vits2be
Member
Đây sẽ là điểm nhấn có một không hai của Thủ đô nghìn năm văn hiến, không chỉ làm cho Hà Nội đẹp hơn trong mắt của cộng đồng quốc tế, các du khách thập phương, mà thể hiện sự trân trọng của thế hệ hôm nay đối với lịch sử, nét đẹp truyền thống của cha ông để lại..." - bài viết của TS Nguyễn Văn Tài và Ths. Phan Tuấn Hùng (Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường) gửi cho VietNamNet với tâm huyết bảo vệ rùa Hồ Gươm.
Thời gian gần đây, rùa Hồ Gươm được báo chí trong nước, quốc tế và người dân đặc biệt quan tâm. Các cơ quan chức năng của Hà Nội cũng đã vào cuộc quyết liệt và nỗ lực tìm kiếm các giải pháp chữa trị, bảo vệ rùa.
Tuy nhiên, các giải pháp được đưa ra chỉ mới có tác dụng trong ngắn hạn, tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro và thiếu bền vững. Để bảo vệ rùa Hồ Gươm trong dài hạn nhằm bảo tồn, phát huy giá trị có một không hai của Hà Nội nghìn năm văn hiến, chúng tôi xin đưa ra một số cơ sở pháp lý và định hướng bảo tồn rùa Hồ Gươm.
Lập khu bảo tồn?
Rùa Hồ Gươm được Tổ chức Bảo tồn Quốc tế (CI) công bố là một trong 10 loài rùa nguy cấp, quý hiếm nhất thế giới. Trong đó, rùa Hồ Gươm được xếp ở vị trí báo động nguy cơ bị tuyệt chủng cao nhất. Hiện trên thế giới chỉ còn 4 cá thể rùa giống rùa Hồ Gươm. Ngoài ra, rùa Hồ Gươm còn là di sản vô giá, mang ý nghĩa lịch sử, tâm linh đặc biệt đối với dân tộc.
Theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 37 của Luật Đa dạng sinh học (được Quốc hội thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008 và chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2009) và Điều 12 Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đa dạng sinh học, thì rùa Hồ Gươm là loài hoang dã thuộc Danh mục loài nguy cấp quý hiếm được ưu tiên bảo vệ.
Lập khu bảo tồn rùa Hồ Gươm sẽ là điểm nhấn có một không hai của Thủ đô nghìn năm văn hiến, không chỉ làm cho Hà Nội đẹp hơn trong mắt của cộng đồng quốc tế, các du khách thập phương, mà thể hiện sự trân trọng của thế hệ hôm nay đối với lịch sử, nét đẹp truyền thống của cha ông để lại - Ảnh: Long Anh
Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 13, Nghị định số 65/2010/NĐ-CP, loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ phải được điều tra, đánh giá tình trạng nơi sinh sống, lập hồ sơ theo dõi và được bảo tồn thông qua một chương trình bảo tồn riêng và được giao cho một cơ quan chịu trách nhiệm bảo tồn. Về kinh phí đầu tư bảo tồn rùa Hồ Gươm được quy định rõ tại điểm c khoản 2 Điều 73 Luật Đa dạng sinh học. Theo đó, đầu tư bảo tồn rùa Hồ Gươm được lấy từ nguồn chi đầu tư phát triển của ngân sách Nhà nước.
Như vậy, trên thực tế cũng như về mặt pháp lý thì rùa Hồ Gươm là loài nguy cấp, quy hiếm, di sản vô giá phải được ưu tiên bảo vệ rất cao và theo chế độ bảo vệ, chăm sóc đặc biệt.
Điểm nhấn thu hút du khách?
Tại Trung Quốc, gấu trúc là con vật được biết đến như biểu trưng quốc gia, đồng thời cũng là loài có nguy cơ tuyệt chung cao nhất trên thế giới. Với mục tiêu bảo tồn loài vật quý hiếm này, Chính phủ Trung Quốc đã cho khoanh vùng các khu vực sinh sống tự nhiên của chúng để thành lập khu bảo tồn thiên nhiên. Bảo tồn gấu trúc không chỉ dưới góc độ bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học mà còn là bảo vệ biểu trưng của quốc gia.
Ở Việt Nam, theo quy định tại khoản 1 Điều 41 của Luật Đa dạng sinh học thì khu vực có loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quy hiếm được ưu tiên bảo vệ sinh sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa phải được điều tra, đánh giá để lập dự án thành lập khu bảo tồn thiên nhiên. Khu vực Hồ Gươm xét về mặt pháp lý hoàn toàn đáp ứng các tiêu chí để thành lập khu bảo tồn thiên nhiên để bảo tồn rùa Hồ gươm (Khu bảo tồn loài-sinh cảnh).
Bên cạnh đó, Luật Đa dạng sinh học và Nghị định số 65/2010/NĐ-CP của Chính phủ (Điều 8 và Điều 9) cũng đã quy định rõ trách nhiệm lập dự án thành lập khu bảo tồn và trách nhiệm quản lý khu bảo tồn rùa Hồ Gươm. Theo đó, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội là cơ quan có trách nhiệm lập dự án thành lập khu bảo tồn. Ban Quản lý khu bảo tồn cũng theo đó được thành lập và có trách nhiệm quản lý, bảo tồn, chăm sóc, chữa trị cho rùa Hồ Gươm.
Như vậy, trách nhiệm pháp lý, mô hình bảo tồn, nguồn vốn đầu tư, sự quan tâm, đồng thuận cao trong xã hội và các điều kiện cần thiết khác để thành lập khu bảo tồn rùa Hồ Gươm đã được hội tụ. Điều cần thiết, quan trọng lúc này là sự quyết tâm, phối hợp của các cơ quan chức năng để sớm thành lập khu bảo tồn.
Chứng kiến sự quan tâm của xã hội, người dân và các phương tiện truyền thông, báo chí, với trách nhiệm trước một vấn đề tâm linh, lịch sử, môi trường lớn, quan trọng của đất nước, chúng tôi tin rằng, trong thời gian không xa, khu bảo tồn loài – sinh cảnh rùa Hồ Gươm sẽ được thành lập. Việc hình thành khu bảo tồn thiên nhiên Hồ Gươm là giải pháp lâu dài và bền vững để bảo vệ rùa Hồ Gươm, giữ gìn nét đẹp lịch sử, tâm linh đặc biệt của Hà Nội.
Đây sẽ là điểm nhấn có một không hai của Thủ đô nghìn năm văn hiến, không chỉ làm cho Hà Nội đẹp hơn trong mắt của cộng đồng quốc tế, các du khách thập phương, mà thể hiện sự trân trọng của thế hệ hôm nay đối với lịch sử, nét đẹp truyền thống của cha ông để lại.
Thời gian gần đây, rùa Hồ Gươm được báo chí trong nước, quốc tế và người dân đặc biệt quan tâm. Các cơ quan chức năng của Hà Nội cũng đã vào cuộc quyết liệt và nỗ lực tìm kiếm các giải pháp chữa trị, bảo vệ rùa.
Tuy nhiên, các giải pháp được đưa ra chỉ mới có tác dụng trong ngắn hạn, tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro và thiếu bền vững. Để bảo vệ rùa Hồ Gươm trong dài hạn nhằm bảo tồn, phát huy giá trị có một không hai của Hà Nội nghìn năm văn hiến, chúng tôi xin đưa ra một số cơ sở pháp lý và định hướng bảo tồn rùa Hồ Gươm.
Lập khu bảo tồn?
Rùa Hồ Gươm được Tổ chức Bảo tồn Quốc tế (CI) công bố là một trong 10 loài rùa nguy cấp, quý hiếm nhất thế giới. Trong đó, rùa Hồ Gươm được xếp ở vị trí báo động nguy cơ bị tuyệt chủng cao nhất. Hiện trên thế giới chỉ còn 4 cá thể rùa giống rùa Hồ Gươm. Ngoài ra, rùa Hồ Gươm còn là di sản vô giá, mang ý nghĩa lịch sử, tâm linh đặc biệt đối với dân tộc.
Theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 37 của Luật Đa dạng sinh học (được Quốc hội thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008 và chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2009) và Điều 12 Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đa dạng sinh học, thì rùa Hồ Gươm là loài hoang dã thuộc Danh mục loài nguy cấp quý hiếm được ưu tiên bảo vệ.
Lập khu bảo tồn rùa Hồ Gươm sẽ là điểm nhấn có một không hai của Thủ đô nghìn năm văn hiến, không chỉ làm cho Hà Nội đẹp hơn trong mắt của cộng đồng quốc tế, các du khách thập phương, mà thể hiện sự trân trọng của thế hệ hôm nay đối với lịch sử, nét đẹp truyền thống của cha ông để lại - Ảnh: Long Anh
Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 13, Nghị định số 65/2010/NĐ-CP, loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ phải được điều tra, đánh giá tình trạng nơi sinh sống, lập hồ sơ theo dõi và được bảo tồn thông qua một chương trình bảo tồn riêng và được giao cho một cơ quan chịu trách nhiệm bảo tồn. Về kinh phí đầu tư bảo tồn rùa Hồ Gươm được quy định rõ tại điểm c khoản 2 Điều 73 Luật Đa dạng sinh học. Theo đó, đầu tư bảo tồn rùa Hồ Gươm được lấy từ nguồn chi đầu tư phát triển của ngân sách Nhà nước.
Như vậy, trên thực tế cũng như về mặt pháp lý thì rùa Hồ Gươm là loài nguy cấp, quy hiếm, di sản vô giá phải được ưu tiên bảo vệ rất cao và theo chế độ bảo vệ, chăm sóc đặc biệt.
Điểm nhấn thu hút du khách?
Tại Trung Quốc, gấu trúc là con vật được biết đến như biểu trưng quốc gia, đồng thời cũng là loài có nguy cơ tuyệt chung cao nhất trên thế giới. Với mục tiêu bảo tồn loài vật quý hiếm này, Chính phủ Trung Quốc đã cho khoanh vùng các khu vực sinh sống tự nhiên của chúng để thành lập khu bảo tồn thiên nhiên. Bảo tồn gấu trúc không chỉ dưới góc độ bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học mà còn là bảo vệ biểu trưng của quốc gia.
Ở Việt Nam, theo quy định tại khoản 1 Điều 41 của Luật Đa dạng sinh học thì khu vực có loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quy hiếm được ưu tiên bảo vệ sinh sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa phải được điều tra, đánh giá để lập dự án thành lập khu bảo tồn thiên nhiên. Khu vực Hồ Gươm xét về mặt pháp lý hoàn toàn đáp ứng các tiêu chí để thành lập khu bảo tồn thiên nhiên để bảo tồn rùa Hồ gươm (Khu bảo tồn loài-sinh cảnh).
Bên cạnh đó, Luật Đa dạng sinh học và Nghị định số 65/2010/NĐ-CP của Chính phủ (Điều 8 và Điều 9) cũng đã quy định rõ trách nhiệm lập dự án thành lập khu bảo tồn và trách nhiệm quản lý khu bảo tồn rùa Hồ Gươm. Theo đó, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội là cơ quan có trách nhiệm lập dự án thành lập khu bảo tồn. Ban Quản lý khu bảo tồn cũng theo đó được thành lập và có trách nhiệm quản lý, bảo tồn, chăm sóc, chữa trị cho rùa Hồ Gươm.
Như vậy, trách nhiệm pháp lý, mô hình bảo tồn, nguồn vốn đầu tư, sự quan tâm, đồng thuận cao trong xã hội và các điều kiện cần thiết khác để thành lập khu bảo tồn rùa Hồ Gươm đã được hội tụ. Điều cần thiết, quan trọng lúc này là sự quyết tâm, phối hợp của các cơ quan chức năng để sớm thành lập khu bảo tồn.
Chứng kiến sự quan tâm của xã hội, người dân và các phương tiện truyền thông, báo chí, với trách nhiệm trước một vấn đề tâm linh, lịch sử, môi trường lớn, quan trọng của đất nước, chúng tôi tin rằng, trong thời gian không xa, khu bảo tồn loài – sinh cảnh rùa Hồ Gươm sẽ được thành lập. Việc hình thành khu bảo tồn thiên nhiên Hồ Gươm là giải pháp lâu dài và bền vững để bảo vệ rùa Hồ Gươm, giữ gìn nét đẹp lịch sử, tâm linh đặc biệt của Hà Nội.
Đây sẽ là điểm nhấn có một không hai của Thủ đô nghìn năm văn hiến, không chỉ làm cho Hà Nội đẹp hơn trong mắt của cộng đồng quốc tế, các du khách thập phương, mà thể hiện sự trân trọng của thế hệ hôm nay đối với lịch sử, nét đẹp truyền thống của cha ông để lại.