi người lại mang chim đến trường chim này để khoe. “Ngồi nhâm nhi ly cà phê cóc, một ổ bánh mì và ngắm chim thi đấu, bình luận trao đổi về chim là một thú vui không phải ai cũng hiểu được”, một dân chơi chim chào mào bộc bạch.
Văn Kỳ