hchungkt80
Dịch giả Vietpet
Tại Trung tâm Cứu hộ linh trưởng (TTCHLT) Cát Tiên, hiện có một số chuyên gia nước ngoài tình nguyện đến đây để ngày đêm chăm sóc các loài linh trưởng trước nguy cơ tuyệt chủng. Trong khi họ chăm sóc chúng bằng cả tấm lòng thì đây đó có người săn bắt chúng, phá hoại môi trường sinh sống của chúng… thậm chí, vì lợi ích kinh tế trước mắt, họ sẵn sàng “tiêu diệt” chúng...
"Chăm sóc vượn như chăm sóc trẻ"
Đón chúng tôi tại bến phà Vườn Quốc gia (VQG) Cát Tiên là cô Wendy (người Anh), chuyên gia cứu hộ linh trưởng của TTCHLT Monkey World – Ape. Cô hiện giữ nhiệm vụ chăm sóc và nuôi dưỡng những con vượn đen má vàng (một loài thú linh trưởng quý, hiếm thuộc nhóm IB) cho TTCHLT Cát Tiên.
Từng có kinh nghiệm nhiều năm làm công tác cứu hộ linh trưởng ở Anh và châu Á, ngay khi biết tin Tổ chức Monkey World – Ape sẽ tài trợ xây dựng TTCHLT Cát Tiên, cô Wendy đã tình nguyện xin sang làm việc ở đây.
Khi chiếc ca nô vừa cặp bến đảo Tiên, chúng tôi đã nghe tiếng vượn kêu xa xa. Cuốc bộ theo Wendy qua con đường bê tông dài hơn 500m, trước mắt chúng tôi hiện ra những chuồng thép đang nuôi dưỡng loài vượn đen má vàng và bao quanh là rừng cây bằng lăng, cây sung…
Những chú vượn Cát Tiên đang cần rừng để trở về với thiên nhiên…
Dừng lại trước một con vượn đang hú, cô Wendy giới thiệu: “Đó là Lyly, 17 tuổi nhưng nghịch lắm!”. Lyly được Kiểm lâm Đồng Nai tịch thu từ một điểm nuôi nhốt trái phép ở huyện Tân Phú. Khi mới đưa về trung tâm, Lyly rất yếu vì nó bị nuôi nhốt từ bé và có một khối u rất to trong người.
Mỗi con vượn đều có một cái tên, con nào được bắt giữ ở đâu thì đặt tên ở đó như Trị An, Trảng Bom, Củ Chi… Có những con được gọi ngay tên những người thường xuyên chăm sóc nó để tạo sự thân thiện.
Hiện tại trung tâm đang nuôi dưỡng 12 con vượn và con nào cũng khỏe mạnh nhưng theo Wendy, muốn trả về rừng thì cần phải chăm sóc thêm một thời gian dài nữa. Trước khi thả về rừng, trung tâm sẽ đem nuôi chúng trong một chuồng lớn với khung cảnh gần giống thiên nhiên để chúng tập làm quen, tìm bạn đời cho chúng thả vào nuôi chung để sau khi về rừng chúng có thể sinh sản, phát triển nòi giống.
Ngoài Wendy, làm việc tại trung tâm còn có 5 nhân viên người Việt, bác sĩ người Trung Quốc Kenyon và một chuyên gia người Anh, tiến sĩ Marina. Hơn 3 năm nay, bà Marina ở lại đảo Tiên để nghiên cứu, trợ giúp và quản lý công việc cứu hộ linh trưởng ở đây.
Còn bác sĩ Kenyon được Trung tâm Cứu hộ các loài động vật hoang dã đang nguy cấp Pingtung của Đài Loan (Trung Quốc) cử sang để giúp trung tâm chẩn bệnh và điều trị bệnh tật cho vượn. Anh cho biết, mỗi con vượn khi đưa về đây thường mang một bệnh nào đó nên phải kiểm tra thật kỹ rồi chữa trị cho lành, sau đó mới đưa ra chuồng nuôi dưỡng để không lây bệnh cho người và những con đang chăm sóc.
Đối với Wendy, công việc chính của cô là ngày 3 bận kiểm tra sức khỏe rồi cho vượn ăn. Trước khi cho ăn, cô còn phải kiểm tra lại thức ăn thật kỹ để đảm bảo an toàn cuộc sống của chúng. “Chăm sóc vượn cũng như chăm sóc trẻ vậy, bận bịu nhưng vui lắm”, cô Wendy tâm sự.
Muốn cứu linh trưởng phải cứu rừng
Việt Nam là một trong những nước ở châu Á có số lượng linh trưởng phong phú với 25 loài, nhưng cũng là nước có số lượng thú linh trưởng có nguy cơ bị tiêu diệt hàng đầu trên thế giới. VQG Cát Tiên hiện đang nuôi dưỡng 8 loài thú linh trưởng nằm trong Sách Đỏ Việt Nam.
Việc thành lập TTCHLT Cát Tiên là nhằm đưa các loài linh trưởng quý, hiếm đang bị nuôi nhốt hoặc bị săn bắt trái phép về chăm sóc, chữa bệnh, phục hồi chức năng tự nhiên của chúng và sau đó thả chúng về với rừng. Thế nhưng, biện pháp này chỉ là bước đệm mà thôi, về lâu dài muốn cứu được linh trưởng khỏi nguy cơ bị tuyệt chủng thì phải giữ được rừng.
Anh Lê Văn Hiến - Giám đốc TTCHLT Cát Tiên, trăn trở: “Công việc cứu hộ linh trưởng chỉ là biện pháp duy trì cuộc sống của chúng, muốn bảo vệ được chúng thì nhất thiết phải giữ được rừng”. Trong nhiều năm qua, việc săn bắt động vật hoang dã quý, hiếm ở vùng đệm VQG Cát Tiên diễn ra thường xuyên mà đối tượng chủ yếu là đồng bào dân tộc. Do cuộc sống quá khó khăn nên họ phải đi săn bắt thú để làm thực phẩm hoặc bán lấy tiền mua thức ăn. “Chăm lo, cải thiện đời sống và giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên cho đồng bào chính là biện pháp cấp thiết để bảo vệ linh trưởng nói riêng và các loài thú quý hiếm nói chung”, anh Hiến khẳng định.
Gần đây, chúng tôi nhận được một tin không hay là vào cuối năm 2009, TTCHLT được chuyển giao cho VQG Cát Tiên quản lý. Khi đó, để tăng nguồn thu, nghe nói họ sẽ mở tuyến du lịch cho khách tham quan các loài linh trưởng quý, hiếm.
Cô Wendy cảnh báo, nếu để linh trưởng tiếp xúc quá thân thuộc với con người, sau khi được thả về rừng, chúng sẽ nhớ người và bị “stress” về tâm lý nên rất khó sống sót. Thiết nghĩ, công việc cứu hộ loài linh trưởng là công việc bền bỉ, lâu dài; nếu chạy theo một vài lợi ích trước mắt về kinh tế thì không biết số phận những chú linh trưởng này rồi sẽ ra sao?.
SGGP
"Chăm sóc vượn như chăm sóc trẻ"
Đón chúng tôi tại bến phà Vườn Quốc gia (VQG) Cát Tiên là cô Wendy (người Anh), chuyên gia cứu hộ linh trưởng của TTCHLT Monkey World – Ape. Cô hiện giữ nhiệm vụ chăm sóc và nuôi dưỡng những con vượn đen má vàng (một loài thú linh trưởng quý, hiếm thuộc nhóm IB) cho TTCHLT Cát Tiên.
Từng có kinh nghiệm nhiều năm làm công tác cứu hộ linh trưởng ở Anh và châu Á, ngay khi biết tin Tổ chức Monkey World – Ape sẽ tài trợ xây dựng TTCHLT Cát Tiên, cô Wendy đã tình nguyện xin sang làm việc ở đây.
Khi chiếc ca nô vừa cặp bến đảo Tiên, chúng tôi đã nghe tiếng vượn kêu xa xa. Cuốc bộ theo Wendy qua con đường bê tông dài hơn 500m, trước mắt chúng tôi hiện ra những chuồng thép đang nuôi dưỡng loài vượn đen má vàng và bao quanh là rừng cây bằng lăng, cây sung…
Dừng lại trước một con vượn đang hú, cô Wendy giới thiệu: “Đó là Lyly, 17 tuổi nhưng nghịch lắm!”. Lyly được Kiểm lâm Đồng Nai tịch thu từ một điểm nuôi nhốt trái phép ở huyện Tân Phú. Khi mới đưa về trung tâm, Lyly rất yếu vì nó bị nuôi nhốt từ bé và có một khối u rất to trong người.
Mỗi con vượn đều có một cái tên, con nào được bắt giữ ở đâu thì đặt tên ở đó như Trị An, Trảng Bom, Củ Chi… Có những con được gọi ngay tên những người thường xuyên chăm sóc nó để tạo sự thân thiện.
Hiện tại trung tâm đang nuôi dưỡng 12 con vượn và con nào cũng khỏe mạnh nhưng theo Wendy, muốn trả về rừng thì cần phải chăm sóc thêm một thời gian dài nữa. Trước khi thả về rừng, trung tâm sẽ đem nuôi chúng trong một chuồng lớn với khung cảnh gần giống thiên nhiên để chúng tập làm quen, tìm bạn đời cho chúng thả vào nuôi chung để sau khi về rừng chúng có thể sinh sản, phát triển nòi giống.
Ngoài Wendy, làm việc tại trung tâm còn có 5 nhân viên người Việt, bác sĩ người Trung Quốc Kenyon và một chuyên gia người Anh, tiến sĩ Marina. Hơn 3 năm nay, bà Marina ở lại đảo Tiên để nghiên cứu, trợ giúp và quản lý công việc cứu hộ linh trưởng ở đây.
Còn bác sĩ Kenyon được Trung tâm Cứu hộ các loài động vật hoang dã đang nguy cấp Pingtung của Đài Loan (Trung Quốc) cử sang để giúp trung tâm chẩn bệnh và điều trị bệnh tật cho vượn. Anh cho biết, mỗi con vượn khi đưa về đây thường mang một bệnh nào đó nên phải kiểm tra thật kỹ rồi chữa trị cho lành, sau đó mới đưa ra chuồng nuôi dưỡng để không lây bệnh cho người và những con đang chăm sóc.
Đối với Wendy, công việc chính của cô là ngày 3 bận kiểm tra sức khỏe rồi cho vượn ăn. Trước khi cho ăn, cô còn phải kiểm tra lại thức ăn thật kỹ để đảm bảo an toàn cuộc sống của chúng. “Chăm sóc vượn cũng như chăm sóc trẻ vậy, bận bịu nhưng vui lắm”, cô Wendy tâm sự.
Muốn cứu linh trưởng phải cứu rừng
Việt Nam là một trong những nước ở châu Á có số lượng linh trưởng phong phú với 25 loài, nhưng cũng là nước có số lượng thú linh trưởng có nguy cơ bị tiêu diệt hàng đầu trên thế giới. VQG Cát Tiên hiện đang nuôi dưỡng 8 loài thú linh trưởng nằm trong Sách Đỏ Việt Nam.
Việc thành lập TTCHLT Cát Tiên là nhằm đưa các loài linh trưởng quý, hiếm đang bị nuôi nhốt hoặc bị săn bắt trái phép về chăm sóc, chữa bệnh, phục hồi chức năng tự nhiên của chúng và sau đó thả chúng về với rừng. Thế nhưng, biện pháp này chỉ là bước đệm mà thôi, về lâu dài muốn cứu được linh trưởng khỏi nguy cơ bị tuyệt chủng thì phải giữ được rừng.
Anh Lê Văn Hiến - Giám đốc TTCHLT Cát Tiên, trăn trở: “Công việc cứu hộ linh trưởng chỉ là biện pháp duy trì cuộc sống của chúng, muốn bảo vệ được chúng thì nhất thiết phải giữ được rừng”. Trong nhiều năm qua, việc săn bắt động vật hoang dã quý, hiếm ở vùng đệm VQG Cát Tiên diễn ra thường xuyên mà đối tượng chủ yếu là đồng bào dân tộc. Do cuộc sống quá khó khăn nên họ phải đi săn bắt thú để làm thực phẩm hoặc bán lấy tiền mua thức ăn. “Chăm lo, cải thiện đời sống và giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên cho đồng bào chính là biện pháp cấp thiết để bảo vệ linh trưởng nói riêng và các loài thú quý hiếm nói chung”, anh Hiến khẳng định.
Gần đây, chúng tôi nhận được một tin không hay là vào cuối năm 2009, TTCHLT được chuyển giao cho VQG Cát Tiên quản lý. Khi đó, để tăng nguồn thu, nghe nói họ sẽ mở tuyến du lịch cho khách tham quan các loài linh trưởng quý, hiếm.
Cô Wendy cảnh báo, nếu để linh trưởng tiếp xúc quá thân thuộc với con người, sau khi được thả về rừng, chúng sẽ nhớ người và bị “stress” về tâm lý nên rất khó sống sót. Thiết nghĩ, công việc cứu hộ loài linh trưởng là công việc bền bỉ, lâu dài; nếu chạy theo một vài lợi ích trước mắt về kinh tế thì không biết số phận những chú linh trưởng này rồi sẽ ra sao?.
SGGP