• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Một số kinh nghiệm phòng và chữa bệnh cho chó(st)

Lance Ng

New Member
 

 
 
MỘT SỐ BỆNH Ở CHÓ
 
 

Bạn nên theo dõi sức khoẻ của con chó của bạn tỉ mỉ, cẩn thận. Khi có những dấu hiệu mệt mỏi, ăn kém, đại tiểu tiện không bình thường. Ngay từ đầu bạn phải mời bác sỹ thú y đến khám và điều trị cho con chó của bạn ngay từ khi con chó chưa bị mắc bệnh nặng. Phòng bệnh chó chó tốt hơn là để cho nó bị mắc bệnh nặng và dẫn đến chết. Khi mà bạn đã bỏ khá nhiều công sức, thời gian, tiền bạc cho con chó của bạn.
 
 
Bệnh còi xương :
 

Chó mắc bệnh này là vì trong cơ thể không có đủ muối canxi. Bệnh còi xương còn do chế độ ăn, nuôi dưỡng, chăm sóc không hợp lý, chó bị suy dinh dưỡng do thiếu canxi, các loại vitamin nhóm A,B,C,D,E. . .
 
 

Những dấu hiệu đầu tiên của bệnh này, xuất khi chó ở độ tuổi từ 2,5 – 3 tuần tuổi chó con biểu hiện mệt mỏi, ngủ nhiều, ít chơi đùa, ở mi mắt, tai, trên môi, lưỡi xuất hiện nhu64ng nốt mần.
 
 

Ngay lập tức phải áp dụng những phương pháp cứu chữa nhanh và triệt để. Vì ở tuổi này chó bị còi xương là sự phục hồi rất chậm, thậm chí còn bị mắc bệnh khác hiểm nghèo dẫn đến chết chó.
 
 

Những biện pháp nhằm cứu chữa những triệu chứng ban đầu trong bệnh còi xương.
 

+ Tăng cường chế độ, khẩu phần ăn, có giàu chất đạm, khoáng, vitamin, . .
 

+ Tăng cường cho uống các loại vitamin nhóm A,B,C,D,E, chất khoáng.
 

+ Dùng thuốc gliserophotphat và gluconat canxi.
 

+ Cho chó ăn thêm thịt từ 500-600g trong ngày.
 

+ Cho chó chơi đùa, vận động, tắm nắng hợp lý.
 
 

Nếu cho mắc bệnh lâu mà không chữa được thì giá trị sử dụng sẽ giảm. Đồng thời ngoại hình con chó bị ảnh hưởng rất nhiều.
 
 
Bệnh đi ngoài ( bệnh tiêu chảy )
 

Chó mắc bệnh này là do hỗn hợp thức ăn không thích hợp, thức ăn bị ôi thiu, thành phần thức ăn có quá nhiều mỡ. Ruột của chó con còn mỏng do vậy thức ăn trên là nguyên nhân khiến chó bị đi ngoài. Nếu chó đi ngoài ra phân màu đen, tức là do ăn quá nhiều thịt. Nếu đi ngoài ra phân màu sáng là do ăn quá nhiều cháo đặc, hoặc là thức ăn có nhiều sữa thực vật. trong trường hợp này bạn cho chó ăn theo chế độ sau: cho chó ăn phomat tươi nhà làm, uống nước hoặc chó uống sữa chua đặc tươi, sữa chua. Không cho chó uống sữa tươi vì sữa tươi càng làm cho chó nặng thêm. nếu như chó con tiếp tục bị tiêu chảy mà bạn cho rằng rối loạn tiêu hóa không là một bệnh lây thì bạn nên chuyển sang cách chữa chạy sau : Trong vòng 1 ngày không cần cho chó ăn gì ngoài một ít táo loại nhỏ, cứ sau 2 giờ lại cho chó ăn. Đến đêm chó sẽ đói, lúc này cho chó ăn táo mà không cho uống nước vì cho uống nước chỉ làm cho chó nặng thêm. nếu như theo cách chữa này chỉ sau một ngày đêm chó của bạn sẽ khỏi vì trong táo chua có chứa axít pickon có tác dụng chữa bệnh đi ngoài. Ngày hôm sau bạn lại cho chó ăn, cứ 2 giờ cho chó ăn khoảng 1 thìa to thịt lợn nạc sống băm, có thể là phải bắt chó ăn. ngaòi ra không phải cho chó ăn gì hết. Nếu như chó không đi ngoài nữa thì đến chiều hôm đó bạn có thể cho chó uống một ít nước lã. Như các bạn đã rõ phương pháp chữa bệnh này rất có hiệu nghiệm vì táo chua nghiền nhỏ làm chết những chỗ bệnh trong dạ dày và ruột chó còn thịt nạc sống thì lại khôi phục lại những chỗ không bị ảnh hưởng. Chữa cho chó theo cách này ba hôm và chỉ cho chó ăn thức ăn sữa chua tươi như phomat tươi, kem tươi chua đặc. Khi bạn tin chắc chó đã khỏi bệnh thì lại cho chó ăn như bình thường ( trứng, thịt miếng nhỏ,, phomat, cơm nấu nhừ), không cho chó ăn sữa, bánh mì đen, bắp cải, xương. Chó bị đau bụng và bị lây do các thức ăn này.
 
 
Bệnh ( . . . . . . )
 
 

Dấu hiệu của bệnh : chó uể oải, không ăn uống, nôm mửa, đi ngoài. Khi thấy những dấu hiệu đầu tiên này bạn sẽ nhanh chóng mang chó đến bác sỹ thú y để khám.
 
 
Bệnh ho ốm
 

Bệnh này cũng làm cho chó bị đau bụng. Trong trường hợp bạn nghi ngời chó mắc bệnh thì không nên tự chữa cho chó mà trong trường hợp khẩn cấp phải gọi bác sỹ. Càng chẩn đoán và chữa trị cho chó càng nhanh càng tốt. khi chó đi phân lỏng hay sệt thì cho chó uống thuốc mạch nha 0,25 viên tức là ¼ viên/2lần/ngày. Nếu như chó đi ngoài nặng thì cho uống ½ viên thuốc phtalazon 3 lần/ngày. Khi chó đói bụng cho chó ăn lòng trứng sống với vài viên than hoạt tính ( lúc đầu nghiền thành bột ) hoặc cho uống dung dịch thuốc tím loãng. Khi chó đi ngoài cho chó ăn cháo gạo hoặc nước cháo. Nếu như cách chữa này không có hiệu quả thì nên đưa chó đến bác sỹ thú y.
 
 
Bệnh táo bón
 

Khi chó bị táo bón thì cho chó uống thuốc rửapha với nước ấm. Cho chó con 1 tháng tuổi uống ¼ cốc cho chó 2 tháng tuổi uống ½ cốc, cho chó ăn các loại thực phẩm chế biến từ dữa, rau và sữa chua. Có thể cho thêm vào một thìa dầu ăn ( dầy hướng dương, dầu và gietin ).
 
 
Bệnh giun sán
 

Giun sán làm chó ốm yếu không lớn được. Khi bạn gnhi chó bị giun sán thì lấy phân chó đem xét nghiệm, khi đã biết kết quả rõ ràng thì bác sỹ cho thuốc. Để phòng bệnh giun sán nên cho chó ăn tỏi 3 lần/tuần. Bí đỏ nấu với kiều mạch cũng là một phương thuốc trị giun sán. Thường thì tẩy giun sán chó 2 lần/năm ( vào mùa xuân và mùa thu ) bằng thuốc tẩy giun.
 

Nhữngdấu hiệu của bệnh giun sán :
 

+ Ăn uống thất thường.
 

+ Đi ngoài theo chu kỳ mà mới đầu không rõ nguyên nhân.
 

+ Lông phai nhạt, gầy, sườn hõm.
 
 
Bệnh tạng
 

Trên bụng và đầu có những nốt dị ứng ( phát ban ) đỏ ngứa và những mụn to. Có thể là do ăn trứng, mật ong và rong lá ( biển ). Một số chó bị bệnh này do uống sữa, cần phải tìm ra được nguyên nhân gây bệnh để dần loại bỏ thức ăn gây bệnh. Cho chó uống 10% dung dịch canxi clo 2 lần/ngày với sữa sau khi ăn một khoảng thời gian từ 1 tuần cho tới 10 ngày.
 
 
Bệnh dịch
 

Là bệnh lây nhiễm chó ở bất kỳ lứa tuổi nào cũng bị nhưng chó ở lứa tuổi từ 3 tháng đến 1 năm tuổi. Thông thường chó sẽ dễ dàng qua được bệnh dịch nhưng vì phát hiện không kịp thời do vậy chó thường bị chết. Những chó bệnh thường là nguồn lây bệnh cho những chú chó khoẻ mạnh và ngay cả những chú chó khoe cũng là vật mang mầm bệnh tiềm tàng. Bạn không nên cho chó đùa nghịch với những chú chó khác. Phân của chó bị bệnh cũng như rớr rãi, thức ăn thừa cũng là nguồn lây bệnh cho chó khoẻ. Việc xác định được những triệu chứng ban đầu của dịch bệnh là rất quan trọng.
 
Nước mũi chảy ra
 
Nôn mửa
 
Đi ngoài
 
Quanh mũi và mắt đỏ, sợ ánh sáng.
 
 

Khi đó chó có thể chán ăn và khó tính, ăn uốn thất thường hoặc là bị kích thích theo thời kỳ. Nhiệt độ bình thường của cơ thể chó đo ở hậu môn đến 39,3o . Những dấu hiệu của bệnh thông thường rất rõ bởi vậy bạn phải theo dõi chó hàng ngày rất cẩn thận. Bất kỳ một sự thay đổi nào trong ăn uống của chó đều phải chú ý.
 
 

Sau khi bị bệnh dịch chó có thể bị biến chứng nghiêm trọng như tứ chi yếu đi khi bị chứng co giật thần kinh. Chó bị đau gan bị những co giật do đó khi thấy những dấu hiệu đầu tiên của bệnh dịch thì bạn phải đo nhiệt độ cơ thể chó ngay lập tức đến bác sỹ thú y. Không nên cho chó bị bệnh đùa nghịch với chó khác để nó không lây bệnh cho chó lành. Nên để chó ở nơi ấm áp, không nên cho chạy ra đường. Khi bạn thấy chó của mình có các dấu hiệu đầu tiên của bệnh dại thì bạn nên thông báo cho những người có chó biết để cùng áp dụng những biện pháp chữa trị.
 
 
Cách phòng dịch
 

Cần phải tiêm Vacxin cho chó to từ 3-5 năm tuổi. Chỉ tiêm cho chó khi chó khoẻ, không được tiêm cho chó con khi trời nóng và lạnh quá cũng như khi trời mưa. Nếu như chó của bạn bị bệnh dịch thì bạn nên nhớ rằng chó của bạn đã mang mầm bệnh trong vòng 3 tháng và bạn không nên đưa chó đến bãi tập cũng như đi dạo. Chó đã qua được bệnh dịch thì có khả năng miễn dịch hẳn cho đến khi chết.
 
 
Bệnh lây truyền do virus
 

Là một loại bệnh truyền nguy hiểm khác do virus gây ra. Trước tiên đây là bệnh lây truyền gây ra cho bộ tiêu hóa của chó và bệnh này được phát hiện và ghi nhận ở nước ta từ năm 1980. Chó con trong độ tuổi từ 1 – 5 tháng tuổi có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nhưng đôi khi cả những chó to hơn cũng bị bệnh này. Bệnh này diễn ra rất ác liệt. Triệu chứng lâm sàn của bệnh này thường là chó bị nôn thóc ra với chất nhầy dẫn đến chó bị mất nước. Nhiệt độ có thể lên tới 41o sau đó lại trở lại nhiệt độ bình thường hoặc có khi nhiệt độ lại tụt xuống thấp hơn. chó bị đi ngoài nặng, phân bốc mùi. Khi chó bị đi ngoài ra màu thường kéo dài trong 3 ngày đêm thì chó có thể chết. Bệnh này diễn ra rất nhanh và cấp tính bởi vậy mỗi phút đều rất quý. Cứu chữa truyền do virus gây ra kịp thời có thể sẽ cứu được chó.
 
 
Cách phòng bệnh lây do virus gây ra
 
Khi chó được 2-2,5 tháng tuổi phải tiêm vacxin sau đó khi chó được 6-7 tháng tuổi lại tiêm lại một lần nữa. Và từ đó cứ mỗi năm chó lại được tiêm một lần. khi trải qua được bệnh này rồi chì chó có khả năng miễn dịch.
 
Những điểm lưu ý về cách cho ăn khi chó ốm, sốt cao. Khi chó bị sốt cao không nên cho chó ăn thức ăn cứng vì nó không chỉ làm cho chó bị nặng thêm mà có thể sòn làm chó chết.
 

Trong tự nhiên động vật ăn thịt thường ẩn nấp trong hang hoấc và ngủ không săn mồi nên không ăn. Giai đoạn đầu của bệnh : khi nhiệt độ tăng thì nên cho chó uống nước hoặc cho chó uống mật ong, đêm đến cho chó uống tuhuốc rửa ruột.
 

Giai đoạn 2 của bệnh : khi nhiệt độ đã trở lại bình thường nếu như dạ dầy chó tốt. chó không bị đi ngoài thì bắt đầu cho chó ăn 3 lần/ngày. Hai ngày đầu cho ăn kiều mạch sống, trước đó trộn kiều mạch với sữa và nho khô nghiền nhỏ. Hai ngày tiếp theo sau đó cho chó ăn thịt băm ( cho chó ăn thịt nạc vào buổi trưa và buổi chiều ), còn buổi sáng tiếp tục chó ahó ăn phomat với sữa chua đặc. Đổi bữa cho chó bằng kiều mạch trộn với sữa, mật ong và nho khô. Hai ngày tiếp theo trong khẩu phần ăn buổi sáng cho ăn cà rốt loại nhỏ với dầu thực vật, một ít bơ. Dần dần cho ăn thịt thái to ra và chuyển sang cho chó ăn xương còn dính thịt. Sau đó có thể chuyển sang cho chó ăn khẩu phần ăn bình thường phù hợp với lứa tuổi và cách chữa bệnh chung.
 
Cách chữa bệnh viêm ruột cấp tính
 
Ngày thứ nhất và thứ hai : chỉ cho chó uống nước lã hoặc nước chè.
 
Từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 5 : Cho chó uống nước cốt lọc từ kiều mạch với mật ong(không được cho chó ăn cơm vì cơm làm thấm chất độc từ ruột chó vào máu ) cho uống 3 lần/ngày. Cứ tiếp tuc cho chó ăn theo chế độ ăn này cho đến khi thấy chó tiếp tục bị đi ngoài có nhầy là quá trình viêm trong dạ dày và ruột chó. Cho chó ăn 3 lần/ngày cho đến khi khỏi hẳn.
 
Nếu như chó khỏi bệnh đi ngoài thì trộn nước cốt kiều mạch với thịt nạc cho chó ăn 3 lần vào buổi sáng, trưa và tối. Ngoài ra cho chó ăn phomat tươi của nhà làm pha loãng với đường nho ( có thể lọc lấy đường gluocoza bằng vải xô ), mật, nho khô. Không nên trộn phomat tươi với sữa sữa tươi hoặc sữa chua vì sữa tươi chỉ làm cho chó bị đi ngoài thì ngay lập tức thôi không chó ăn nữa cho đến khi chó đã trở lại bình thường. Khi chó bị viêm ruột thừa và dạ dày cấp tính, tiếp tục chó ăn theo chế độ này chó đến khi chó khỏi hẳn.
 
 
Cách chữa viêm ruột mãn tính do thực phẩm
 

Cho ăn 3 lần/ngày : không cho chó ăn mỡ, xương , bột xương, rau, thức ăn tinh bột ở bất cứ dạng nào như sữa tươi, sữa chua đặc, cá , phomat.
 

Có thể cho chó ăn các thức ăn như : thịt nạc băm, phomat tươi tự làm, kiều mạch trộn với nước dùng có tách mỡ, nho khô, mật ong, táo ngọt, lòng đỏ trứng sống cho ăn cách ngày, cá chích muối, tỏi. Có khi cho ăn như vậy nhưng ngay sau khi chó đã khá hơn thì vẫn phải cho chó ăn theo chế độ này khá lâu.
 

Viêm ruột và dạ dầy mãn tính là những bệnh không chữa khỏi bằng thuốc. Chỉ một phương thuốc có hiệu nghiệm đó là chấ trong dạ dày bò lấy ở lò mổ và cho vào thức ăn cho chó. Còn có chế phẩm trong nước sản xuất đó là Dorogova ( XD; phần 2 ) sản xuất từ chất trong dạ dày bò. Bằng chế phẩm này có thể chữa được những bệnh đường ruột.
 

Nên nhớ rằng bệnh viêm ruột , dạ dày mãn tính có thể được phòng ngừa bằng cách cho ăn thích hợp hơn là chữa trị bằng những loại thuốc mầu nhiệm.
 
 

Cách chữa những bệnh lây nhiễm
 

Có thể chó phải chống lại sự lây nhiễm của các bện lây nhiễm này. vì vậy phải cho chó ăn thêm thức ăn có chứa nhiều chất đạm, Vitamin và chất khoáng. Nên cho chó ăn ít chất mỡ và gluxít vì các chất này làm chó chóng ngàn mà chó thì cần phải cho ăn uống tốt. các chất này không giúp cơ thể được miễn dịch khỏi bị bệnh lây nhiễm . Các thức ăn có chứa nhiều gluxít phải dễ tiêu hoá. Nếu như chó chán ăn thì không cho chó ăn thức ăn nhiều gluxít. Thức ăn cho chó phải có chứa nhiều các chất đạm, vitamin, chất sắt ( có thể cho chó uống ở dạng lỏng, htuốc bổ huyết có bán ở các hiệu thuốc ). Như vậy có nghĩa là phải cho chó ăn thức ăn nhiều rau, quả, thịt, cá , phomat tươi. Cho chó ăn các loại phomat không mặn, không nên cho chó ăn cá trích muối và các loại thực phẩm có chứa nhiều muối. Vì muối làm cho cơ thể không thải được chất độc phát sinh cùng với sự lây nhiễm do hoạt động của cơ thể. Cho chó ăn nhiều rau xanh, lòng đỏ trứng gà 3 lần/ngày, mỗi lần một ít. Nếu như chó ăn ít mà bệnh nặng thì có thể cho chó ăn 3-4 lần/ngày.
 
 

Cách chữa bệnh ngoài da
 

Chế độ ăn lả cách chữa trị chính. Như mọi người đã biết, bệnh ngoài da là do chế độ ăn uống không hợp lý bởi vậy đầu tiên bác sỹ sẽ kiểm tra khẩu phần ăn. thức ăn theo quy định có chứa nhiều chất đạm ( thịt bắp sống ), nhiều chất mỡ và axít không no, các loại Vitan-min. chất béo không được hciếm quá 20% khẩu phần ăn. còn trong trường hợp chủ nuôi gặp khó khăn trong chi tiêu thì lượng chất béo có thể chiếm 20% như : dầu thực vật, bơ, sữa chua, mỡ bò. Khi đặcb iệt khó khăn thì hàng ngày có thể cho chó ăn 3 thìa dầu thực vật/kg cân hơi. Nếu như bạn nghi chó bị dị ứng thực phẩm thì nên mang chó đi xét nghiệm thịt ngựa, lòng gà, lòng đỏ trứng, vỏ cam, quýt có thể gây ta dị ứng cho chó. khi thiếu thức ăn có thể cho thêm vào thức ăn của chó 2 thìa to mỡ lá ( mỡ lợn ) 2 lần/ngày, cho ăn liền trong 10 ngày sau đó một tuần lại chữa theo cách này.
 
 

Tủ thuốc gia đình
 

Thường thì trộn thuốc vào thức ăn như thịt miếng nhỏ, mật ong hay với bơ. Những thuốc đắng hoặc chua thì nên trộn với mật ong, thuốc nước thì cho vào thức ăn một ít rồi ngừng không để cho thuốc vào khí quản và phổi
 
 

Nếu như sau khi uống thuốc chó nôn ra thì cho chó uống thuốcvào lần sau, trộn thuốc với nước cốt kiều mạch ( một viên pha vào một thìa to nước cốt ). Tiêm các loại Vitamin cho chó nếu kông tiêm thì vitamin sẽ bị hỏng hoặc có thể không hấp thụ được.
 

Cần phải có : Một nhiệt kế để đo nhiệt độ, một bơm rửa ruột 70-100mm, nước oxy già, thuốc tím ( KmnO4 ), Iốt, dung dịch sinh lý axít ascotic trong ống ămpun, đường glucoza, cao dán cồn để rửa tai, băng bông, serucan ống và Pinicilin.
 
 
 

Lance Ng

New Member
Một vài phác đồ chữa trị cho chó mèo (st)

Kinh nghiệm học được từ thực tế và sách báo trong lúc những đứa con đang lâm nguy:(. Xin đc Chia sẻ cùng ace:
    
     1. Bệnh viêm ruột cấp.
     Triệu chứng: Bệnh xảy ra có thể do giun sán, thức ăn ôi thiu chứa vi khuẩn Salmonella, E.coli, do virut (Carê, Parvo,…), do thay đổi thức ăn đột ngột, do lạnh. Đầu tiên, vật bệnh giảm rồi bỏ ăn, sốt 39,5 - 400C, mũi khô, mắt kèm nhèm có rỉ, mệt mỏi, thích uống nước. Sau đó đau bụng, nôn mửa liên tục, đồng thời tiêu chảy dữ dội phân có màu xám vàng lẫn niêm mạc dạ dày - ruột (phân có nhầy). Đối với mèo khi cầm da gáy nhấc lên thấy hai chân sau và đuôi duỗi thẳng. Tiêu chảy phân màu đen hay vàng, mất mùi chua, có mùi thối khắm. Do tiêu chảy nhiều dẫn đến da khô, lông dựng, vật bệnh thích nằm một chỗ.
     Điều trị: Phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh nên có những phác đồ điều trị khác nhau.
     1.1. Viêm ruột do vi khuẩn.
     Bệnh hay xảy ra khi vật nuôi ăn thức ăn ôi thiu, thức ăn nhiều chất tanh. Bệnh xảy ra đột ngột, tiêu chảy nặng hay nhẹ phụ thuộc vào lượng thức ăn vào, độc tố vi khuẩn và lứa tuổi nhiễm bệnh. Trước hết, phải nhốt chó mèo, ngừng ngay thức ăn đang dùng, chỉ cho uống nước cháo loãng pha thêm Dizavit-plus, 1g/10kgP/lần, 2lần/ngày, kết hợp dùng thuốc điều trị 3 ngày như sau:
Cách 1:
- Tiêm bắp 1lần/ngày một trong các thuốc kháng sinh sau: Phar-combido (1ml/5kgP), Lincoseptin (2ml/5kgP), Enroseptyl-L.A (1ml/10kgP) để diệt vi khuẩn.
- Tiêm bắp Phar-complex C (tăng lực chó mèo), 0,5- 2ml/con, 1lần/ngày.
- Cho uống/ăn men Pharselenzym, 1g/5kgP, 1lần/ngày để tăng cường khả năng tiêu hoá.
Cách 2:
- Cho uống kháng sinh chó, mèo, gói 5g/10kgP/lần, 2 lần/ngày.
- Tiêm bắp Phar-nalgin C,  1ml/5kgP, 1lần/ngày để giảm đau hạ sốt.
- Cho uống/ăn men Pharbiozym, 1g/5kgP, 1lần/ngày để tăng cường khả năng tiêu hoá.
     1.2. Viêm ruột do giun.
     Khác với bệnh do vi khuẩn, vật bệnh vẫn ăn uống, nhưng do tiêu chảy nhiều nên gầy, bụng ỏng, đít beo, da khô, lông dựng. Mèo tiêu chảy phân loãng màu đen như màu cà phê, mùi thối. Trường hợp này không cần thay thức ăn, lưu ý hạn chế chất tanh.
Cách 1:
- Pharmectin, tiêm dưới da (vùng cổ), 1ml/5 kgP, một mũi duy nhất để tẩy giun.
- Cho uống/ăn men sống Pharbiozym hoặc Pharselenzym,  1g/5 kgP/ngày để tăng cường tiêu hoá.
Cách 2:
 - Cho uống Pharcaris (1g/6 kgP) hoặc Pharcado (2g/5kgP), một liều duy nhất để tẩy giun.
- Cho ăn/uống liên tục 5 ngày một trong hai loại men sống kể trên.
     1.3. Viêm ruột do sán dây.
     Triệu chứng lâm sàng chung biểu hiện như khi bị giun. Khác ở chổ khi bị sán nặng vật bệnh hay nằm ngữa dãy dụa, đi xiêu vẹo, xoay vòng, kêu gào khó chịu, gầy, thường xuyên cọ đít xuống đất do bị ngứa. Lông xù, cứng, dựng đứng. Đặc biệt, vật bệnh tiêu chảy triền miên, trong phân có thể lẫn các đốt sán, dùng thuốc giun thông thường không tẩy được sán, phải dùng thuốc đặc trị.
- Cho uống Pharcado, 2g/5 kgP, một liều duy nhất để tẩy sán. Đây là một trong số ít loại thuốc trên thị trường tẩy được sán dây.
- Tiêm bắp Pharcalci B12, 3 - 5 ml/con, 1 lần/ngày. Tiêm 3 ngày để trợ lực.
- Cho uống men sống Pharbiozym hoặc Pharselenzym, 1g/5kgP/ngày, liên tục 5 ngày để tăng cường khả năng tiêu hoá

     Chú ý:
- Trong thời gian tẩy giun, sán cần nhốt chó mèo, phân ủ kín, rắc vôi bột, tốt nhất là đốt để diệt trứng giun sán, tránh làm mầm bệnh phát tán ra ngoài.
- Trường hợp bị tiêu chảy nhiều chó mèo yếu, bỏ ăn nên ngoài việc dùng Dizavit-plus cho uống cần dùng nước sinh lý 0,9% hay dung dịch đường glucosa 5% đun ấm lên 370C, tiêm tĩnh mạch kheo (10 - 50 ml/con, 1lần/ngày), trường hợp không tiêm tĩnh mạch được có thể tiêm dưới da ở nhiều vị trí dọc hai bên sống lưng. Nếu thân nhiệt hạ xuống dưới 380C, trước hết tiêm cafein, giữ ấm để thân nhiệt bệnh súc trở lại bình thường (thân nhiệt chuẩn của mèo là 38,5 - 39,20C), sau đó mới được tiếp nước.
     2. Bệnh viêm phổi , viêm xoang mũi chó mèo.
     Triệu chứng: Viêm phổi có thể là triệu chứng của bệnh do vi khuẩn, virut, cảm lạnh do thời tiết hoặc tắm (uống) nước lạnh, lâu ngày không được vận động, giun đường phổi. Vật bệnh yếu, sốt, giảm hoặc bỏ ăn, ho, khó thở, khát  nước. Chảy dịch mũi, đôi khi hơi thở có mùi thối. Niêm mạc mắt xung huyết, mạch nhanh. Trước hết tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng, cho vật bệnh nằm chỗ ấm, dùng thức ăn dể tiêu hoá.
     Điều trị (3 ngày). Can thiệp càng sớm hiệu quả điều trị càng cao.
Cách 1:
- Tiêm bắp kháng sinh Phar-combido, 1ml/2,5-5kgP, 1lần/ngày hoặc Phargentylo-F, 1ml/4kgP/lần, 2lần/ngày để diệt vi khuẩn.
- Tiêm bắp Phar-nalgin C, 1ml/5kgP hoặc Pharti-P.A.I,  0,2ml/3kgP, 1lần/ngày để giảm đau hạ sốt.
Cách 2:
- Tiêm bắp kháng sinh Lincoseptin (2ml/5kgP), L.S-pharm (1ml/5kgP), Doxytyl-F hoặc Pharcolapi (1ml/10 kgP), 1lần/ngày.
- Kết hợp tiêm bắp Phar-pulmovet (nếu bệnh súc khó thở) và Phar-nalgin C để giảm đau hạ sốt, 1lần/ngày.

     3. Bệnh ghẻ, ve.
     Triệu chứng: Đây là bệnh xảy ra cấp tính hoặc mãn tính  do cái ghẻ Sarcoptes canis gây ngứa và tổn thương da ở chó mèo. Bệnh hay xảy ra vào mùa lạnh ở chó con có da mỏng, đặc biệt khi chuồng nuôi ẩm, bẩn, thức ăn thiếu vitamin, thiếu vận động. Triệu chứng chính là vật bệnh ngứa, nhất vào ban đêm. Lông vùng da tổn thương bị rụng, bắt đầu từ vùng đầu.
Lưu ý khi bị Eczema chó cũng bị ngứa nhưng ít hơn, da bị tổn thương ở bất kỳ vị trí nào và xảy ra quanh năm. Khi bị hắc lào chó không bị ngứa, phần da tổn thương bị phủ nhiều vẩy  màu xám.
     Trong bệnh ve thấy rất nhiều ve hút máu đầy 2 bên tai chó (Ảnh bên), chó bệnh ngứa, khó chịu nên hay vẩy tai. 
     Điều trị. Trước hết cách ly chó bệnh, cắt ngắn lông xung quanh vùng da tổn thương, sau đó dùng thuốc điều trị chung cho cả 2 bệnh chó như sau:
- Tiêm dưới da cổ Pharmectin, 1ml/5 - 7kgP, tiêm nhắc lại sau 1 tuần để diệt ve.
Hoặc pha 10ml Etox-pharm vào 5 lít nước, phun đều lên bề mặt da bệnh súc và khu vực chuồng nuôi, 10 ngày sau phun nhắc lại lần 2.
- Tiêm bắp Phar-complex C (tăng lực chó mèo), 0,5 - 2ml/con, 1lần/ ngày, tiêm bắp 3 mũi.
- Khi bị viêm da nhiễm trùng kết hợp tiêm 3 ngày kháng sinh Phar-combido, Pharcolapi hoặc Phar-D.O.C sẽ cho kết quả tốt.
     Chú ý:
- Cần vệ sinh sạch sẽ chuồng nuôi, phun Etox-pharm, có điều kiện chuyển chỗ nuôi để hạn chế bệnh súc tiếp xúc với cái ghẻ trong môi trường.
- Nếu chó rụng lông cho ăn Pharotin-K, 1g/3kgP/ngày, liên tục trên 10 ngày.
- Trong một số trường hợp cho chó ăn tương, nước mắm lông cũng bị rụng, nên lưu ý không được cho ăn những thức ăn này
     4. Bệnh Leptospirosis chó mèo.
     Triệu chứng: Đây là bệnh truyền nhiễm do Leptospira icteroheamorrhagie và L. canicola nguy hiểm không những đối với chó, mà còn đối với lợn, nhiều loài gia súc khác và cả người. Bệnh còn có tên gọi là bệnh Lepto. Đầu tiên chó bị sốt, mệt mỏi và yếu hai chân sau, bỏ ăn, nôn, khát nước. Về sau ở niêm mạc miệng xuất hiện các vùng màu đỏ, xuất huyết, bị vỡ ra và bong vẩy, hơi thở rất thối. Nếu tiêu chảy thường lẫn cục máu, có khi táo, nước đái lẫn máu hoặc màu vàng. Bị nặng dẫn đến vàng da, đặc biệt ở chó non. Càng về sau chó gầy yếu, tim loạn nhịp, thường chết vào ngày thứ 3 - 5. Trường hợp mãn tính, niêm mạc miệng và da bị bong vẩy, rối loạn tiêu hoá. Chó là vật truyền bệnh lepto cho lợn, ngược lại chó cũng dễ nhiễm bệnh lepto từ lợn, cho nên khi chó biểu hiện triệu chứng như trên cần điều trị ngay.
     Điều trị (4 - 5  ngày):
Cách 1:
- Tiêm bắp một trong các kháng sinh Phar-combido (1ml/2,5 - 5kgP), Combi-pharm (1ml/7,5kgP) hoặc Doxytyl-F (1ml/10kgP), 1lần/ ngày để diệt vi khuẩn.
- Phối hợp tiêm bắp Calci-Mg-B6  với Phar-nalgin C theo tỷ lệ 1/1,  5 - 10ml/con, 1lần/ngày.
Cách 2: Trường hợp bị nặng cần phối hợp điều trị như sau:
Sáng:  - Tiêm bắp kháng sinh Lincoseptin  (2ml/5kgP) hoặc L.S-Pharm (1ml/5kgP).
- Tiêm bắp Calci-Mg-B6 với Phar-nalgin C (tỷ lệ 1/1),  5 - 10ml/con.
Chiều: Tiêm bắp 1ml kháng sinh Supermotic với 2ml Phar-complex C cho 10 kgP/lần.
     Chú ý:
     Đối với chó cảnh, đặc biệt ở vùng có nguy cơ xảy ra bệnh lepto cần tiêm vacxin phòng bệnh lepto cho đàn chó.
 
     5. Bệnh báng nước chó, mèo.
     Báng nước chó, mèo là hiện tượng tích thanh dịch ở trong khoang bụng. Lượng dịch nhiều hay ít tuỳ theo từng trường hợp, có khi lên 15 - 20 lít ở một chó bệnh.
     Nguyên nhân. Có nhiều nguyên nhân khác nhau, như do tim hoạt động yếu nên tuần hoàn máu ở vùng bụng kém, rối loạn tuần hoàn máu khi bị bệnh gan (xơ gan), bệnh ung thư, sán dây, sán lá gan, bệnh phù (do thận hư), gầy, bệnh máu…
     Triệu chứng. 
Bụng bệnh súc căng to, khi thay đổi tư thế nằm lượng thanh dịch di chuyển nên hình dáng bụng của chó bệnh cũng thay đổi theo. Thăm khám phát hiện dịch ở khoang bụng. Phần lớn chó bệnh hay ngồi hoặc nằm và thở khó. Niêm mạc mắt, miệng thiếu máu. Thân nhiệt bình thường. Trường hợp nặng bị phù bụng và chân.
     Điều trị.
     Hộ lý.
 - Hạn chế nước uống và cho ăn nhạt, thức ăn dễ tiêu hoá.
 - Trường hợp cần thiết dùng bơm tiêm hút dịch ra. Có thể chọc dịch 1 - 2 lần.
     Dùng thuốc. Cần điều trị theo căn nguyên gây bệnh.
 - Nếu chó mèo bị bệnh sán dây:
 + Cho uống Pharcado, 2g/5kgP, một liều duy nhất để tẩy sán. Sau đó cứ 6 tháng tẩy một lần. Chó con dưới 2 tháng tuổi tẩy 1lần/tháng.
 + Tiêm bắp hoặc cho uống Phar-complex C (tăng lực chó mèo),  0,5 - 2ml/con, 1lần/ngày, liên tục 3 - 5 ngày.
 - Nếu chó mèo bị sán lá gan:
 + Tiêm bắp Nitroxynil với liều 0,4ml/10kgP hoặc cho uống với liều 0,6ml/10kgP, một lần duy nhất để tẩy sán. Sau đó cứ 6 tháng tẩy một lần.
 + Cho ăn/uống Phar-boga T, 1g/10kgP, 1lần/ngày, liên tục trên 7 ngày để giải độc gan rữa thận.
     Chú ý:
     Trong mọi trường hợp cần tiêm thêm Furo-pharm với liều 1 - 2ml/10kgP/lần, 1 - 2lần/ngày để giảm dịch viêm rất có hiệu quả.
     6. Bệnh viêm bao qui đầu chó.
     Viêm bao qui đầu là bệnh viêm niêm mạc đầu dương vật và niêm mạc bao qui đầu. Bệnh gây tích tụ chất thải (tinh dịch, nước tiểu) trong bao qui đầu, khi đái không thể thò dương vật ra ngoài, tổn thương dương vật cũng như nhiễm trùng roi (Trichomonas) và phẩy khuẩn (Vibrio) khi giao phối.
     Nguyên nhân
     Trước hết có thể do viêm đầu dương vật. Trong trường hợp này đầu dương vật sung huyết, sưng, đau và phủ dịch rỉ lẫn thanh dịch và dịch nhầy. Khi bị viêm đầu dương vật sinh mủ từ đầu bao qui đầu chảy lượng mủ không nhiều. Khi đáI chó không thể hoặc chỉ thò được một phần dương vật ra ngoài. Nếu viêm đầu dương vật sinh mủ kéo dài trên niêm mạc đầu và thân dương vật xuất hiện các vết loét hoặc mụn nước, đôi khi quá trình viêm ăn sâu vào bên trong dương vật (viêm hoại thư) gây chảy máu ồ ạt. Quá trình viêm đầu dương vật thường tiến triển sang viêm niêm mạc bao qui đầu mà người ta thường gọi chung là “viêm bao qui đầu”. Viêm bao qui đầu có thể xảy ra với dạng thanh dịch - cata, viêm mủ - cata, viêm mủ - màng giả, viêm loét, viêm hoại thư, viêm do trùng roi, do phẩy khuẩn. Chính vì vậy khi chó bị viêm bao qui đầu trước hết cần phải xác định có bị viêm do trùng roi hoặc phẩy khuẩn không để có phác đồ điều trị thích hợp.
     Triệu chứng
     Trong viêm bao qui đầu dạng mủ, loét hoặc hoại thư, bao qui đầu, đặc biệt phần cuối sưng rất to cho nên chó bệnh khi đái không thể thò dương vật ra ngoài.
     Viêm bao qui đầu dạng viêm mủ - cata và viêm mủ - màng giả có thể biến chứng thành apxe hoặc viêm tấy thành bao qui đầu. Trong trường hợp viêm bao qui đầu mãn tính, đặc biệt khi viêm loét và viêm có màng giả lỗ bao qui đầu bị co hẹp rất nhiều nên chó bệnh không thể thò dương vật ra ngoài. Trường hợp viêm nặng chó bệnh giảm hoặc bỏ ăn, chỗ viêm sưng tấy, đau.
     Điều trị
     Đây là bệnh điều trị đơn giản bằng cách tiêm kháng sinh và các loại thuốc giảm đau, giảm phù. Dưới đây chúng tôi mô tả trường hợp điều trị 3 ngày chó bệnh khỏi hoàn toàn. Sau khi bắt đầu tiêm thuốc được một ngày ổ apxe vỡ chảy mủ và chó bệnh ăn trở lại, sau 4 ngày vết thương đóng kín và  sau một tuần khỏi hẳn.
- Tiêm bắp kháng sinh Phar-combido, 1ml/7,5kgP, 1lần/ngày để diệt vi khuẩn.
- Tiêm bắp Pharti-P.A.I hoặc Phar-nalgin C, 1 - 2ml/10kgP, 1lần/ngày để giảm đau, chống viêm.
- Tiêm bắp Furo-pharm, 1ml/20kgP, 1lần/ngày để giảm phù.
     Chú ý:
- Trường hợp biến chứng phức tạp cần rữa bao qui đầu, 1lần/tuần bằng các loại thuốc sát trùng thông dụng như Chloramin T (3g/lít nước), thuốc tím 0,5%...
- Trường hợp viêm phát triển fibrin và tạo sẹo gây hẹp lỗ bao qui đầu chó không thể thò dương vật ra ngoài được cần mở rộng lỗ bao qui đầu bằng cách cắt dọc mép dưới bao qui đầu cho đủ rộng, sau đó khâu liền da với niêm mạc bao qui đầu dọc theo vết cắt.
- Trong thời gian điều trị không cho chó đực đi phối giống.
 
 

Lance Ng

New Member
Thức ăn cần tránh cho cún cưng( do Dũng Silat L.outlet.net dịch và trích dẫn-

CÁC LOẠI ĐỒ UỐNG CÓ CỒN - vì có thể gây ngộ độc, hôn mê và tử vong

TÁO, MƠ, ANH ĐÀO, ĐÀO VÀ LÊ - hột của các loại quả này có chứa chất đường xyanogen có thể gây ra nhiễm độc xyanua

QUẢ BƠ - quả này có chứa một nhân tố độc gọi là persin có thể làm tổn hại đến tim, phổi và một số mô khác. Quả bơ cũng có hàm lượng béo cao nên có thể gây ra rối loạn đường ruột, nôn mửa hoặc thậm chí viêm tụy. Hột của nó cũng độc và nếu nuốt phải có thể mắc kẹt trong ổng ruột và gây ra tắc nghiêm trọng khiến phải phẫu thuật để lấy ra.


THỰC PHẨM CHO TRẺ EM - loại có thể chứa bột hành là chất gây độc đối với chó (xem phần về hành phía dưới). Trước khi cho chó ăn bất kỳ loại thực phẩm của trẻ con phải kiểm tra thành phần xem có chứa bột hành không. Cho chó ăn chủ yếu thức ăn của trẻ có thể dẫn đến tình trạng thiếu chất.


XƯƠNG CÁ có thể đâm vào ruột non. Các loại xương khác nên để SỐNG, không nấu chín. Bản thân chúng tôi chỉ cho chó của chúng tôi ăn xương bò to, cũng có một số người nói rằng các loại xương khác cũng được. Bạn nên tự đưa ra quyết định và lựa chọn của mình về vấn đề này. Có các câu hỏi về các mảnh xương gãy/ vỡ ra khi chó gặm xương vì thế nên LUÔN LUÔN phải giám sát chó trong lúc ăn.


CÁC LOẠI ĐỒ UỐNG CHỨA CHẤT CAFFEINE (như là soda, trà, cafe) tác dụng như 1 chất kích thích và có thể làm đẩy nhanh nhịp tim của chó đến mức nguy hiểm. Chất caffein có thể làm tim đập nhanh, tai biến, chảy máu trong, và tử vong.


KẸO - kẹo không đường có chứa xylitol là chất đã được xác nhận là nguy hiểm đối với vật nuôi, làm tổn hại gan và tử vong ở một số chó. Thông tin này khá mới (2004) và có thể một số BSTY chưa biết đến.


THỨC ĂN CHO MÈO không tốt đối với chó! Thường nó chứa hàm lượng đạm và béo quá cao.

SÔ CÔ LA có chứa chất theobromine hoặc teophylline, cả 2 đều là chất kích thích tim và lợi tiểu. Khi ăn phải một lượng quá liều sô cô la, chó có thể trở nên kích động và hiếu động thái quá. Do tính chất lợi tiểu, chó có thể đái rất nhiều và khát nước một cách không bình thường. Bột coca và sô cô la dùng trong nấu nướng là các loại có hại nhất. Các loại này có chứa gấp 10 lần chất theobromine so với sô cô la sữa.

DẦU CHANH tỏa ra từ nến, dầu thơm, chất lỏng tạo thơm, và một vài loại sữa dưỡng da có thể gây nôn mửa.

MỠ TỪ MỘT SỐ BỮA ĂN CỦA NGƯỜI có thể gây rối loạn đường ruột, làm nôn mửa, đi ngoài và viêm tụy. Các dấu hiệu viêm tụy bao gồm nôn cấp tính khởi đầu (đôi khi kèm theo đi ngoài) và đau bụng mà khi nhấc chó lên sẽ thấy nó cong bụng lại hoặc giống như bị 'gãy' bụng. Chó có thể sẽ ốm rất nhanh và thường cần đến một lượng lớn chất lỏng và điều trị bằng kháng sinh.

NHO TƯƠI VÀ NHO KHÔ có chứa 1 chất gì đó chưa xác định được nhưng có thể làm tổn hại thận đến mức độ gây ra hỏng thận. Chỉ cần 1 nắm nho khô cũng có thể gây độc cho chó của bạn - 1 quả nho tươi cho mỗi pound (1/2kg) trọng lượng chó có thể là quá nhiều!

HOPS (1 loại cây dùng để nấu bia) khi nấu bia tại nhà có thể gây ra thở hổn hển, tăng nhịp tim, tăng nhiệt độ, tai biến, và cuối cùng là tử vong. Cái này có thể là do hops sau khi đã được dùng để nấu bia.

THỰC PHẨM BỔ SUNG CỦA NGƯỜI mà có chứa sắt có thể làm tổn hại đến men tiêu hóa và gây độc đối với 1 số cơ quan nội tạng khác bao gồm gan và thận.

GAN Nếu ăn Số lượng lớn gan có thể gây ra vitamin A độc tính, ảnh hưởng đến cơ bắp và xương. Với số lượng nhỏ, gan là tốt cho con chó của bạn, nhưng nếu lượng gan quá cao (các bữa ăn của gan nguyên ba lần một tuần hoặc hơn), nó có thể gây ra các vấn đề dinh dưỡng bởi vì gan có hàm lượng cao vitamin A. Các triệu chứng bao gồm xương bị biến dạng, tăng trưởng xương quá mức trên khuỷu tay và xương sống, giảm cân và chán ăn.

Hạt Macadamia có thể gây ra tê cứng, run, tăng thân nhiệt, đau bụng. Ăn ít nhất là sáu loại hạt không có vỏ đã được biết là gây ra nhiệt độ cơ thể cao, nhịp tim tăng tốc, run cơ xương, và yếu hoặc liệt của các chi sau. Con chó bị ảnh hưởng gặp khó khăn hoặc không thể tăng lên, đau khổ và thường thở hổn hển.

Hành và tỏi sống, nấu chín, hoặc ở dạng bột, có thiosunfat, sulfoxides và disulfides, mà có thể vỡ các tế bào hồng cầu và gây ra thiếu máu tán huyết. Các sắc tố màu đỏ từ các tế bào máu vỡ xuất hiện trong nước tiểu của con chó làm cho nó tối màu. Khó thở là do giảm số lượng các tế bào máu đỏ mang oxy đi khắp cơ thể. Các triệu chứng khác là nhiệt độ cơ thể cao, nhầm lẫn, và nhịp tim tăng lên. Tìm kiếm sự chăm sóc của Bác sĩ thú y ngay lập tức. Onion ngộ độc có thể xảy ra với một uống duy nhất của số lượng lớn hoặc với các bữa ăn lặp đi lặp lại có chứa một lượng nhỏ hành tây. Tình trạng này nói chung được cải thiện một khi con chó này là ngăn cản không ăn bất kỳ hành thêm. Tỏi cũng chứa các thiosulphate thành phần độc hại, nhưng có vẻ như rằng tỏi là ít độc hại và một lượng lớn sẽ cần phải được ăn để gây bệnh

Hạt Hồng giống có thể gây ra tắc nghẽn đường ruột và dạ dày RẤT khó chịu.

Trứng có chứa một loại enzyme được gọi là avidin, làm giảm sự hấp thu của biotin (một trong những vitamin nhóm B). Biotin là cần thiết để tăng trưởng và sức khỏe của lông chó. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề da và lông tóc. Trứng sống cũng có thể chứa Salmonella.

Quá nhiều muối có thể dẫn đến sự mất cân bằng điện giải.

Sản phẩm thuốc lá: thuốc lá điếu và Tàn thuốc lá, xì gà, ống thuốc lá, các bản vá lỗi nicotine hoặc kẹo cao su và thuốc lá nhai có thể gây tử vong cho chó. Các dấu hiệu của ngộ độc nicotine xuất hiện trong vòng một giờ và bao gồm hiếu động thái quá, tiết nước bọt, thở hổn hển, nôn mửa và tiêu chảy. Dấu hiệu nguy hiểm hơn bao gồm yếu cơ, co giật, sụp đổ,, hôn mê, tăng nhịp tim và ngừng tim.

Men hay bột bánh mì - khi ăn phải, nhiệt độ cơ thể chó của bạn làm cho bột tăng lên trong dạ dày. Trong quá trình tăng rượu được sản xuất từ bột mở rộng. Vật nuôi ăn bột có thể bị đau bụng, sưng lên, nôn mửa, mất phương hướng và trầm cảm. Vật nuôi chỉ cần ăn có số lượng nhỏ cũng đủ gây ra một số vấn đề, bởi vì bột bánh mì có thể tăng kích thước của nó nhiều lần và có thể vỡ dạ dày hoặc ruột.

Bài này Dũng silat gửi cho mình rủ cùng hỗ trợ dịch một phần nhỏ. Không biết giúp ích đc gì,chỉ mong các baby luôn khỏe và vui là đc r.*-:)
 
Top