• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Mèo trong đa dạng tính ngưỡng

lollip0po

Member
(ĐCSVN) - Mèo là con vật được loài người yêu quý, hồn nhiên, ranh mãnh, đồng thời lại có cái gì đó rất nữ tính, kiều diễm, trung thành. Nhiều tài liệu nói rằng, mèo được con người thuần hóa tùy từng khu vực nhưng chậm nhất cũng đã từ bốn, năm nghìn năm. Tuy nhiên trong văn hóa thì con mèo được thần thoại, cổ tích các nước nói tới cũng đã khá lâu với quan điểm rất đa dạng.
Từ xa xưa, với đôi mắt sáng trong đêm, Mèo đã được coi là Vua bóng đêm, có khả năng phát hiện ra trộm. Điều thú vị là người Hàn Quốc nghĩ rằng Mèo có cùng suy nghĩ với tên trộm, vì thế cho nên có nhiều trường hợp Mèo cứu con người thoát nạn trong gang tấc. Thêm vào đó, loài Mèo còn cho chúng ta biết sự thay đổi của thời gian.

Vì từ “Mèo” trong tiếng Hán phát âm gần giống với từ chỉ những “người già” khoảng 70 tuổi cho nên người ta thường tặng tranh Mèo vào Lễ mừng thọ 70 của người già. Cũng có nhiều trường hợp người ta vẽ Bướm – mang ý nghĩa 80 tuổi – cùng với Mèo để tặng cho người già. Trong MinHwa, mèo còn được vẽ chung cùng hoa cúc vì loài hoa này tượng trưng cho cuộc sống tự tại, thanh thản với thiên nhiên, không còn liên quan đến thế giới bên ngoài. Cho nên Mèo và Hoa Cúc cũng xuất hiện trong MinHwa có ý nghĩa là đã đạt đến 70 tuổi
Ở Nhật Bản, mèo là con vật báo điềm không lành. Người Nhật tin rằng mèo có khả năng giết chết đàn bà và nhập hồn vào thân xác họ. Riêng con mèo Jingorô ở vùng Nikki thì lại hiền lành, trở thành có giá trị trang trí.
Ở Ấn Độ, mèo lại biểu thị sự khổ hạnh và là vật cưỡi của thần Vidali, trong khi ở Trung Quốc cổ, mèo là con vật lành và người ta dựa vào các điệu bộ của nó để tạo thành các điệu múa (trong truyện Đàn hương hình nổi tiếng của Mạc Can cho biết, có cả một loại hình múa hát lấy con mèo làm chủ thể).
Người Campuchia thường dùng mèo như vật dâng cúng (hoặc vị đại diện làm cầu nối) trong các lễ hội cầu mưa. Như vậy ở đất nước Chùa Tháp, con mèo luôn được nhớ đến khi có hạn hán.
Trong tâm thức người Celtes, mèo chỉ chiếm được vị trí khá khiêm tốn, thậm chí bị canh chừng như một kẻ nhiều xảo trá, tâm địa khó lường.
Ở Ai Cập, con mèo được thần thánh hóa, dân chúng tôn thờ nữ thần Bastet có hình hài con mèo, coi như vị thần ban phúc và bảo vệ con người. Rất nhiều tác phẩm nghệ thuật khắc họa con mèo thần này được cầm dao cắt đầu con rắn độc Apophis từng âm mưu lật đổ con thuyền đưa linh hồn người chết vượt qua sông Âm phủ.
Trong thế giới đạo Phật, mèo bị xem là kẻ vô cảm, không biết xúc động. Về mặt này, nó bị gán cùng một giuộc với rắn - tinh quái và lạnh lùng - trong một số nền văn hóa phi Phật giáo.
Trong thế giới người Xen-tơ (Bắc Pháp, Anh, Iếc-lăng) con mèo thần đã trừng trị kẻ gian toan đánh cắp chiếc vòng vàng của Moel-Duin, thủ lĩnh người Xen-tơ. Kẻ gian này đã bị biến thành tro bởi ánh lửa tóe ra từ mắt của mèo thần.
Trong thế giới Hồi giáo, mèo được trọng vọng (trừ mèo đen) vì có truyền thuyết rằng do lũ chuột quấy rầy các khách trên con tàu cứu sinh của Nóe. Nóe lấy tay vuốt trán con sư tử, sư tử hắt hơi, từ trong miệng nhảy ra một cặp mèo và cặp mèo này đã diệt lũ chuột. Người Hồi giáo tin rằng con mèo có bộ lông đen mượt (cùng với cặp mắt xanh lè) là kẻ có nhiều ma thuật.
Trong một vài nền văn hóa ở châu Phi, mèo tượng trưng cho sự tài giỏi, có khả năng thấu thị, giống như những nhà tiên tri. Mèo đặc biệt được quý trọng ở Bắc Mỹ. Tại đây, người ta coi mèo tượng trưng cho kẻ có chí lớn, biết cách đạt được mục đích. Vì thế, trong trường hợp mèo bị giết thì chỉ có “vì nhu cầu linh thiêng” mới biện hộ được. Nhưng ngay cả khi có đủ lý do để giết mèo, thì vẫn phải tuân thủ nghiêm ngặt những nghi thức được qui định chặt chẽ bởi cộng đồng, thậm chí là luật pháp.
Thành phố Kuching - thủ phủ của bang Sarawak ở Malaysia - lại nổi tiếng bởi một loài vật tạo nên biệt danh của nó: “Thành phố Mè
Mèo trong tranh dân gian Việt Nam
- Đám cưới chuột
o”! Nguồn gốc chủng loại mèo ở Kuching cho đến nay vẫn còn là bí ẩn. Ngay từ thế kỷ 16, những du khách nước ngoài đầu tiên đặt chân tới Kuching đã kinh ngạc khi chứng kiến cảnh thành phố ngập tràn mèo. Những con mèo nhởn nhơ nơi ngõ hẻm, vắt vẻo trên thành cửa sổ của dinh thự tráng lệ hoặc kéo nhau chạy hàng đoàn trên đường phố, thậm chí chui vào, quậy phá những nơi ăn nghỉ của du khách. Tuy nhiên, chẳng cư dân bản địa nào ở Kuching lại chán ngán hay bực tức vì mèo. Trong ngôn ngữ Mã Lai, “kuching” có nghĩa là “mèo”. Khi Kuching được nâng cấp từ một tỉnh nhỏ lên thành phố vào năm 1988, người dân nơi đây đã ăn mừng sự kiện này bằng cách dựng lên tượng một chú mèo ngay cổng vào thành phố. Bức tượng rất lớn, mang tên “Đại Miêu” và được coi là biểu tượng đầy tôn kính, tự hào của thành phố. Đây là một trong những tượng mèo lớn nhất, được quan tâm và chụp ảnh nhiều nhất trên thế giới. Người Trung Quốc tin rằng con mèo là sứ giả của điềm lành. Nhiều nơi trên đất nước rộng lớn này, người ta còn mô phỏng động tác của mèo trong các điệu múa cầu mong cho mùa màng.
Còn ở Việt Nam thì cũng giống như ở Nhật Bản, có tin là mèo báo điều không lành nên mới có câu: “Chó đến nhà thì giàu, mèo đến nhà thì nghèo”. Nhưng hơn thế, ở nước ta mèo còn là biểu tượng của bọn quan lại tham nhũng. Trong một bức tranh dân gian rất quen thuộc với mọi người là bức tranh Đám cưới chuột – cả một lũ họ hàng nhà chuột bé bỏng tổ chức đón dâu vui vẻ nhưng bị ông quan mèo thù lù ngồi trấn ở trên đầu, lũ chuột phải có xâu cá chép để hối lộ mèo mới hòng đi thoát.
Cùng là loài mèo, nhưng mỗi tôn giáo, mỗi dân tộc lại có một quan niệm khác nhau... đã làm nên sự đa dạng về văn hóa tín ngưỡng của các dân tộc trên thế giới./.


Trung Anh (tổng hợp)
 
Top