hchungkt80
Dịch giả Vietpet
Mỗi năm trên 1 triệu động vật hoang dã đã bị biến thành “đặc sản” phục vụ cho những thực khách lắm tiền. Tình trạng buôn bán trái phép động vật hoang dã đã và đang diễn ra nóng bỏng.
Ngày 16/7/2009, Phòng Cảnh sát Môi trường Hà Nội bắt giữ được một con hổ đông lạnh và 11kg xương hổ được vận chuyển bằng taxi từ Thanh Hóa ra Hà Nội. Vụ việc này không phải là hy hữu khi chỉ riêng hai tháng đầu năm nay, Cảnh sát Môi trường đã thực hiện hai vụ bắt giữ hổ tại Hà Nội: một vụ vào tháng 1 với hai tấn sản phẩm các loài hoang dã bị bắt tại một nhà kho ở địa bàn quận Đống Đa, trong đó có sáu tấm da hổ và 2 bộ xương hổ; một vụ vào tháng 2 với 23 kg các bộ phận hổ đông lạnh cũng tại quận Đống Đa.
Trong năm 2008, cả nước có 15 vụ mua bán trái phép động vật hoang dã bị phát hiện, trong đó có vụ buôn bán, vận chuyển động vật hoang dã với số lượng lớn nhất từ trước tới nay với tổng giá trị lô hàng khoảng 70.000 USD.
Kết quả điều tra đối với hơn 2.000 người sống ở Hà Nội do Mạng lưới theo dõi, giám sát buôn bán động, thực vật hoang dã toàn cầu (Traffic) tiến hành cho thấy, hơn 47% số người được hỏi cho biết từng sử dụng các sản phẩm từ động vật hoang dã, trong đó có một hoặc cả ba loại: đồ ăn, đồ tăng cường sức khoẻ và đồ trang trí.
Đặc biệt, có tới 82% người từng ăn thịt thú rừng, 50% từng dùng các sản phẩm từ động vật hoang dã để tăng cường sức khoẻ; doanh nhân là nhóm thường hay sử dụng các sản phẩm từ động vật hoang dã nhiều nhất (43%), tiếp theo là công chức nhà nước với 34%.
Tại hội thảo “Bảo vệ động, thực vật hoang dã góp phần bảo tồn bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam” do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp tổ chức ngày 12/8 ở Ninh Bình, PGS.TS Nguyễn Đăng Vang - Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học, công nghệ và môi trường Quốc hội - đưa ra cảnh báo: Việt Nam không chỉ là nơi cung cấp mà còn là thị trường trung chuyển động, thực vật hoang dã đi các thị trường và nơi tiêu thụ khác. Điển hình như vụ bắt giữ 6,2 tấn ngà voi ở cảng Hải Phòng cho thấy Việt Nam ngày càng trở thành vị trí trung chuyển động thực, vật hoang dã trái phép sang thị trường quốc tế.
Các chuyên gia môi trường đã đưa ra một thực trạng đáng ngại đang diễn ra ở nước ta, đó là Luật Cấm săn bắt, mua bán động vật hoang dã ở Việt Nam vẫn còn những kẽ hở để cá nhân vi phạm có thể chối tội. Ví dụ, không có điều khoản nào phân biệt rõ hành vi tàng trữ động vật hoang dã, buôn bán động vật hoang dã hay là nuôi nhốt động vật hoang dã dù những hành vi này có mức độ rất khác nhau. Các hình thức xử phạt vẫn chưa đủ tính răn đe, vì thế có những người từng đóng tiền nộp phạt nhưng lại tiếp tục vi phạm rồi lại tiếp tục đóng tiền...
Dân trí
Ngày 16/7/2009, Phòng Cảnh sát Môi trường Hà Nội bắt giữ được một con hổ đông lạnh và 11kg xương hổ được vận chuyển bằng taxi từ Thanh Hóa ra Hà Nội. Vụ việc này không phải là hy hữu khi chỉ riêng hai tháng đầu năm nay, Cảnh sát Môi trường đã thực hiện hai vụ bắt giữ hổ tại Hà Nội: một vụ vào tháng 1 với hai tấn sản phẩm các loài hoang dã bị bắt tại một nhà kho ở địa bàn quận Đống Đa, trong đó có sáu tấm da hổ và 2 bộ xương hổ; một vụ vào tháng 2 với 23 kg các bộ phận hổ đông lạnh cũng tại quận Đống Đa.
Trong năm 2008, cả nước có 15 vụ mua bán trái phép động vật hoang dã bị phát hiện, trong đó có vụ buôn bán, vận chuyển động vật hoang dã với số lượng lớn nhất từ trước tới nay với tổng giá trị lô hàng khoảng 70.000 USD.
Một vụ vận chuyển hổ đông lạnh bị Cảnh sát môi trường bắt giữ. (Ảnh: Trần Cao Cường)
Theo Cục Cảnh sát môi trường - Bộ Công an, mỗi năm, thị trường Việt Nam tiêu thụ 3.400 tấn thịt động vật hoang dã (khoảng trên 1 triệu con). Nguồn cầu chính là các quán “đặc sản” tại các thành phố lớn chuyên phục vụ những thực khách sẵn sàng chi tiền. Vì thế tình trạng buôn bán mặt hàng này vẫn tiếp tục diễn ra gay gắt, nóng bỏng.
Kết quả điều tra đối với hơn 2.000 người sống ở Hà Nội do Mạng lưới theo dõi, giám sát buôn bán động, thực vật hoang dã toàn cầu (Traffic) tiến hành cho thấy, hơn 47% số người được hỏi cho biết từng sử dụng các sản phẩm từ động vật hoang dã, trong đó có một hoặc cả ba loại: đồ ăn, đồ tăng cường sức khoẻ và đồ trang trí.
Đặc biệt, có tới 82% người từng ăn thịt thú rừng, 50% từng dùng các sản phẩm từ động vật hoang dã để tăng cường sức khoẻ; doanh nhân là nhóm thường hay sử dụng các sản phẩm từ động vật hoang dã nhiều nhất (43%), tiếp theo là công chức nhà nước với 34%.
Tại hội thảo “Bảo vệ động, thực vật hoang dã góp phần bảo tồn bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam” do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp tổ chức ngày 12/8 ở Ninh Bình, PGS.TS Nguyễn Đăng Vang - Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học, công nghệ và môi trường Quốc hội - đưa ra cảnh báo: Việt Nam không chỉ là nơi cung cấp mà còn là thị trường trung chuyển động, thực vật hoang dã đi các thị trường và nơi tiêu thụ khác. Điển hình như vụ bắt giữ 6,2 tấn ngà voi ở cảng Hải Phòng cho thấy Việt Nam ngày càng trở thành vị trí trung chuyển động thực, vật hoang dã trái phép sang thị trường quốc tế.
Các chuyên gia môi trường đã đưa ra một thực trạng đáng ngại đang diễn ra ở nước ta, đó là Luật Cấm săn bắt, mua bán động vật hoang dã ở Việt Nam vẫn còn những kẽ hở để cá nhân vi phạm có thể chối tội. Ví dụ, không có điều khoản nào phân biệt rõ hành vi tàng trữ động vật hoang dã, buôn bán động vật hoang dã hay là nuôi nhốt động vật hoang dã dù những hành vi này có mức độ rất khác nhau. Các hình thức xử phạt vẫn chưa đủ tính răn đe, vì thế có những người từng đóng tiền nộp phạt nhưng lại tiếp tục vi phạm rồi lại tiếp tục đóng tiền...
Dân trí