hchungkt80
Dịch giả Vietpet
Gần đây, các chuyên gia một lần nữa rung chuông cảnh báo nguy cơ biến mất loài tê tê khỏi khu vực Đông Nam Á, do nhu cầu sử dụng thịt, da và vảy tê tê ngày càng cao, trong khi luật pháp chưa đủ chặt chẽ.
Nghiên cứu của Mạng lưới giám sát hoạt động buôn bán động vật hoang dã (TRAFFIC) khẳng định nạn buôn bán trái phép thịt và vảy tê tê ở châu Á đã dẫn đến sự biến mất của loài thú ăn kiến này tại nhiều cánh rừng của Campuchia, Việt Nam và Lào. Trung Quốc có truyền thống sử dụng các sản phẩm từ tê tê để làm thuốc và món ăn với nhu cầu ngày càng cao, song nguồn cung cấp chủ yếu là nhập lậu qua biên giới.
Tê tê bị cạo vảy làm thuốc (Ảnh: TRAFFIC)
Mặc dù luật pháp các nước châu Á đều bảo vệ loài động vật này và Công ước về buôn bán quốc tế các loài động thực vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng (CITES) cũng cấm buôn lậu tê tê trên pham vi quốc tế từ năm 2002, song hiệu quả của các quy đinh này rất hạn chế.
Chris Shepherd, Giám đốc TRAFFIC khu vực Đông Nam Á châm biếm “Loài tê tê, cũng giống như các điều luật bảo vệ chúng, đều không có răng! Số lượng tê tê hiện nay rõ ràng không thể duy trì trước nạn săn trộm mà chỉ có hành động quyết liệt về mặt luật pháp của các nhà chức trách mới ngăn chặn được.”
Ngay cả những kẻ săn trộm tê tê cũng công nhận rằng loài này còn rất ít, hàng ngày họ càng phải sục sạo trong những cánh rừng cuối cùng để lần tìm chúng.
Gần đây các nhà chức trách đã phát hiện và tịch thu một số lượng tê tê lớn, như vụ vận chuyển 24 tấn tê tê đông lạnh từ Sumatra, Indonesia bị bắt ở Việt Nam và 14 tấn bị tịch thu ở Sumatra năm 2008.
Trong tự nhiên, tê tê kiểm soát số lượng kiến, mối, giảm hàng triệu đô la thiệt hại do kiến, mối gây ra đối với loài người.
Điểm mấu chốt để giải quyết tình trạng khủng hoảng này là các bộ luật quốc gia và quốc tế cần phải mạnh mẽ hơn nhằm bảo vệ loài tê tê. Các nhà thực thi pháp luật cần kiểm soát tốt nạn buôn lậu và các chuyên gia cần tiền hành nghiên cứu cơ bản tìm ra các khu vực loài tê tê tồn tại và khi nào loài động vật này phục hồi nếu được bảo vệ tốt.
Theo Traffic
Nghiên cứu của Mạng lưới giám sát hoạt động buôn bán động vật hoang dã (TRAFFIC) khẳng định nạn buôn bán trái phép thịt và vảy tê tê ở châu Á đã dẫn đến sự biến mất của loài thú ăn kiến này tại nhiều cánh rừng của Campuchia, Việt Nam và Lào. Trung Quốc có truyền thống sử dụng các sản phẩm từ tê tê để làm thuốc và món ăn với nhu cầu ngày càng cao, song nguồn cung cấp chủ yếu là nhập lậu qua biên giới.
Tê tê bị cạo vảy làm thuốc (Ảnh: TRAFFIC)
Mặc dù luật pháp các nước châu Á đều bảo vệ loài động vật này và Công ước về buôn bán quốc tế các loài động thực vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng (CITES) cũng cấm buôn lậu tê tê trên pham vi quốc tế từ năm 2002, song hiệu quả của các quy đinh này rất hạn chế.
Chris Shepherd, Giám đốc TRAFFIC khu vực Đông Nam Á châm biếm “Loài tê tê, cũng giống như các điều luật bảo vệ chúng, đều không có răng! Số lượng tê tê hiện nay rõ ràng không thể duy trì trước nạn săn trộm mà chỉ có hành động quyết liệt về mặt luật pháp của các nhà chức trách mới ngăn chặn được.”
Ngay cả những kẻ săn trộm tê tê cũng công nhận rằng loài này còn rất ít, hàng ngày họ càng phải sục sạo trong những cánh rừng cuối cùng để lần tìm chúng.
Gần đây các nhà chức trách đã phát hiện và tịch thu một số lượng tê tê lớn, như vụ vận chuyển 24 tấn tê tê đông lạnh từ Sumatra, Indonesia bị bắt ở Việt Nam và 14 tấn bị tịch thu ở Sumatra năm 2008.
Trong tự nhiên, tê tê kiểm soát số lượng kiến, mối, giảm hàng triệu đô la thiệt hại do kiến, mối gây ra đối với loài người.
Điểm mấu chốt để giải quyết tình trạng khủng hoảng này là các bộ luật quốc gia và quốc tế cần phải mạnh mẽ hơn nhằm bảo vệ loài tê tê. Các nhà thực thi pháp luật cần kiểm soát tốt nạn buôn lậu và các chuyên gia cần tiền hành nghiên cứu cơ bản tìm ra các khu vực loài tê tê tồn tại và khi nào loài động vật này phục hồi nếu được bảo vệ tốt.
Theo Traffic