• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Lông voi tiết lộ về sự cạnh tranh loài

hchungkt80

Dịch giả Vietpet
Các nhà khoa học cho biết chế độ ăn uống và tập tính của loài voi được thể hiện trong thành phần hoá học trong lông đuôi của chúng đã cho thấy sự cạnh tranh giữa voi với các loài khác.Kết quả nghiên cứu này đã được công bố trong Tuyển tập các báo cáo nghiên cứu khoa học Quốc gia của Kenya

Nhóm nghiên cứu đã theo dõi một đàn voi riêng lẻ ở phía bắc Kenya trong vòng sáu năm và họ đã lý giải được việc đàn voi bị mất cơ hội kiếm ăn trên các đồng cỏ khi phải cạnh tranh với đàn gia súc. Kết quả nghiên cứu cũng đã cho thấy tỉ lệ sinh sản của voi tăng lên khi nguồn nước và thức ăn trở nên dồi dào hơn mỗi năm.


Nếu chúng ta quan tâm đến việc bảo tồn đời sống của động vật hoang dã thì tất yếu sẽ thấy sự cạnh tranh về tài nguyên giữa voi - người thực sự đáng lo ngại, nó có thể là mầm mống của những xung đột (Ảnh: M Kephart/BBC)

Nghiên cứu này nằm trong một Chương trình nghiên cứu bảo tồn lớn hơn, sử dụng công nghệ GPS để giám sát đàn voi và xác định chế độ ăn từ việc phân tích lông đuôi của chúng. Quá trình này được sắp xếp theo thứ tự thời gian trong “hồ sơ đồng vị” của lông voi.

Nước và thức ăn từ những nguồn khác nhau khi voi hấp thụ có chứa những tỷ lệ khác nhau về chất đồng vị của các-bon, hydro hoặc ni-tơ. Kết quả trước đó vào năm 2006 của nhóm nghiên cứu đã cho thấy sức mạnh của câu châm ngôn “Bạn có những gì bạn ăn”, các chuyên gia đã xác định được chế độ ăn của voi nhờ các chất protein cấu tạo nên lông đuôi của chúng.

Bị lấn át

“Hiện tại đã có được bản ghi chép dài hạn nên chúng tôi hoàn toàn có thể biết một đàn voi bình thường sinh sống thế nào trong một giai đoạn thời gian dài,” theo ông Thure Cerling, giáo sư trường đại học Utah, người dẫn đầu chương trình nghiên cứu.

Trong kết quả tìm thấy mới đây, đoàn nghiên cứu cũng đã phân tích được hàm lượng của chất đơteri- một chất đồng vị hydro có trong đuôi voi để xác định được nguồn nước uống của chúng.

“Vào mùa khô, đàn voi phải di chuyển khá xa để tìm nguồn nước, do vậy trong một khoảng thời gian dài nước ở đó đã bị bốc hơi và thay đổi cấu tạo chất đồng vị trước khi đàn voi đến”, Gs. Cerling cho biết thêm.

Sau đó, khi mùa mưa đến, nước các sông dâng lên và chúng ta có thể xác định được sự thay đổi toàn bộ thành phần cấu tạo của chất đồng vị trong nước.

Phát hiện bất ngờ của nhóm nghiên cứu rơi vào một mùa mưa, khi mà cỏ mọc xanh tốt và lẽ ra chúng đã trở thành nguồn thức ăn cho voi. Voi đã không ăn cỏ, và họ phát hiện được rằng nguyên nhân là do cỏ chưa đủ cao để voi có thể dùng vòi giật lên ăn.

“Chúng tôi phát hiện đàn voi đã lỡ mất cả một mùa cỏ tốt. Thông tin GPS cho thấy chúng sống ngoài Vườn quốc gia Samburu và ở trong khu vực phải cạnh tranh với đàn gia súc. Và đàn voi đã bị lấn áp trong hoàn cảnh đó.”

Nghiên cứu cũng lưu ý rằng khả năng sinh sản của đàn voi tăng lên đáng kể chỉ sau vài tuần có được nguồn nước và thức ăn dồi dào nhờ vào mùa mưa.

Xung đột tiểm ẩn

Phương pháp tiếp cận mà nghiên cứu này áp dụng đã tạo nên một cái nhìn cận cảnh về tập tính sinh thái và chế độ ăn uống của loài voi mà thông thường trước kia không thể thực hiện được. Điều này có ý nghĩa lớn đối với công tác nghiên cứu, giảng dạy và bảo tồn loài.

Tuy nhiên, theo Giáo sư Cerling, chúng ta cần phải lo ngại về mâu thuẫn phát sinh khi con người và các loài thú hoang dã cùng muốn sử dụng nguồn tài nguyên. Ông nói. “Biến đổi khí hậu toàn cầu sẽ làm thay đổi những nguồn tài nguyên hiện có. Sự cạnh tranh về tài nguyên sẽ càng dữ dội hơn khi dân số ngày một tăng, nhất là dân số ở các nước Châu Phi đang tăng lên một cách chóng mặt. Nếu chúng ta quan tâm đến việc bảo tồn đời sống của động vật hoang dã thì tất yếu sẽ thấy sự cạnh tranh này là đáng lo ngại.”

Hương Giang (Theo BBC News, 13/04/2009)
 
Top