hchungkt80
Dịch giả Vietpet
Rùa rừng Arakan là một trong những loài rùa quý hiếm nhất thế giới, thường chỉ được biết đến qua những mẫu vật bảo tàng và một vài cá thể được nuôi nhốt. Mới đây, lần đầu tiên người ta nhìn thấy và phát hiện ra rằng loài rùa này vẫn đang sinh sống trong tự nhiên.
Một nhóm nghiên cứu thuộc Hiệp hội Bảo tồn động vật hoang dã (WCS) đã phát hiện 5 chú rùa rừng Arakan trong một khu bảo tồn động vật hoang dã ở Myanmar (Burma) thuộc khu vực Đông Nam Á. Theo báo cáo thì khu bảo tồn này ban đầu được lập nên để bảo vệ loài voi, trong khu vực có rất nhiều bụi tre dày khó xuyên qua và rất ít người lui tới.
Những chú rùa Arakan trưởng thành có chiều dài gần một foot (30cm), mai rùa màu nâu sáng và có một số vằn đen. Mãi cho đến năm 1994, khi các nhà bảo tồn học tìm thấy một vài mẫu vật tại một chợ thực phẩm ở Trung Quốc thì người ta tin rằng loài rùa này đã tuyệt chủng. Trước đó, bằng chứng cuối cùng của loài Arakan là một chú rùa được một sĩ quan quân đội Anh tìm thấy năm 1908. Do bị săn lùng để làm thức ăn cho con người nên nhiều loài rùa ở Châu Á đi đến gần hơn nguy cơ tuyệt chủng.
Rùa rừng Arakan, một trong những loài rùa quí hiếm nhất trên thế giới mới được phát hiện lần đầu tiên trong tự nhiên vào thời gian gần đây. (Ảnh: LiveScience)
Cũng trong khu bảo tồn này, nhóm nghiên cứu của Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã đã phát hiện ra 2 loài rùa khác cũng trong nguy cơ tuyệt chủng bởi những kẻ săn bắt trái phép, đó là loài rùa cạn vàng và rùa lá Châu Á.
Ông Colin Poole, Giám đốc Hiệp hội Bảo tồn động vật hoang dã ở châu Á, cho biết: "Ở châu Á, loài rùa đang bị xóa sổ dần bởi những kẻ mua bán động vật hoang dã bất hợp pháp. Chúng tôi rất vui mừng và ngạc nhiên khi tìm thấy những loài rùa rất hiếm này vẫn còn sống và khỏe mạnh tại Myanmar. Chúng tôi sẽ làm tất cả những gì có thể để bảo vệ số lượng rùa còn lại”,
Giáo sư Steven Platt của trường Đại học bang Sul Ross, cùng với Alpine, Texas và Khin Myo Myo của WCS đã soạn thảo một báo cáo cho khám phá mới về loài rùa này. Bản báo cáo đưa ra đề xuất để đảm bảo sự an toàn cho loài rùa trong khu bảo tồn. Đề xuất bao gồm việc đào tạo đội ngũ bảo vệ địa phương, các nhóm bảo tồn thiên nhiên và sinh viên tốt nghiệp để cung cấp thêm cho họ thông tin dữ liệu về loài rùa. Bên cạnh đó, việc lập nên đội bảo vệ liên tục trên các lối vào và ra của khu vực để ngăn chặn khả năng săn bắt trộm cũng rất cần thiết.
Nghiên cứu được sự hỗ trợ từ Andy Sabin và Quĩ bảo tồn loài rùa
Khoa Học
Một nhóm nghiên cứu thuộc Hiệp hội Bảo tồn động vật hoang dã (WCS) đã phát hiện 5 chú rùa rừng Arakan trong một khu bảo tồn động vật hoang dã ở Myanmar (Burma) thuộc khu vực Đông Nam Á. Theo báo cáo thì khu bảo tồn này ban đầu được lập nên để bảo vệ loài voi, trong khu vực có rất nhiều bụi tre dày khó xuyên qua và rất ít người lui tới.
Những chú rùa Arakan trưởng thành có chiều dài gần một foot (30cm), mai rùa màu nâu sáng và có một số vằn đen. Mãi cho đến năm 1994, khi các nhà bảo tồn học tìm thấy một vài mẫu vật tại một chợ thực phẩm ở Trung Quốc thì người ta tin rằng loài rùa này đã tuyệt chủng. Trước đó, bằng chứng cuối cùng của loài Arakan là một chú rùa được một sĩ quan quân đội Anh tìm thấy năm 1908. Do bị săn lùng để làm thức ăn cho con người nên nhiều loài rùa ở Châu Á đi đến gần hơn nguy cơ tuyệt chủng.
Cũng trong khu bảo tồn này, nhóm nghiên cứu của Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã đã phát hiện ra 2 loài rùa khác cũng trong nguy cơ tuyệt chủng bởi những kẻ săn bắt trái phép, đó là loài rùa cạn vàng và rùa lá Châu Á.
Ông Colin Poole, Giám đốc Hiệp hội Bảo tồn động vật hoang dã ở châu Á, cho biết: "Ở châu Á, loài rùa đang bị xóa sổ dần bởi những kẻ mua bán động vật hoang dã bất hợp pháp. Chúng tôi rất vui mừng và ngạc nhiên khi tìm thấy những loài rùa rất hiếm này vẫn còn sống và khỏe mạnh tại Myanmar. Chúng tôi sẽ làm tất cả những gì có thể để bảo vệ số lượng rùa còn lại”,
Giáo sư Steven Platt của trường Đại học bang Sul Ross, cùng với Alpine, Texas và Khin Myo Myo của WCS đã soạn thảo một báo cáo cho khám phá mới về loài rùa này. Bản báo cáo đưa ra đề xuất để đảm bảo sự an toàn cho loài rùa trong khu bảo tồn. Đề xuất bao gồm việc đào tạo đội ngũ bảo vệ địa phương, các nhóm bảo tồn thiên nhiên và sinh viên tốt nghiệp để cung cấp thêm cho họ thông tin dữ liệu về loài rùa. Bên cạnh đó, việc lập nên đội bảo vệ liên tục trên các lối vào và ra của khu vực để ngăn chặn khả năng săn bắt trộm cũng rất cần thiết.
Nghiên cứu được sự hỗ trợ từ Andy Sabin và Quĩ bảo tồn loài rùa
Khoa Học