• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Loài ăn thịt đáng sợ ở vùng ngoại ô nước Mỹ

hchungkt80

Dịch giả Vietpet
Mùa hè năm ngoái, Kerry Beaudry nghe thấy tiếng kêu ăng ẳng của chú chó chăn cừu Holly gốc Đức liền đi ra ngoài xem xét sự tình. Những gì cô nhìn thấy lúc đó vẫn khiến cô sởn tóc gáy. Một con vật nhỏ thó, bẩn thỉu bám trên người Holly, cắm móng vuốt vào gáy và gặm nhấm mặt con chó.

Cô nhớ lại: “Tôi chưa bao giờ nhìn thấy cảnh tượng nào như thế. Tôi không biết nó là con gì. Trông nó có vẻ như là con cáo nhưng lại rất giống chuột. Nó có răng nanh và móng vuốt. Mặc dù không to nhưng nó thật ghê rợn”.

Đó là một con fisher giống chồn sống trong rừng sâu. Nó được cứu thoát khỏi nạn tuyệt chủng ở vùng Đông Bắc và miền trung phía tây. Mới đây nó đã di cư đến vùng ngoại ô Hoa Kì.

Con vật nhỏ bé lông mượt này nổi tiếng là sát thủ hung tàn đối với những con vật nhỏ nuôi trong nhà như mèo, gà khiến chủ nhà luôn phát cáu. Con chó Holly đã thoát được khi chồng cô Beaudry lấy chổi xua con vật gớm ghiếc đi.

Con fisher có khả năng thích nghi nhanh chóng với môi trường mới khiến các nhà sinh học phải sửng sốt mặc dù nó được coi là thành công của quá trình bảo tồn. Thống kê số lượng về chúng rất khó thực hiện bởi không dễ gì nhìn thấy chúng trong khi chưa hề có một nghiên cứu trên diện rộng nào. Các nhà sinh học cho biết con số fisher bị chết trên đường cùng với sự hiện diện của chúng ở các vùng đất mới đã chỉ ra rõ ràng số lượng fisher đang tăng lên.

Gordon Batcheller – nhà sinh vật học nghiên cứu động vật hoang dã tại Cơ quan bảo vệ môi trường bang New York – cho biết: “Khoảng từ 10 đến 15 năm trước, các nhà sinh học cho rằng fisher chỉ sống trong rừng sâu, như trung tâm Adirondacks. Nhưng bây giờ chúng ta có thể thấy chúng ở vùng trồng trọt và ngoại ô”.

Khỏe mạnh với cái đuôi xù và đôi mắt tròn nhỏ nhưng sáng, con fisher nặng khoảng 5 đến 15 pao, sống trên mặt đất hoặc trên cây. Chúng chủ yếu ăn thịt, đặc biệt là sóc, chuột, chuột đồng và các loài vật nhỏ khác, ngoài ra thực đơn của chúng còn bao gồm lạc và các loại hạt. Fisher cũng là một trong số kẻ thù ít ỏi của loài nhím. Chúng giết con nhím bằng cách tấn công vào mặt con nhím rồi lật ngửa nó từ phía sau.


Con fisher quay trở lại nơi trú ngụ tại Durham. (Ảnh: Daniel M. Keefe)

Michelle Johnson – nhân viên trông coi loài vật tại tây Greenwich – cho biết: “Con fisher khá nguy hiểm”.

Fisher thuộc họ mustelid (họ chồn) bao gồm chồn, rái cá và chồn gulô. Nó có bản tính ăn thịt hiếu thắng của con chồn gulô và có thể trèo cây như chồn mactet. Con fisher có thể giết nhiều con vật một lúc trong khoảng không gian nhỏ hẹp. Nó hoạt động về đêm vì thế không dễ gì quan sát được.

Con người chính là kẻ thù lớn nhất của loài fisher. Nạn chặt phá rừng đi kèm với việc săn bắt lấy lông, con vật này đã bị đẩy đến bên bờ tuyệt chủng vào đầu thế kỉ 20.

Trina Moruzzi – nhà sinh vật học nghiên cứu động thực vật hoang dã tại Massachusetts Fish and Game Department – cho biết: “Loài fisher đã biến mất nhiều năm nay. Chúng không còn xuất hiện ở Massachusetts nữa”.

Nhiều bang phía đông và miền trung phía tây bắt đầu nuôi lại con fisher vào thế kỉ trước nhằm hạn chế số lượng nhím làm hại cây. Vermont là bang đầu tiên nhập fisher trở lại, khoảng 125 con vào những năm 1950. 20 năm sau, chúng phát triển nhanh chóng.

Điều mà các nhà sinh học không biết đó là những con fisher không chỉ sinh trưởng mà còn di cư sang vùng khác. Fisher bang Vermont đã di cư đến phía nam New Hampshire và miền trung phía bắc bang Massachusetts nơi có rừng tự nhiên rậm rạp cùng với nhiều cây cối được trồng khi ngoại ô phát triển. Mới đây, fisher lại được tái nhập vào Michigan và Pennsylvania.

Theo tiến sĩ Moruzzi, khi số lượng cá thể tăng lên, cả lãnh thổ sinh sống của chúng cũng thế. Fisher đực có lãnh thổ cực kì lớn, nó sẽ đi sang nơi khác nếu có một con đực nào đó xuất hiện. Con cái có xu hướng sinh sống chồng chéo lên nhau. Con đực sẽ đi vào lãnh thổ của con cái vào mỗi mùa xuân để giao phối rồi định cư trong vùng riêng của chúng suốt một năm.

Tiến sĩ Moruzzi cho biết: “Do nhiều vùng có người ở nên fisher cũng xuất hiện ở nhiều khu vực mới”.

Trong đó phải kể đến Cape Cod, người ta đã phát hiện một con fisher trong năm nay tại Sandwich. Số khác được phát hiện tại miền đông Chatham. Các nhà khoa học đưa ra giả thuyết rằng chúng đã bơi qua kênh Cape Cod hoặc chạy qua cầu. Ngoài ra fisher cũng có mặt tại Brookline, Massachusetts, ngay ngoại ô Boston.

Những con fisher bang Vermont đã di cư về phía nam đến tận Rhode Island, vùng duyên hải bang Connecticut khiến cư dân địa phương lúng túng bởi không thể nhận diện được sinh vật xuất hiện trong sân sau nhà họ. Rhode Island từ năm 1999 bắt đầu ghi chép số lượng fisher chết trên đường tại khu vực phía bắc. Năm nay người ta phát hiện một con tại nam Kingston trên bờ biển.

Theo Lori Gibson – nhà sinh vật học nghiên cứu động thực vật hoang dã tại Rhode Island Fish and Wildlife Division – bang Rhode Island đã nhận được 43 lời phàn nàn của người dân về con fisher, đa số các vụ tấn công vật nuôi đều do nó gây ra.

Cơ quan động thực vật hoang dã tại bang Connecticut, Massachusetts, New York và Rhode Island đang nỗ lực tiến hành nâng cao nhận thức cho cư dân nuôi thú vật về con fisher đồng thời khuyến khích họ nên nuôi mèo hay gà trong lồng an toàn.

Lorrain Blake sở hữu một trang trại tại Norton bang Massachusetts nói rằng một con fisher đã giết 3 trong số 5 con gà nhà bà năm ngoái. Nó cắt đầu một con gà qua sợi dây ở thành chuồng. Hôm sau, nó đột nhập vào chuồng và giết thêm 2 con gà nữa.

Bà Blake nói: “Tôi chưa bao giờ lo lắng về con fisher vì tôi chưa hề thấy lại nó kể từ thời điểm đó. Nó giống như kẻ ăn trộm, tôi sẽ cố bắt được nó”.

Tại vùng ngoại ô Lexington bang Massachusetts, các nhà chức trách phải treo biểu ngữ nhằm khuyến khích người dân giữ mèo và chó trong nhà bởi người ta phát hiện có con fisher ở cánh rừng gần đó. Tại Northborough bang Massachusetts, họ đăng lời cảnh báo rằng người dân nên đóng kín thùng rác và hạn chế không nên để thức ăn bên ngoài cho các con vật.

Tiến sĩ Gibson nói: “Con fisher thấy nhà của chúng ta rất hấp dẫn, vì chúng ta có những thứ chúng thích. Đây là New England. Chúng ta có tường đá thu hút chuột. Vì thế cũng trở thành môi trường hấp dẫn đối với fisher. Dường như cái suy nghĩ có thể đuổi chúng đi là không thể thành hiện thực”.

Khi con fisher xuất hiện ở vùng ngoại ô, các nhà sinh học phải cố gắng thuyết phục cư dân rằng chúng rất hiếm khi tấn công con người.

Tiến sĩ Moruzzi cho biết: “Có một câu chuyện được các bà mẹ truyền lại rằng fisher là loài ăn thịt tham lam, bạn nên để ý đến lũ trẻ và giữ lũ trẻ cách xa những con fisher. Chúng đúng thực là kẻ ăn thịt tham lam nhưng chỉ đối với sóc hoặc thỏ thôi”.

Các nhân viên kiểm soát động vật thường nói con fisher điên dại thường hay đi theo con người.

Louise Scheuerman (Scotia bang New York) khi đang dọn rác vào một ngày tháng hai thì con fisher nhảy bổ ra từ trong thùng rác, đi theo cô đến tận gara và tấn công vào chân cô. Cô Scheuerman đánh lại nó bằng cái dập lửa, rồi chạy vào bên trong và gọi cảnh sát. Cảnh sát đã phải theo dấu con fisher trong tuyết. Họ bắn chúng và phát hiện con vật có kết quả xét nghiệm dương tính với bệnh dại.

Cô Scheuerman kể lại: “Họ nhìn vào dấu chân con vật rồi nói “đó là một con fisher”, tôi liền bảo “con gì?”.

Cô Scheuerman đã phải chịu thương tổn thần kinh ở bàn chân và phải tiêm rất nhiều vắc-xin dại trong suốt 5 tuần. Cô không rời nhà trong hơn hai tuần sau khi bị tấn công. Cô nói thêm: “Tôi đã run rẩy mất một lúc. Trong khoảng 200 năm nay tại bang New York, tôi là người thứ hai bị một con fisher mắc bệnh dại tấn công. Tại sao tôi không thể trúng sổ xố? Thế thì mọi việc sẽ khá khẩm hơn”.

Trà Mi (Theo The New York Times)
 
một sinh vật kinh tớm, ghê rợn quá. Một sinh vật quá nguy hiểm cho con người và vật nuôi
 
Top