hchungkt80
Dịch giả Vietpet
Tiếng phì phò của rắn vang lên từ góc vườn, xó bếp; mùi khăn khẳn đặc quánh xộc vào mũi, lúc lởn vởn xa xa... Thần chết rình rập đâu đó, nhưng tử thần cũng “đẻ ra tiền”.
Nhiều người qua xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc, rùng mình khi được nhìn tận mắt, nghe tận tai chuyện người dân nơi đây ăn cùng, ngủ cùng hàng vạn, hàng chục vạn con rắn lớn nhỏ. Vĩnh Sơn được coi là một trong ba làng rắn lớn nhất miền Bắc.
63% gia đình “dính” với rắn
Vĩnh Sơn có gần 1.200 hộ thì hơn 750 hộ nuôi và kinh doanh rắn. Khi được hỏi về lịch sử của nghề nguy hiểm này, cán bộ xã Phùng Duy Hưng lắc đầu: “Có từ lâu rồi, không biết đích xác từ bao giờ. Chỉ biết ngày trước cha ông thường đi đào bắt rắn, sau giữ lại nuôi, đúc kết kinh nghiệm và truyền lại cho con cháu”.
Ngoài công việc của một cán bộ xã, anh Hưng cũng có thâm niên bốn năm nuôi và kinh doanh loài bò sát “đẻ trứng vàng”. Đất nuôi rắn không cần nhiều, chỉ cần vài chục m2 là có thể xây được hàng trăm hang. Nhiều gia đình tận dụng cả sân vườn, góc bếp để xây hang.
Vũ Mạnh Hùng, một trong những người kinh doanh rắn nổi tiếng nhất xã, có vẻ ngoài nghiêm nghị, ít nói. Tuy nhiên, khi dẫn chúng tôi vào thăm trại rắn dựng ngay sau nhà, liền kề với bếp, anh luôn miệng giới thiệu kỹ thuật làm hang và cho rắn ăn.
Ông Vũ Mạnh Hùng với con rắn hổ trâu.
“Dinh thự bò sát” của gia đình anh gồm 1.000 hang với khoảng 10.000 con, chủ yếu là rắn ráo, hổ mang phì và hổ trâu. Hang được dựng bằng gạch, có đường kính 35-40 cm, cửa hang làm bằng gỗ ghép với lưới sắt, có hệ thống thông hơi và máng hót ở gầm. 1 m2 có thể xây được 5-6 hang, mỗi hang chỉ chứa được một con rắn to.
Một con rắn mỗi lần thường đẻ 10-12 trứng, những con lớn có thể cho ra 20-25 trứng. Vài tháng sau khi ra khỏi vỏ trứng, rắn con được đưa vào chuồng để vỗ béo. Thức ăn của rắn hổ mang phì chủ yếu là chuột, gà con, chim cút băm nhỏ.
“Nuôi rắn giống nuôi con mọn vậy. Khi cho chúng ăn phải cẩn thận, nhẹ nhàng, nếu không thì cho ăn bao nhiêu chúng nôn ra bấy nhiêu. Thường thì cứ bốn ngày cho rắn ăn một lần. Mùa đông chúng hầu như không ăn gì cả”, anh Hùng cho biết.
Khi bắt rắn phải tránh lúc tinh thần mệt mỏi hoặc mới uống rượu bia vì khi ấy khó kiểm soát động tác tay, dễ làm rắn đau. Bị đau, chúng thường nhằm vào mặt hoặc tay người bắt mà cắn.
Sinh nghề tử nghiệp
Trong mùa sinh sản và ấp trứng, rắn thường hung tợn hơn. Những chủ nuôi giàu kinh nghiệm nhất cũng khó tránh bị rắn cắn. Phó chủ tịch UBND xã Hạ Văn Thanh nói: “10 năm gần đây, bốn người dân trong làng mất mạng do rắn độc cắn. Đa số người nuôi rắn có vết sẹo trên ngón tay. Đấy là hậu quả của những lần bị rắn cắn”.
Anh Hùng bị rắn cắn 9 lần, còn anh Hưng 8 lần thoát chết nhờ được chữa trị kịp thời bằng thuốc bí truyền. Tuy nhiên, một người bạn của anh Hùng mất mạng dù được sơ cứu tại nhà và đưa đến Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội.
Tuy nguy hiểm nhưng người dân Vĩnh Sơn vẫn theo nghề, bởi loài bò sát này không phụ công người chăm sóc. Người nuôi rắn mỗi năm có thể kiếm được 20-30 triệu đồng từ trại rắn quy mô nhỏ hoặc 50-70 triệu đồng từ trại lớn.
Anh Hùng cho biết, mỗi năm gia đình anh thu được hàng trăm triệu đồng từ việc bán rắn sống cho nhà hàng và bán nọc để làm thuốc. Anh còn tự chế biến cao rắn và rượu rắn.
Người nuôi mất ít nhất 2-3 năm để xuất chuồng một con rắn trưởng thành với giá 500.000-700.000 đồng/kg. Con rắn của làng không chỉ được tiêu thụ ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM... mà còn lên Quảng Ninh, Lạng Sơn để xuất sang Trung Quốc.
Theo Phó chủ tịch UBND xã Hạ Văn Thanh, những năm gần đây, người dân yên tâm với nghề bởi họ nuôi rắn sinh sản một cách hợp pháp, thay vì săn bắt như trước kia. Năm 2000, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Vĩnh Phúc xác nhận rắn Vĩnh Sơn là rắn nuôi, đồng thời cấp phép cho người dân được nuôi, vận chuyển và kinh doanh loài bò sát này.
Xã đang mong chờ Dự án xây dựng vùng Vĩnh Sơn thành điểm làng nghề nuôi rắn - du lịch - dịch vụ sớm hoàn thành để phát triển nghề rắn và các ngành liên quan một cách bền vững, ông Thanh nói.
Hoàng Thủy
Nhiều người qua xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc, rùng mình khi được nhìn tận mắt, nghe tận tai chuyện người dân nơi đây ăn cùng, ngủ cùng hàng vạn, hàng chục vạn con rắn lớn nhỏ. Vĩnh Sơn được coi là một trong ba làng rắn lớn nhất miền Bắc.
63% gia đình “dính” với rắn
Vĩnh Sơn có gần 1.200 hộ thì hơn 750 hộ nuôi và kinh doanh rắn. Khi được hỏi về lịch sử của nghề nguy hiểm này, cán bộ xã Phùng Duy Hưng lắc đầu: “Có từ lâu rồi, không biết đích xác từ bao giờ. Chỉ biết ngày trước cha ông thường đi đào bắt rắn, sau giữ lại nuôi, đúc kết kinh nghiệm và truyền lại cho con cháu”.
Ngoài công việc của một cán bộ xã, anh Hưng cũng có thâm niên bốn năm nuôi và kinh doanh loài bò sát “đẻ trứng vàng”. Đất nuôi rắn không cần nhiều, chỉ cần vài chục m2 là có thể xây được hàng trăm hang. Nhiều gia đình tận dụng cả sân vườn, góc bếp để xây hang.
Vũ Mạnh Hùng, một trong những người kinh doanh rắn nổi tiếng nhất xã, có vẻ ngoài nghiêm nghị, ít nói. Tuy nhiên, khi dẫn chúng tôi vào thăm trại rắn dựng ngay sau nhà, liền kề với bếp, anh luôn miệng giới thiệu kỹ thuật làm hang và cho rắn ăn.
Ông Vũ Mạnh Hùng với con rắn hổ trâu.
“Dinh thự bò sát” của gia đình anh gồm 1.000 hang với khoảng 10.000 con, chủ yếu là rắn ráo, hổ mang phì và hổ trâu. Hang được dựng bằng gạch, có đường kính 35-40 cm, cửa hang làm bằng gỗ ghép với lưới sắt, có hệ thống thông hơi và máng hót ở gầm. 1 m2 có thể xây được 5-6 hang, mỗi hang chỉ chứa được một con rắn to.
Một con rắn mỗi lần thường đẻ 10-12 trứng, những con lớn có thể cho ra 20-25 trứng. Vài tháng sau khi ra khỏi vỏ trứng, rắn con được đưa vào chuồng để vỗ béo. Thức ăn của rắn hổ mang phì chủ yếu là chuột, gà con, chim cút băm nhỏ.
“Nuôi rắn giống nuôi con mọn vậy. Khi cho chúng ăn phải cẩn thận, nhẹ nhàng, nếu không thì cho ăn bao nhiêu chúng nôn ra bấy nhiêu. Thường thì cứ bốn ngày cho rắn ăn một lần. Mùa đông chúng hầu như không ăn gì cả”, anh Hùng cho biết.
Khi bắt rắn phải tránh lúc tinh thần mệt mỏi hoặc mới uống rượu bia vì khi ấy khó kiểm soát động tác tay, dễ làm rắn đau. Bị đau, chúng thường nhằm vào mặt hoặc tay người bắt mà cắn.
Sinh nghề tử nghiệp
Trong mùa sinh sản và ấp trứng, rắn thường hung tợn hơn. Những chủ nuôi giàu kinh nghiệm nhất cũng khó tránh bị rắn cắn. Phó chủ tịch UBND xã Hạ Văn Thanh nói: “10 năm gần đây, bốn người dân trong làng mất mạng do rắn độc cắn. Đa số người nuôi rắn có vết sẹo trên ngón tay. Đấy là hậu quả của những lần bị rắn cắn”.
Anh Hùng bị rắn cắn 9 lần, còn anh Hưng 8 lần thoát chết nhờ được chữa trị kịp thời bằng thuốc bí truyền. Tuy nhiên, một người bạn của anh Hùng mất mạng dù được sơ cứu tại nhà và đưa đến Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội.
Tuy nguy hiểm nhưng người dân Vĩnh Sơn vẫn theo nghề, bởi loài bò sát này không phụ công người chăm sóc. Người nuôi rắn mỗi năm có thể kiếm được 20-30 triệu đồng từ trại rắn quy mô nhỏ hoặc 50-70 triệu đồng từ trại lớn.
Anh Hùng cho biết, mỗi năm gia đình anh thu được hàng trăm triệu đồng từ việc bán rắn sống cho nhà hàng và bán nọc để làm thuốc. Anh còn tự chế biến cao rắn và rượu rắn.
Người nuôi mất ít nhất 2-3 năm để xuất chuồng một con rắn trưởng thành với giá 500.000-700.000 đồng/kg. Con rắn của làng không chỉ được tiêu thụ ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM... mà còn lên Quảng Ninh, Lạng Sơn để xuất sang Trung Quốc.
Theo Phó chủ tịch UBND xã Hạ Văn Thanh, những năm gần đây, người dân yên tâm với nghề bởi họ nuôi rắn sinh sản một cách hợp pháp, thay vì săn bắt như trước kia. Năm 2000, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Vĩnh Phúc xác nhận rắn Vĩnh Sơn là rắn nuôi, đồng thời cấp phép cho người dân được nuôi, vận chuyển và kinh doanh loài bò sát này.
Xã đang mong chờ Dự án xây dựng vùng Vĩnh Sơn thành điểm làng nghề nuôi rắn - du lịch - dịch vụ sớm hoàn thành để phát triển nghề rắn và các ngành liên quan một cách bền vững, ông Thanh nói.
Hoàng Thủy