Mất chỗ ngủ, sếu đầu đỏ không về Kiên Giang
Lần đầu tiên trong hơn 20 năm qua, đàn sếu đầu đỏ không trở lại vùng đồng cỏ năng rộng lớn ở ấp Ba Núi, xã Bình An, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang để tìm mồi.
>> Người đếm sếu đầu đỏ ở Núi Mây
Theo anh Danh Hiền, một cộng tác viên lâu năm của Tổ chức bảo vệ chim Sếu Quốc tế, từ trước đến nay, đàn sếu thường ngủ qua đêm ở cánh rừng tràm phòng hộ rộng khoảng 200 ha do nhà máy xi măng Holcim quản lý.
Đàn sếu yêu thích nơi này vì suốt những tháng mùa khô, mực nước dưới chân rừng dao động trong khoảng 10-20 cm, rất thích hợp cho loài chim máu nóng lúc ngủ phải ngâm chân trong nước như sếu.
Chính vì vậy, hơn 20 năm qua, đàn sếu đều đặn có mặt ở vùng đồng cỏ năng rộng lớn thuộc ấp Ba Núi này để tìm mồi suốt những tháng mùa khô.
Sếu đầu đỏ trở lại Kiên Lương - Kiên Giang năm 2010 (Ảnh: Internet)
Tuy nhiên, mùa khô năm nay, mọi ngả thoát nước từ cánh rừng trên đều bị đắp chặn khiến mực nước chân rừng chỉ còn khoảng 1-1,5m, không đủ để đàn sếu ngủ qua đêm, nên tuyệt nhiên không thấy bóng dáng chúng bay về.
Sếu là loài chim di trú theo mùa, rất nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường. Trước đây, vào tháng 3/2010, đàn sếu đầu đỏ hơn 300 con trở lại vùng Tứ giác Long Xuyên tìm mồi trễ hơn một tháng cũng do những thay đổi môi trường.
Lần đầu tiên trong hơn 20 năm qua, đàn sếu đầu đỏ không trở lại vùng đồng cỏ năng rộng lớn ở ấp Ba Núi, xã Bình An, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang để tìm mồi.
>> Người đếm sếu đầu đỏ ở Núi Mây
Theo anh Danh Hiền, một cộng tác viên lâu năm của Tổ chức bảo vệ chim Sếu Quốc tế, từ trước đến nay, đàn sếu thường ngủ qua đêm ở cánh rừng tràm phòng hộ rộng khoảng 200 ha do nhà máy xi măng Holcim quản lý.
Đàn sếu yêu thích nơi này vì suốt những tháng mùa khô, mực nước dưới chân rừng dao động trong khoảng 10-20 cm, rất thích hợp cho loài chim máu nóng lúc ngủ phải ngâm chân trong nước như sếu.
Chính vì vậy, hơn 20 năm qua, đàn sếu đều đặn có mặt ở vùng đồng cỏ năng rộng lớn thuộc ấp Ba Núi này để tìm mồi suốt những tháng mùa khô.
Sếu đầu đỏ trở lại Kiên Lương - Kiên Giang năm 2010 (Ảnh: Internet)
Tuy nhiên, mùa khô năm nay, mọi ngả thoát nước từ cánh rừng trên đều bị đắp chặn khiến mực nước chân rừng chỉ còn khoảng 1-1,5m, không đủ để đàn sếu ngủ qua đêm, nên tuyệt nhiên không thấy bóng dáng chúng bay về.
Sếu là loài chim di trú theo mùa, rất nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường. Trước đây, vào tháng 3/2010, đàn sếu đầu đỏ hơn 300 con trở lại vùng Tứ giác Long Xuyên tìm mồi trễ hơn một tháng cũng do những thay đổi môi trường.
Theo B.T.Th
Người lao động