Mối họa từ thịt thú rừng
26/01/2010 10:29 (GMT +7)
Theo các chuyên gia y tế, thịt thú rừng đắt, mất vệ sinh lại vừa nguy hại vì bị ngâm, tẩm, bơm bằng nhiều loại "thuốc độc" rất có hại cho sức khỏe con người. Điều đáng kinh hãi là các loại "thuốc độc" ẩn sau những miếng thịt rừng thơm lựng chính là bạn đồng hành của ung thư, căn bệnh đang là nỗi hãi hùng của của nhân loại chỉ xếp sau HIV/AIDS.
Anh Phùng Khắc Minh, tình nguyện viên của một tổ chức phi chính phủ hoạt động chuyên về lĩnh vực động vật hoang dã, cung cấp cho chúng tôi số điện thoại của một lái thú tên Quảng, chuyên gom thú rừng nuôi nhốt bị chết vì dịch bệnh đặng cung ứng thường xuyên cho các quán nhậu ở các quận 12, Tân Bình, Gò Vấp. Khi đã thân tình, Quảng bật mí: "Là dân trong nghề nên tui biết trên 90% đặc sản rừng trong các quán nhậu ở Sài Gòn như nhím, heo rừng, chồn, tay gấu… và nai là thú nuôi, thú bệnh không đấy".
Ham ăn thịt thú rừng - nhiều thực khách tự đưa mình đến với bệnh tậtSau gần hai giờ theo chân Quảng vòng vèo khắp các hang cùng ngõ hẻm ở quận 12, rồi chúng tôi cũng đến được trang trại hươu nai của ông Bá Sơn, chủ nhân của một con nai "chết cách đây 24 tiếng" đang đợi gã con buôn đến "rước". Ông Sơn đảo mắt sang Quảng, thở dài: "Nó đứt bóng sáng hôm qua nhưng do bận việc quá tôi quẳng vào tủ cấp đông rồi hẹn chú Quảng hôm nay đến tuyển đi đấy".
Qua trò chuyện với ông Sơn, được biết các chủ trang trại nuôi thú rừng ở khu vực TP Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận như Long An, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu… đều lưu sẵn các số điện thoại của đội quân chuyên săn thú chết như Quảng. Khi trang trại chẳng may có con thú nào đó tử nạn do dịch bệnh, thay vì vứt bỏ thì chủ trang trại vớt vát bằng cách alô cho các tay buôn đến "rước" đi. Hỏi vì sao chủ trang trại không xẻ thịt để dành lai rai thì Quảng quắc giọng: "Trước khi con vật lìa trần lão tiêm vào nó đủ thứ hóa chất, thuốc men, đặc biệt là thuốc kháng sinh. Trong từng thớ thịt của con nai bây giờ đều tràn làn dư lượng thuốc độc, ăn vào có nước á khẩu".
Công nghệ "mông má" kinh dị
Không chỉ tồn lưu dư lượng độc chất, nai chết theo tâm tình của Quảng thì thịt tím tái, máu bầm đen, lục ngũ tạng mau thối rữa nên bốc mùi kinh khủng. Để hóa giải, Quảng bật mí thường thì sau khi tuyển "cái xác" về nhà sẽ tiến hành “mông má” bằng cách mổ bụng moi vứt nội tạng, tiếp đó dùng muối diêm xát khắp trong ngoài rồi dùng bình hàn gió đá khò lửa thui cho vàng da. Tiếp đó gã bôi phẩm màu, bôi máu bò cho lớp thịt "sáng trở lại" để khi cắt thịt sẽ túa máu như nai vừa bị giết. Chậm rãi xé vỏ bao thuốc lá rồi nhón tay lấy một điếu rít sâu đến hóp cả má, Quảng tặc lưỡi: "Nếu chịu khó mông má bán sẽ được nhiều tiền hơn, còn bán mão vầy lời ít lắm. Như con nai gả cho chủ quán nhậu tao chỉ lời được khoảng một triệu".
Vào đến nhà hàng, con nai chết kia sẽ được các tay bếp thủ thêm một lần mông má bằng đủ thứ hương vị để "át mùi thum thủm, tăng hương vị thơm mùi rừng, đậm mùi rừng". Quảng và nhiều đồng nghiệp của gã khẳng định: "Tay nghề chế biến thú chết trôi, thú chết vì dịch bệnh của nhiều tay bếp thủ điêu luyện đến nỗi khi ra món, dẫu đó là món nướng hay luộc, hấp gì thực khách đều chết mê chết mệt ngay.
Với những con thú rừng nuôi nhốt chết vì dịch bệnh khác như heo rừng, gà rừng, kỳ đà, nhím… một khi lìa cõi hồng trần chúng đều đến với thực khách bằng lộ trình mông má kinh dị kia. Cũng từ các gã con buôn, chúng tôi còn được biết nếu không phải là thú chết vì dịch bệnh thì thực khách nuốt vào những con thú "rừng chính hiệu" nhưng được ướp hóa chất dùng ướp xác người là chất phooc-môn.
Theo các chuyên gia y tế, thịt thú rừng đắt, mất vệ sinh lại vừa nguy hại vì bị ngâm, tẩm, bơm bằng nhiều loại "thuốc độc" rất có hại cho sức khỏe con người. Điều đáng kinh hãi là các loại "thuốc độc" ẩn sau những miếng thịt rừng thơm lựng chính là bạn đồng hành của ung thư, căn bệnh đang là nỗi hãi hùng của của nhân loại chỉ xếp sau HIV/AIDS. Khoái lai rai thịt rừng, liệu có bao nhiêu thực khách hiểu được mối nguy hại ẩn mình sau trào lưu ẩm thực vương giả mà họ đã và đang dấn thân trong các tiệc nhậu đặc sản?
Gửi bài viết In bài viết
Cỡ chữ
26/01/2010 10:29 (GMT +7)
Theo các chuyên gia y tế, thịt thú rừng đắt, mất vệ sinh lại vừa nguy hại vì bị ngâm, tẩm, bơm bằng nhiều loại "thuốc độc" rất có hại cho sức khỏe con người. Điều đáng kinh hãi là các loại "thuốc độc" ẩn sau những miếng thịt rừng thơm lựng chính là bạn đồng hành của ung thư, căn bệnh đang là nỗi hãi hùng của của nhân loại chỉ xếp sau HIV/AIDS.
Rùng mình với thịt nai nhiễm kháng sinh
Anh Phùng Khắc Minh, tình nguyện viên của một tổ chức phi chính phủ hoạt động chuyên về lĩnh vực động vật hoang dã, cung cấp cho chúng tôi số điện thoại của một lái thú tên Quảng, chuyên gom thú rừng nuôi nhốt bị chết vì dịch bệnh đặng cung ứng thường xuyên cho các quán nhậu ở các quận 12, Tân Bình, Gò Vấp. Khi đã thân tình, Quảng bật mí: "Là dân trong nghề nên tui biết trên 90% đặc sản rừng trong các quán nhậu ở Sài Gòn như nhím, heo rừng, chồn, tay gấu… và nai là thú nuôi, thú bệnh không đấy".
Qua trò chuyện với ông Sơn, được biết các chủ trang trại nuôi thú rừng ở khu vực TP Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận như Long An, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu… đều lưu sẵn các số điện thoại của đội quân chuyên săn thú chết như Quảng. Khi trang trại chẳng may có con thú nào đó tử nạn do dịch bệnh, thay vì vứt bỏ thì chủ trang trại vớt vát bằng cách alô cho các tay buôn đến "rước" đi. Hỏi vì sao chủ trang trại không xẻ thịt để dành lai rai thì Quảng quắc giọng: "Trước khi con vật lìa trần lão tiêm vào nó đủ thứ hóa chất, thuốc men, đặc biệt là thuốc kháng sinh. Trong từng thớ thịt của con nai bây giờ đều tràn làn dư lượng thuốc độc, ăn vào có nước á khẩu".
Công nghệ "mông má" kinh dị
Không chỉ tồn lưu dư lượng độc chất, nai chết theo tâm tình của Quảng thì thịt tím tái, máu bầm đen, lục ngũ tạng mau thối rữa nên bốc mùi kinh khủng. Để hóa giải, Quảng bật mí thường thì sau khi tuyển "cái xác" về nhà sẽ tiến hành “mông má” bằng cách mổ bụng moi vứt nội tạng, tiếp đó dùng muối diêm xát khắp trong ngoài rồi dùng bình hàn gió đá khò lửa thui cho vàng da. Tiếp đó gã bôi phẩm màu, bôi máu bò cho lớp thịt "sáng trở lại" để khi cắt thịt sẽ túa máu như nai vừa bị giết. Chậm rãi xé vỏ bao thuốc lá rồi nhón tay lấy một điếu rít sâu đến hóp cả má, Quảng tặc lưỡi: "Nếu chịu khó mông má bán sẽ được nhiều tiền hơn, còn bán mão vầy lời ít lắm. Như con nai gả cho chủ quán nhậu tao chỉ lời được khoảng một triệu".
Vào đến nhà hàng, con nai chết kia sẽ được các tay bếp thủ thêm một lần mông má bằng đủ thứ hương vị để "át mùi thum thủm, tăng hương vị thơm mùi rừng, đậm mùi rừng". Quảng và nhiều đồng nghiệp của gã khẳng định: "Tay nghề chế biến thú chết trôi, thú chết vì dịch bệnh của nhiều tay bếp thủ điêu luyện đến nỗi khi ra món, dẫu đó là món nướng hay luộc, hấp gì thực khách đều chết mê chết mệt ngay.
Với những con thú rừng nuôi nhốt chết vì dịch bệnh khác như heo rừng, gà rừng, kỳ đà, nhím… một khi lìa cõi hồng trần chúng đều đến với thực khách bằng lộ trình mông má kinh dị kia. Cũng từ các gã con buôn, chúng tôi còn được biết nếu không phải là thú chết vì dịch bệnh thì thực khách nuốt vào những con thú "rừng chính hiệu" nhưng được ướp hóa chất dùng ướp xác người là chất phooc-môn.
Theo các chuyên gia y tế, thịt thú rừng đắt, mất vệ sinh lại vừa nguy hại vì bị ngâm, tẩm, bơm bằng nhiều loại "thuốc độc" rất có hại cho sức khỏe con người. Điều đáng kinh hãi là các loại "thuốc độc" ẩn sau những miếng thịt rừng thơm lựng chính là bạn đồng hành của ung thư, căn bệnh đang là nỗi hãi hùng của của nhân loại chỉ xếp sau HIV/AIDS. Khoái lai rai thịt rừng, liệu có bao nhiêu thực khách hiểu được mối nguy hại ẩn mình sau trào lưu ẩm thực vương giả mà họ đã và đang dấn thân trong các tiệc nhậu đặc sản?
Theo Thành Dũng
Gửi bài viết In bài viết