• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Kooikerhondje - Thợ săn vịt Xứ sở Hoa tulip

hchungkt80

Dịch giả Vietpet
Phát âm: Koy-Ker-Hond


Hình dáng: Kooikerhondjes có bộ lông độc nhất mà mất 2 năm để phát triển đầy đủ. Một đặc trưng phân biệt của loài này là chùm lông màu đen dài ở trên tai. Độ dài và mật độ lông tai được quyết định bởi gen. Nhiều năm về trước, khi loài này được phát triển, những con chó lông rậm màu đen được trình diện và cho giao phối để mọc nhiều lông ở tai. Kết quả của việc nhân giống này, nhiều con Kooikerhondjes có màu đen trắng hoặc ba màu được sinh ra. Với những sự đa dạng, trong khi vẻ đẹp không đạt tiêu chuẩn và trở nên đối lập với hình dáng. Kooikerhondjes cơ bản có màu lông đen toàn thân khi được sinh ra. Những sợi lông này rụng lần đầu vào khoảng 3-4 tháng tuổi. Nếu cún con không có bất cứ sợi lông đen nào khi được sinh ra, nó sẽ phát triển lông tai. Bình thường và có thể chấp nhận con Kooikerhondjes trưởng thành khi đuôi có những sợi lông nhỏ màu đen xen lẫn màu vàng cam và trắng. Những hạn chế về màu sắc trong tiêu chuẩn của loài làm cho việc nhân giống loài Kooikerhondjes gặp khó khăn.
Không đạt chuẩn: Tam sắc (đen/trắng/vàng cam), Chỉ đen và trắng, Thiếu mảng trắng trên đầu thủ, Trắng ở tai. Lông đen trên cơ thể, toàn bộ đuôi có màu vàng cam (thiếu màu trắng ở chót đuôi).
Giữa 4 và 6 tháng tuổi, răng cún bắt đầu rụng và được thay thế bằng răng trường thành. Bạn sẽ có thể nhận thấy những vấn đề liên quan đến hàm răng của cún ở độ 7, 8 tháng tuổi khi toàn bộ hàm răng cún mọc đầy đủ. Miếng cắn như kéo cắt hoặc gọng kìm là tiêu chuẩn đối với loài này. Chó của bạn nên phát triển đầy đủ và hình dáng cơ bản sẽ hoàn thiện theo thời gian mà con chó được một năm tuổi. Bất cứ vấn đề về phát triển nào sẽ được thấy ngay lúc đó. Tiêu chuẩn loài rất đặc trưng về cấu trúc đối với loài Kooikerhondje. Khi chọn lực cún con, ý tưởng tốt là kiểm tra bố mẹ chúng và so sánh với chuẩn mực. Hầu hết các nhà nhân giống sẽ trình diện bố mẹ cún trong những cuộc triển lãm chó. Nó giúp cho việc nhận biết tốt về chó bố mẹ trong việc ‘đo lường, khảo sát’ dưới một con mắt kinh nghiệm. Câu lạc bộ nuôi chó Hà Lan đã thiết lập những hướng dẫn nhân giống đặc trưng. Một cái nhìn tổng quan được đề ra trong mục Nhân Giống của tài liệu này. Những hướng dẫn tiếp theo tuyên bố chung về việc phát triển nguồn giống lòai Kooikerhondje.


Những con chó cái thường đạt ‘độ chín’ khoảng từ 6-12 tháng tuổi, có thể muộn hơn là khoảng 18 tháng. Những con đực thì khả năng giao phối là tầm 9 tháng tuổi. Nếu bạn không có kế hoạch phối giống chó của bạn, việc làm mang tính trách nhiệm là trung hòa hoặc thiến hoạn chó của bạn. Tuổi giao phối phù hợp với con đực là từ khoảng 2 đến 4 năm, khi “số lượng con giống” có thể đạt mức cao nhất. Sau khoảng 7 năm tuổi, một ý tưởng tốt là kiểm tra lại khả năng sinh sản của chó với bác sỹ thú y. Tuổi giao phối phù hợp với con cái là từ 2 đến 9 năm tuổi. Chu kỳ “nhu cầu giao phối” diễn ra khoảng 21 ngày và nó thường được tiếp xúc với những con đực vào khoảng tháng thứ 8. Có thể khó khăn trong quyết định chính xác ngày con cái có “nhu cầu giao phối”, cặp đôi cần phải được ở gần nhau để con cái có thể chấp nhận con đực trong lần đầu tiên. Con cái sẽ biểu hiện sự sẵn sàng đối với con đực bằng việc ve vẩy đuôi (hạ đuôi sang bên cạnh). Sau khi con cái chấp nhận con đực lần đầu, cặp đôi được tiếp xúc nhiều lần nữa cho đến khi con cái thôi không chấp nhận con đực nữa (khoảng 14-17 ngày). Con đực nên được cho phép giao phối với con cái ít nhất 3 lần trong suốt thời kì đó. Lứa cún có thể đa dạng tùy thuộc vào chất lượng, sự tiếp xúc của chó bố mẹ và lứa cún trung bình còn phụ thuộc vào mẹ của con chó cái. Lứa cún đầu tiên thỉnh thoảng nhỏ hơn những lứa cún kế sau. Lứa cún trung bình khoảng từ 5-7 con. Thời gian mang thai trung bình từ 59-64 ngày với ngày sinh có thể giao động từ ngày 62 đến ngày 63.


Tính cách:
Bản chất của Kooikerhondje là tình cảm và gắn bó với gia đình chủ nhân. Những bức tranh được vẽ bởi nghệ sỹ Hà Lan, Jan Steen minh họa chức năng cũ của Kooikerhondje có vai trò như một thành viên đáng yêu của gia đình. Loài chó này hạnh phúc, tự tin, nhưng lưu ý đến người lạ và những con chó khác. Những tính cách của nó không nên hung dữ quá và cũng không nên dè dặt quá. Trong khi có thể mất chút thời gian để Kooikerhondje làm quen với mọi người, nó sẽ là một người bạn tốt và trung thành. Hòa nhập xã hội là chìa khóa để vượt qua sự nghi ngờ của loài này và để ngăn ngừa những vấn đề về hành vi tiềm tàng, nên cho hòa nhập từ sớm.
Kooikerhondje là một con chó trông nhà tốt ( nhưng chúng không sủa nhiều) và chúng có thể là bạn đồng hành tốt bởi vì chúng thích gần mọi người. Con Kooikerhondje nhỏ dành được tình yêu thương của những người dân Hà Lan khi Hoàng tử William II of Orange được cứu thóat bởi con Kooikerhondje trung thành “Kuntze” đã báo động cho hoàng tử trong đêm khi một cuộc mưu sát diễn ra. Nói chung, do bản chất nhạy cảm của loài và sự thực rằng loài này như một nguyên tắc không thích những bàn tay không cần thiết chạm vào, Kooikerhondje không phù hợp như một bạn chơi cùng với trẻ nhỏ và những đứa bé nghịch ngợm. Chúng thích trẻ nhỏ tuy nhiên, như hầu hết những con chó nếu chúng được nuôi cùng với trẻ nhỏ và cả trẻ nhỏ cùng chó được dạy cách tôn trọng lẫn nhau, không có lý do gì để không coi Kooikerhondje như một thú cưng trong gia đình. Trẻ nhỏ cần được dạy cách dẫn dắt chó.


Kooikerhondje nhạy cảm và thông minh và có tính cách mạnh mẽ. Vì lí do đó, chúng cần được huấn luyện một cách dứt khóat, vững vàng với một giọng nói điềm tĩnh. La hét đối với Kooikerhondje thật ít và có thể có hại hơn là tốt. Huấn luyện nhẹ nhàng luôn được đề cập. Loài này phản ứng tốt với tăng cường tích cực và thức ăn. Huấn luyện bắt đầu ngay khi có thể và tạo sự thú vị. Sử dụng những thời gian mà con chó làm những điều bạn muốn nó làm theo ý muốn của nó (thích nằm xuống) và khen nó trong khi ra mệnh lệnh. Con chó của bạn sẽ sớm học cách làm quen với những mệnh lệnh. Thông thường, bạn có thể bắt đầu huấn luyện ở nhà từ tầm 5-8 tuần tuổi. Cún của bạn sẽ không thực sự dễ dạy cho đến tận khi hơn 6 tháng tuổi. Bạn bắt đầu từ càng sớm thì chúng sẽ càng hiểu và càng ít gây ra tai nạn rủi ro. Hầu hết những con Kooikerhondje ưa vận động và làm theo ý chúng. Đây là danh sách những họat động mà những con Kooikerhondje phù hợp nhất: Sủa lùa chim (chủ yếu là cho vui), tha mồi (nếu nó được dạy tốt), dò dấu vết, khéo léo, vâng lời, trình diễn, nhảy múa (vâng lời và diễn tập theo nhạc), bơi lội và đùa nghịch dưới nước, những họat động yêu cầu nhiều về thể chất nên cần đảm bảo phù hợp nhằm tránh bị thương cho cún. Cún con có thể bắt đầu huấn luyện khéo léo từ 6-8 tháng tuổi miễn là việc chạy nhảy không nằm trong việc huấn luyện. Trong suốt năm đầu tiên, cún của bạn vẫn sẽ lớn lên và xương cơ sẽ không hoàn toàn phát triển đầy đủ.


Bất cứ hoạt động nào mà tạo nên sự căng thẳng trên chân, cơ và khớp nên được tránh cho đến tận khi con chó đạt được một năm tuổi để tránh những rủi ro thương tật nghiêm trọng và vĩnh viễn cho chó. Dạy chó của bạn đối với việc triển lãm có thể bắt đầu ngay khi còn non: Nó bắt đầu hòa nhập xã hội, bởi vì cún sẽ cần được quen với bàn tay người lạ theo một cách không quen thuộc lắm. Không giống như những người bình thường, ban giám khảo sẽ nhìn miệng và sờ tay lên con chó. Con chó phải học cách cho phép thực hiện điều này và không né tránh bàn tay của giám khảo. Nhiều sự tiếp xúc nhẹ nhàng và khen ngợi từ chủ và khách sẽ làm con chó quen dần với việc được kiểm tra. Cân nhắc kỹ lưỡng đề tìm ra người huấn luyện bản địa tốt để huấn luyện cho bạn và cún trong bất cứ họat động nào bạn quyết định tham gia. Nên nhớ răng Kooikerhondje là loài nhạy cảm, nên lựa chọn người huấn luyện của bạn cẩn thận để đảm bảo phong cách của người huấn luyện phù hợp với chó của bạn.


Kooikerhondje thường là giống chó không sủa nhiều. Một con Kooikerhondje sủa thường chỉ cố gắng để gây sự chú ý hoặc hướng về phía kẻ xâm nhập. Nếu chó đang sủa hướng về phía bạn nó có thể đang cố thống trị bạn bởi vì con chó cố gắng báo cho bạn biết điều nó muốn. Nếu điều này xảy ra, lập tức bạn nói “không” với con chó và thể hiện những kĩ năng dẫn dắt phù hợp. Loài chó này sủa có thể là do sợ hãi và tốt nhất xử lí thông qua việc tạo những cơ hội cho tiếp xúc với những con chó nhỏ hơn, nhẹ nhàng hơn trong môi trường thư giãn không xích. Dần dần cho làm quen với những con chó lớn hơn. Giữ chó của bạn trong tầm kiểm sóat bằng cách bảo nó nằm bên bạn. Nếu nó cảm thấy bạn kiểm sóat tình huống chúng sẽ ít cố gắng và cảnh báo bạn và kìm chân những con chó khác bằng giọng sủa của nó. Duy trì niềm tin của nó với bạn và khi đưa chó lạ cho chủ của nó thì nói với chó của bạn và khen ngợi nó khi nó phớt lờ những con chó khác. Thật bình thường đối với những cún Kooikerhondje chơi giả đánh nhau một cách tích cực. So sánh với những loài khác, Kooikerhondje xuất hiện một cách năng động hơn cả. Đưa ra triển lãm trong khi nó vẫn còn duy trì sự vui vẻ. Can thiệp ngay khi nó ra khỏi tầm kiểm sóat.


Chiều cao và trọng lượng: Cao tầm 36-41 cm; nặng từ 9-18 kg. Kooikerhondje thường đạt mức trưởng thành từ khoảng 7 đến 8 tháng tuổi.


Sức khoẻ: Những nhà nhân giống có trách nhiệm tiến hành loại trừ những bệnh di truyền từ loài này bằng việc không cho những con chó này gặp những tác động di truyền từ việc nhân giống. Kooikerhondje vẫn được biết mang nhiều bệnh về di truyền. Những cún con nên được kiểm sóat bởi những nhà nhân giống, những người có thể chứng tỏ cha mẹ chúng không mang những vấn đề bệnh tật.


Bệnh Von Willebrandt Disease (VWD) là bệnh di truyền về máu tương tự như bệnh Hemophilia đối với con người, bệnh Cataract về mắt, bệnh Patella luxation về khớp gối, bệnh họai thư tủy Hereditary Necrotizing Myelopathy do di truyền.

Việc nhân giống các cặp mà có quan hệ huyết thống trực tiếp sẽ chịu tác động của việc thoái hóa giống. Nhân giống loài Kooikerhondje: Xu hướng của Câu lạc bộ nuôi Kooikerhondje của Canada có kèm theo những quy tắc được thiết lập của Câu lạc bộ nuôi chó Hà Lan nên chúng ta có thể bảo tồn loài Kooikerhondje theo cấu trúc chuẩn nhất. Dưới đây là những quy tắc cơ bản nhất mà chúng ta phải tuân theo khi nhân giống. Những con đực phải ít nhất được 15 tháng trước khi cho giao phối. Những con cái phải ít nhất 18 tháng trước khi cho giao phối. Những con cái không nên được kết đôi vào thời kì động dục đầu tiên nhưng có thể kết đôi vào thời kì thứ hai. Những con cái được phép có 3-4 lứa cún. Những con cái hơn 6 năm tuổi không được phối giống nếu chúng không có những lứa cún trước đó. Những con cái có thể được nuôi đẻ tới 9 năm tuổi miễn là chúng có con trước tuổi thứ 6. Chó cái không được giao phối trong giai đoạn 10 tháng sau khi sinh lứa cún. Những con cái được phép tiếp xúc con đực 12 lần trong thời gian giao phối. Những con đực có thể tạo ra 3 lứa cún mỗi năm, và không nhiều hơn 15 lứa cún trong cuộc đời nó. Những cặp đực cái sống cùng nhau không được phép sinh quá 12 lứa cún. Những con đực và cái không được gần gũi với những con chó khác. Trong bảng phổ hệ (gia phả) không có giao phối trực hệ. Những con đực và cái phải có sức khỏe tốt tại thời điểm giao phối. Những con hung dữ và nhút nhát không được dùng cho nhân giống. Cả bố mẹ phải đạt tiêu chuẩn loài. Chiều cao con cái tầm 35 đến 40 cm, con đực tầm 37 đến 42 cm.


Điều kiện sống: Loài này có thể thoải mái với cuộc sống căn hộ nếu chúng có một gia đình chủ nhân ưa hoạt động mà tạo cho chúng nhiều cơ hội vận động, nhưng chúng tốt nhất là được chạy nhảy trong một sân rộng có rào. Nếu chúng có sân nhỏ chúng sẽ cần đi dạo với nhiều sự vận động hơn. Chúng yêu thích chạy ngoài trời và kiểm tra mọi thứ. Chúng dồi dào năng lượng, nhưng yên lặng trong nhà. Huấn luyện vâng lời là ý tưởng rất tốt. Kooikerhondje tò mò và luôn suy nghĩ tích cực. Chúng ưa thích kiểm tra mọi thứ và nếu chúng phát hiện điều gì thú vị, chúng có xu hướng phớt lờ mọi thứ, bao gồm cả chủ nhân. Đây là một lí do rất chính xác cho việc ô tô thường sát hại nhiều con Kooikerhondje. Huấn luyện vâng lời sẽ giúp bạn kiểm sóat tốt con chó. Như một biện pháp ngăn ngừa, chỉ để con Kooikerhondje không bị xích ở trong khu vực an toàn. Tốt nhất là trong sân có rào.


Vận động: Bởi vì Kooikerhondje tiềm tàng là loài chó săn mồi, chúng thích cuộc sống ngoài trời và cần vận động để tinh thần vui vẻ. Chúng cần được đi dạo dài hàng ngày hoặc chạy rong. Đảm bảo có rào quanh sân. Kooikerhondje yêu thích chạy tự do, nhưng không phù hợp với chạy tự do ngoài đường. Chúng cần phải chơi trong sân có rào, bởi vì chúng có thể nhìn thấy những con vật khác và rượt đuổi chúng. Một cách truyền thống, khi không dụ được những con vịt vào bẫy, Kooikerhondje sẽ theo dõi con mồi khác và tiến hành tích cực săn đuổi những con chuột cống, chuột trũi và chuột nhắt. Vì lí do này, Kooikerhondje có nhu cầu không biết mệt mỏi về săn đuổi và cần được khuyến khích vận động. Điều cuối cùng bạn muốn là con Kooikerhondje không mệt mỏi. Buồn chán sẽ làm chúng tự tạo ra việc làm và bạn có thể không thích thú với công việc chúng tự làm đó. Trên phương diện khác, sự thông minh và sức khỏe dồi dào của nó cho phép nó xuất sắc trong việc săn mồi, tuân thủ và khéo léo.


Tuổi thọ: Khoảng 12-14 năm


Chăm sóc: Kooikerhondje có rụng lông. Rụng lông lần đầu khi lông cún bắt đầu được thay thế bằng lông trưởng thành ở tầm 3-4 tháng tuổi. Bộ lông không khó chăm sóc. Chải thường xuyên là tất cả những gì cần thiết để duy trì bộ lông và giảm rụng lông để kiểm sóat tốt trạng thái lông.


Nguồn gốc: Kooikerhondje là giống chó săn cổ xưa, hiếm của Hà Lan để dụ những con vịt vào bẫy. Kooikerhondje có thể được nhìn thấy trong các bức họa từ thế kỉ 16 và 17, nhưng không trở thành loài chính thức được công nhận cho tới tận ngày 18 tháng 6 năm 1966. Thật không may, tới cuối Thế chiến thứ II, khi việc dừng săn vịt trời đã làm cho những con Kooikerhondje thất nghiệp, loài này gần như tuyệt chủng. Tất cả chỉ còn chừng 25 con Kooikerhondje còn sót lại. Vào năm 1939 Bà Nam tước Phu nhân (Baroness) Van Hardenbroek van Ammerstol đã quyết định làm hồi sinh giống chó Kooikerhondje nhro. Bà Nam tước Phu nhân (Baroness) đã sống độc thân trong một biệt thự rất lớn và chú tâm vào những con chó của bà. Bà là một phụ nữ khá lập dị vầ những con chó của bà cũng tham gia bữa tối. Mỗi con chó ngồi ở bàn ăn với một chiếc ghế của chúng. Trong suốt Thế chiến thứ 2 Nam tước phu nhân này đã giúp nhiều phi công của liên minh các nước trốn thóat khỏi Phát xít Đức và đã dùng những con chó của bà để dẫn đường cho những người này băng qua rừng tới biên giới của Bỉ.


Nam tước phu nhân cũng có công trong việc bảo tồn nhiều loài chó Hà Lan khác (Keeshond và Drentse Patrijshond). Nhằm tái tạo lại loài Kooikerhondje, Nam tước Phu nhân đã chuẩn bị một bản mô tả chi tiết về giống chó lý tưởng và hỏi những thương buôn tìm kiếm con chó mà phù hợp với những tiêu chuẩn này. Thời gian dài trôi qua, nỗ lực của bà đã được đền đáp khi nghe được tin là có một con chó cái phù hợp tiêu chuẩn, có tên Tommie trên một trang trại của tỉnh phía bắc được gọi là Friesland. Nam tước Phu nhân đã tới Friesland, và vui mừng phát hiện ra rằng Tommie đích thực là phù hợp với mô tả. May mắn thay, chủ trang trại, người không bán Tommie, đã đồng ý gửi nó cho bà để nhân giống. Tommie được đưa về khu nhà của bà ở Geldrop và bà đã bắt đầu tìm kiếm con đực phù hợp với nó. Cuối cùng, bà đã tìm thấy một con phù hợp tên là Bobbie và nó đã cho Tommie lứa con đầu tiên. Chỉ một con cún duy nhất sống sót trong lứa đầu tiên này, là một con đực và nam tước phu nhân đã đặt tên cho nó là Bernhard van Walhalla (van Walhalla là tên của một câu lạc bộ). Năm 1943 Tommie đã cho ra đời lứa con thứ hai từ một con chó đực mới có tên là Bennie. Lứa này gồm bốn con cái, mà được đặt tên theo Tommie và sau đó là những công chúa nhỏ của xứ Hà Lan: Trix, Irene, Margrietje và Tommie2. (Điều này sự khá táo bạo của Nam tước Phu nhân, từ khi vào năm 1943 đất nước Hà Lan bị chiếm bởi người Đức và bất cứ một vấn đề gì liên quan tới gia đình hoàng gia bị tuyệt đối ngăn cấm). Nam tước Phu nhân, vì trước đó, đã tìm kiếm những con đực phù hợp để nhân giống với những con chó cái này và đã tìm ra hầu hết chúng ở các trang trại và những gia đình khác. Tommie được đưa trở lại nông trại ở Friesland khi nó đã trở nên già cỗi để có những lứa con mới. Ở đó nó tiếp tục sống cuộc đời buồn tẻ còn lại, một tai nạn không may đã giết chết nó.


Cuối cùng, những người khác đã bắt đầu trở nên thích thú việc gây giống loài chó này. Sử dụng những thế hệ tiếp theo của Tommie, lai giống phù hợp với sự mô tả cũng như hai con chó giống Bosma mà họ đã tạo ra giống chó hoàn hảo này. Vào năm 1966 Raad Van Beheer (Viện hàn lâm Hà Lan đã quyết đinh liệu một giống chó có thể chính thức được công nhận hay không), đã quyết định cơ quan đăng kí chính thức được thiết lập. Những con chó mà được xem xét đánh giá có thể được chấp nhận đăng kí. Nico, đứa cháu trai lớn của Margrietje, là con Kooikerhondje đầu tiên được chấp nhận đăng kí chính thức và có thể được tìm thấy trong hầu hết tất cả những gia phả của tất cả những con Kooikerhondje hiện đại. Tới ngày 20 tháng 11 năm 1971, khi con Kooikerhondje đã nhận được sự công nhận cuối cùng, một bể gen đầy đủ đã được thiết lập. Từ thời điểm đó không có con chó nào không được đăng kí được cho phép tham gia vào chương trình nhân giống.

Sau nhiều thế hệ, Kooikerhondje đã được sử dụng như một biện pháp thông minh để săn những con vịt trời. Thợ săn sẽ tạo ra một cái bẫy được gọi là “Kooi” mà chứa hố tròn dẫn ra ngoài từ một ao nhỏ mà xuất hiện nhiều con vịt. Qua cái hố một lưới tròn được treo lơ lửng. Kết quả là một ống rỗng thông qua mà những con vịt đi vào nhưng không thể nhìn thấy điểm kết thúc. Công việc của Kooikerhondje là dẫn dụ những con vịt chui vào ống để thợ săn có thể lùa chúng vào bẫy và kết thúc công việc. Công việc ở đây như sau: Theo những hướng dẫn của thợ săn, con chó sẽ bắt đầu đào đục một con đường để lôi cuốn sự tò mò của những con vịt. Với chiếc đuôi rậm, chót đuôi trắng là cái hấp dẫn sự chú ý nhiều từ những con vịt. Chúng nghĩ có thể rằng thứ này phất phơ có thể là một mối đe dọa, nhưng chúng không chắc chắn nó là cái gì, nên chúng đến gần hơn để nhìn. Khi những con vịt tiếp cận, con chó di chuyển xa hơn trong ống và những con vịt dò dò đi theo. Đối với những con vịt, nó xuất hiện như thể con chó đang chạy trốn chúng. Mạnh dạn, chúng đuổi theo, cố gắng đuổi theo nó thậm chí càng xa hơn. Thời điểm mà những con vịt mất hứng thú và quay trở lại miệng ống, chúng thấy lối đi bị chặn bởi thợ săn. Với những chiếc lưới ở trước và thợ săn ở sau, không có nơi nào có thể đi được và rơi vào cái hố Kooi hẹp và tròn dành cho số phận cuối cùng của chúng. Việc sử dụng phương pháp này, toàn bộ bầy vịt sẽ bịt bắt. Những con vịt hiếm khi được săn ở Hà Lan nữa nhưng phương thức này và loài chó Kooikerhondje vẫn được sử dụng trong những nỗ lực bảo tồn.


Nhóm: Chó thể thao


Được công nhận bởi: DKC, FCI, KCF, KCC, UKC, ARBA, KCUSA, DKC, KCGB, APRI, ACR, DRA


Nguồn: Lược dịch từ Dogbreedinfo

Người dịch: Hchungkt80
 
Top