hchungkt80
Dịch giả Vietpet
Tin bò tót xuất hiện ở rừng Ma Nới (huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận) được loan đi như một tín hiệu vui cho rất nhiều người.
Chúng tôi đã thực hiện cuộc hành trình “lần theo dấu chân bò tót” và chứng kiến những chuyện kể lý thú cũng như những điều khốc liệt trong công tác bảo vệ loài vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng này ở vùng rừng “nóng” bậc nhất Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
Chuyện kể ở rừng Min
Tin bò tót xuất hiện mới mẻ, háo hức với hàng nghìn người nhưng với đồng bào Rắc Lây thì…xưa lắm rồi. Họ ít dùng từ “bò tót” và chẳng hề biết đến tên khoa học “Bos gourus” của loài thú quý hiếm được cả thế giới xếp vào nhóm “rất nguy cấp” trong Sách đỏ.
Bò rừng lông
Những người Rắc Lây từ ngàn xưa vẫn gọi loài vật “đầu trâu, mình bò, chân trắng” này là con min. Ở rừng Ma Nới (xã Ma Nới, huyện Ninh Sơn, Ninh Thuận) đã từng xảy ra những câu chuyện rùng rợn liên quan đến loài min mãnh thú.
Chiều bên rừng bò tót
Con đường rẽ từ quốc lộ 27 vào xã Ma Nới chỉ chừng hơn 20 km nhưng gồ ghề và mù mịt bụi đất. Những trảng rừng lúp xúp trên vùng đất khô khát hai bên đường nhuốm màu bạc phếch của bụi đất trông càng cằn cỗi. Chúng tôi tìm về vùng quần cư lâu đời của những người Rắc Lây can trường trong một buổi chiều muộn. Đời sống của những người dân suốt một thời chở che cho chiến khu cách mạng Anh Dũng, được Nhà nước đầu tư rất lớn những năm gần đây đã khá lên nhiều. Nhưng cái nghèo thì vẫn còn đó.
Ông bí thư Đảng ủy xã có cái tên khá lạ - Đá Mài Soai ngồi ở phòng làm việc nhìn qua cửa sổ chỉ vài trăm mét đã là rừng xanh nối tiếp trùng điệp. Vùng rừng hoang vu này đã trở nên nổi tiếng và được nhiều người biết đến trong những ngày qua nhờ thông tin “bò tót xuất hiện”. Nhưng với Đá Mài Soai, bò tót lại không phải là thông tin trọng tâm ông muốn nói. Từng có thời gian cả chục năm sống trong chiến khu Anh Dũng giữa rừng già, từng chứng kiến đồng đội bị min húc chết nên ông Soai chẳng lạ gì loài bò tót.
Ông mở đầu: “Dân ở đây vẫn còn nghèo lắm, xã chỉ có hơn 750 hộ nhưng 58% đã thuộc diện nghèo; mùa giáp hạt có tới hơn 40% số người thiếu đói”. Và chúng tôi hiểu đó là áp lực cho rừng! Ông bí thư già hơn cái tuổi xấp xỉ lục tuần hiểu rừng như hiểu chính lòng mình không ngẫu nhiên khi bắt đầu câu chuyện với chúng tôi bằng những thông tin về đời sống của người Rắc Lây – những người từng yêu rừng như máu thịt, hiện đang sống cạnh rừng và chứng kiến hàng ngày rừng đang bị tàn phá!
Phải rất lâu, chúng tôi mới hướng được “già làng” Đá Mài Soai trở về câu chuyện đàn min: “Chỉ còn tối đa độ chục con thôi mà! Ngày kháng chiến chống Mỹ trong chiến khu Anh Dũng, tôi từng nhìn thấy đàn min đông tới 50 – 60 con chạy ào ào qua rừng như một cơn bão! Giờ thì hết rồi, người ta săn dữ quá!”. Câu chuyện bò tót xuất hiện không phải không vui với Đá Mài Soai và những người dân Rắc Lây nhưng họ không hân hoan vì đàn min dũng mãnh, hung dữ trong tiềm thức của họ giờ chỉ còn là đàn thú cỡ chục cá thể và đang bị săn đuổi đến kiệt cùng. Trong ký ức của người Rắc Lây, loài min không dễ dàng tuyệt chủng đến như thế! Họ không muốn như thế!
Chuyện kể của những người Rắc Lây
Bò tót hay con min trong tiếng Rắc Lây được gọi là “Kvây”, có nghĩa là “con vật hung dữ và to lớn”. Đá Mài Soai và những du kích Rắc Lây cùng thế hệ với ông, từng chiến đấu ở chiến khu Anh Dũng đã có lúc phải trèo lên cây rừng để tránh mặt một đàn “Kvây” đông đến năm, bảy mươi con chạy ào ào, đè bẹp cả một khoảng rừng le. Một hình ảnh đẹp đến bạo liệt và kỳ vĩ của núi rừng! Với người Rắc Lây, min không phải là loài vật thiêng như voi hay cọp nhưng họ tránh săn bắn vì nó quá hung dữ và đó là loài vật luôn phản kháng mãnh liệt đến hơi thở cuối cùng khi bị tấn công bất ngờ.
Bò rừng Kouprey
Liên quan đến sự hung dữ của loài mãnh thú này, đã từng có người Rắc Lây phải trả giá bằng cả mạng sống của mình.
Ngày còn chiến đấu ở chiến khu Anh Dũng, một du kích có tên là Đá Mài Phân, trên đường từ chiến khu về làng đã bị min húc chết sau khi đã nổ súng bắn một con min trưởng thành.
Đá Mài Soai, lúc đó là đồng đội của của Đá Mài Phân và là người trực tiếp chứng kiến chuyện này kể rằng, sau khi phát hiện một con min đực lớn đi lẻ đàn, Đá Mài Phân đã xả hết một băng đạn AK nhưng không bắn trúng đầu con min. Sau một phút gục xuống, con mãnh thú bỗng vùng dậy và lao thẳng vào ông. Trong tích tắc, Đá Mài Phân đã bị con vật hung hãn tột độ dùng cặp sừng hất tung lên trời rồi quần nát.
Sau khi Đá Mài Phân tử nạn, con bò tót này cũng chết theo nhưng buôn làng phải cử tới 26 thanh niên trai tráng mới khiêng nổi xác nó về buôn xẻ thịt. Câu chuyện này xảy ra từ năm 1973 nhưng đến nay vẫn được rất nhiều “cây tơ ha” – già làng Rắc Lây kể lại để răn con cháu mỗi lần đi rừng.
Đúng 30 năm sau câu chuyện rùng rợn kể trên, vào năm 2003, tại tiểu khu 128 thuộc lâm phần Ma Nới, nơi bò tót xuất hiện gần đây, lại xảy ra một câu chuyện khác không kém phần li kỳ. Những người Rắc Lây phát hiện xác chết của một người đi rừng nằm cạnh đường mòn. Hành trang của nạn nhân chỉ có xoong nồi, dao đi rừng. Tin được báo cho công an huyện Ninh Sơn và Đơn Dương (Lâm Đồng).
Kết quả khám nghiệm hiện trường không tìm ra tung tích nạn nhân và cũng không có dấu hiệu án mạng, có thể nạn nhân bị ốm hoặc trúng gió độc dẫn đến tử vong. Sau đó, các cơ quan chức năng đã quyết định chôn cất người xấu số ngay tại hiện trường vì đường rừng quá xa.
Kỳ lạ thay, chỉ một đêm sau, toàn bộ nấm mộ của nạn nhân này đã bị húc tung và cây rừng xung quanh cũng bị quần nát, trên những thân cây lớn nham nhở vết sừng giận giữ. Khu vực mộ dày đặc dấu chân bò tót. Câu chuyện này đã được chúng tôi kiểm chứng qua người đã bỏ cả tháng trời để canh chụp hình bò tót ở tiểu khu 128 (nhân vật chính ở bài sau) và được anh cho biết: “Chuyện có thật trăm phần trăm nhưng không sao giải thích được!”.
Chuyện ‘Kvây” hay bò tót rồi cũng sẽ trở thành quá khứ, bởi đã quá lâu rồi những người Rắc Lây yêu rừng chẳng được nhìn thấy một con bò tót bằng xương, bằng thịt. Đa phần chỉ nghe đồn thổi và người may mắn lắm cũng chỉ nhìn thấy dấu chân loài min! Nhưng có một cán bộ lâm trường đã sống cuộc sống “Robinson” cả tháng giữa rừng để chứng minh với đồng bào Rắc Lây: “KVây” đang tồn tại! Không có anh, đàn bò tót ở rừng Ninh Thuận có khi đã bị cho là tuyệt chủng.
“Ở VN có hai loại bò hoang dã là bò rừng (Bos bangteng) và bò tót (Bos gaurus). Bòtót cao lớn hơn bò rừng, con trưởng thành đến 1,9m, nặng 800 - 1.000 kg, con đựccó thể lên tới 2.000 kg. Ước chừng cả hai quần thể còn tổng cộng 200 - 400 con,trong đó bò rừng nhiều hơn bò tót. Chính vì vậy mà với VN, bò tót vô cùng quýhiếm”.
TS Phạm Trọng Ảnh (ViệnSinh thái và tài nguyên sinh vật VN)
Chúng tôi đã thực hiện cuộc hành trình “lần theo dấu chân bò tót” và chứng kiến những chuyện kể lý thú cũng như những điều khốc liệt trong công tác bảo vệ loài vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng này ở vùng rừng “nóng” bậc nhất Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
Chuyện kể ở rừng Min
Tin bò tót xuất hiện mới mẻ, háo hức với hàng nghìn người nhưng với đồng bào Rắc Lây thì…xưa lắm rồi. Họ ít dùng từ “bò tót” và chẳng hề biết đến tên khoa học “Bos gourus” của loài thú quý hiếm được cả thế giới xếp vào nhóm “rất nguy cấp” trong Sách đỏ.
Bò rừng lông
Những người Rắc Lây từ ngàn xưa vẫn gọi loài vật “đầu trâu, mình bò, chân trắng” này là con min. Ở rừng Ma Nới (xã Ma Nới, huyện Ninh Sơn, Ninh Thuận) đã từng xảy ra những câu chuyện rùng rợn liên quan đến loài min mãnh thú.
Chiều bên rừng bò tót
Con đường rẽ từ quốc lộ 27 vào xã Ma Nới chỉ chừng hơn 20 km nhưng gồ ghề và mù mịt bụi đất. Những trảng rừng lúp xúp trên vùng đất khô khát hai bên đường nhuốm màu bạc phếch của bụi đất trông càng cằn cỗi. Chúng tôi tìm về vùng quần cư lâu đời của những người Rắc Lây can trường trong một buổi chiều muộn. Đời sống của những người dân suốt một thời chở che cho chiến khu cách mạng Anh Dũng, được Nhà nước đầu tư rất lớn những năm gần đây đã khá lên nhiều. Nhưng cái nghèo thì vẫn còn đó.
Ông bí thư Đảng ủy xã có cái tên khá lạ - Đá Mài Soai ngồi ở phòng làm việc nhìn qua cửa sổ chỉ vài trăm mét đã là rừng xanh nối tiếp trùng điệp. Vùng rừng hoang vu này đã trở nên nổi tiếng và được nhiều người biết đến trong những ngày qua nhờ thông tin “bò tót xuất hiện”. Nhưng với Đá Mài Soai, bò tót lại không phải là thông tin trọng tâm ông muốn nói. Từng có thời gian cả chục năm sống trong chiến khu Anh Dũng giữa rừng già, từng chứng kiến đồng đội bị min húc chết nên ông Soai chẳng lạ gì loài bò tót.
Bò rừng Bateng
Ông mở đầu: “Dân ở đây vẫn còn nghèo lắm, xã chỉ có hơn 750 hộ nhưng 58% đã thuộc diện nghèo; mùa giáp hạt có tới hơn 40% số người thiếu đói”. Và chúng tôi hiểu đó là áp lực cho rừng! Ông bí thư già hơn cái tuổi xấp xỉ lục tuần hiểu rừng như hiểu chính lòng mình không ngẫu nhiên khi bắt đầu câu chuyện với chúng tôi bằng những thông tin về đời sống của người Rắc Lây – những người từng yêu rừng như máu thịt, hiện đang sống cạnh rừng và chứng kiến hàng ngày rừng đang bị tàn phá!
Phải rất lâu, chúng tôi mới hướng được “già làng” Đá Mài Soai trở về câu chuyện đàn min: “Chỉ còn tối đa độ chục con thôi mà! Ngày kháng chiến chống Mỹ trong chiến khu Anh Dũng, tôi từng nhìn thấy đàn min đông tới 50 – 60 con chạy ào ào qua rừng như một cơn bão! Giờ thì hết rồi, người ta săn dữ quá!”. Câu chuyện bò tót xuất hiện không phải không vui với Đá Mài Soai và những người dân Rắc Lây nhưng họ không hân hoan vì đàn min dũng mãnh, hung dữ trong tiềm thức của họ giờ chỉ còn là đàn thú cỡ chục cá thể và đang bị săn đuổi đến kiệt cùng. Trong ký ức của người Rắc Lây, loài min không dễ dàng tuyệt chủng đến như thế! Họ không muốn như thế!
Chuyện kể của những người Rắc Lây
Bò tót hay con min trong tiếng Rắc Lây được gọi là “Kvây”, có nghĩa là “con vật hung dữ và to lớn”. Đá Mài Soai và những du kích Rắc Lây cùng thế hệ với ông, từng chiến đấu ở chiến khu Anh Dũng đã có lúc phải trèo lên cây rừng để tránh mặt một đàn “Kvây” đông đến năm, bảy mươi con chạy ào ào, đè bẹp cả một khoảng rừng le. Một hình ảnh đẹp đến bạo liệt và kỳ vĩ của núi rừng! Với người Rắc Lây, min không phải là loài vật thiêng như voi hay cọp nhưng họ tránh săn bắn vì nó quá hung dữ và đó là loài vật luôn phản kháng mãnh liệt đến hơi thở cuối cùng khi bị tấn công bất ngờ.
Bò rừng Kouprey
Liên quan đến sự hung dữ của loài mãnh thú này, đã từng có người Rắc Lây phải trả giá bằng cả mạng sống của mình.
Ngày còn chiến đấu ở chiến khu Anh Dũng, một du kích có tên là Đá Mài Phân, trên đường từ chiến khu về làng đã bị min húc chết sau khi đã nổ súng bắn một con min trưởng thành.
Đá Mài Soai, lúc đó là đồng đội của của Đá Mài Phân và là người trực tiếp chứng kiến chuyện này kể rằng, sau khi phát hiện một con min đực lớn đi lẻ đàn, Đá Mài Phân đã xả hết một băng đạn AK nhưng không bắn trúng đầu con min. Sau một phút gục xuống, con mãnh thú bỗng vùng dậy và lao thẳng vào ông. Trong tích tắc, Đá Mài Phân đã bị con vật hung hãn tột độ dùng cặp sừng hất tung lên trời rồi quần nát.
Sau khi Đá Mài Phân tử nạn, con bò tót này cũng chết theo nhưng buôn làng phải cử tới 26 thanh niên trai tráng mới khiêng nổi xác nó về buôn xẻ thịt. Câu chuyện này xảy ra từ năm 1973 nhưng đến nay vẫn được rất nhiều “cây tơ ha” – già làng Rắc Lây kể lại để răn con cháu mỗi lần đi rừng.
Đúng 30 năm sau câu chuyện rùng rợn kể trên, vào năm 2003, tại tiểu khu 128 thuộc lâm phần Ma Nới, nơi bò tót xuất hiện gần đây, lại xảy ra một câu chuyện khác không kém phần li kỳ. Những người Rắc Lây phát hiện xác chết của một người đi rừng nằm cạnh đường mòn. Hành trang của nạn nhân chỉ có xoong nồi, dao đi rừng. Tin được báo cho công an huyện Ninh Sơn và Đơn Dương (Lâm Đồng).
Kết quả khám nghiệm hiện trường không tìm ra tung tích nạn nhân và cũng không có dấu hiệu án mạng, có thể nạn nhân bị ốm hoặc trúng gió độc dẫn đến tử vong. Sau đó, các cơ quan chức năng đã quyết định chôn cất người xấu số ngay tại hiện trường vì đường rừng quá xa.
Kỳ lạ thay, chỉ một đêm sau, toàn bộ nấm mộ của nạn nhân này đã bị húc tung và cây rừng xung quanh cũng bị quần nát, trên những thân cây lớn nham nhở vết sừng giận giữ. Khu vực mộ dày đặc dấu chân bò tót. Câu chuyện này đã được chúng tôi kiểm chứng qua người đã bỏ cả tháng trời để canh chụp hình bò tót ở tiểu khu 128 (nhân vật chính ở bài sau) và được anh cho biết: “Chuyện có thật trăm phần trăm nhưng không sao giải thích được!”.
Chuyện ‘Kvây” hay bò tót rồi cũng sẽ trở thành quá khứ, bởi đã quá lâu rồi những người Rắc Lây yêu rừng chẳng được nhìn thấy một con bò tót bằng xương, bằng thịt. Đa phần chỉ nghe đồn thổi và người may mắn lắm cũng chỉ nhìn thấy dấu chân loài min! Nhưng có một cán bộ lâm trường đã sống cuộc sống “Robinson” cả tháng giữa rừng để chứng minh với đồng bào Rắc Lây: “KVây” đang tồn tại! Không có anh, đàn bò tót ở rừng Ninh Thuận có khi đã bị cho là tuyệt chủng.
“Ở VN có hai loại bò hoang dã là bò rừng (Bos bangteng) và bò tót (Bos gaurus). Bòtót cao lớn hơn bò rừng, con trưởng thành đến 1,9m, nặng 800 - 1.000 kg, con đựccó thể lên tới 2.000 kg. Ước chừng cả hai quần thể còn tổng cộng 200 - 400 con,trong đó bò rừng nhiều hơn bò tót. Chính vì vậy mà với VN, bò tót vô cùng quýhiếm”.
TS Phạm Trọng Ảnh (ViệnSinh thái và tài nguyên sinh vật VN)