hchungkt80
Dịch giả Vietpet
Tiến sĩ Tilo Nadler, Đại diện tại Việt Nam của Hội Động vật Frankfurt (FZS-CHLB Đức) kiêm Giám đốc Trung tâm Cứu hộ linh trưởng nguy cấp - Vườn quốc gia Cúc Phương, đang có mặt ở rừng Hòn Hèo (huyện Ninh Hoà, Khánh Hoà)để làm cố vấn khoa học cho đoàn làm phim về voọc chà vá chân đen của Đài truyền hình Việt Nam (VTV).
Tổ làm phim kiên nhẫn “phục kích” voọc ngay bên cạnh vực thẳm sâu hơn 500m ở Hòn Hèo
Đây là một phần trong loạt phim về các loài động vật hoang dã quý hiếm hiện hữu tại Việt Nam, nhằm phục vụ công tác bảo tồn đa dạng sinh học. Theo kế hoạch, đoàn làm phim sẽ có mặt tại Hòn Hèo từ ngày 25-6 đến ngày 2-7 để quay lại những tập tính đời sống, qua đó thấy được sự phân bổ và nguy cơ tuyệt chủng của các loài voọc.
Quá trình khảo sát đa dạng sinh học ở Hòn Hèo nói chung và thực hiện bộ phim này nói riêng còn có sự giúp đỡ nhiệt tình của ông Sylvio Lamarche, Giám đốc cơ sở du lịch sinh thái Junge Beach (ở xã Ninh Phước, huyện Ninh Hoà) – người được mệnh danh là “Kiểm lâm Tây” với nhiều thành tích bảo vệ rừng Hòn Hèo.
Tiến sĩ Tilo Nadler cho biết theo kết quả phân tích các mẫu của Trung tâm Nghiên cứu linh trưởng châu Âu, voọc chà vá chân đen ở Hòn Hèo có kiểu gen khác biệt và độc lập so với các quần thể voọc chà vá chân đen tại các nơi khác ở Việt Nam (Gia Lai, Lâm Đồng, Ninh Thuận) và Campuchia.
Voọc chà vá chân đen ở Hòn Hèo
Theo khảo sát sơ bộ năm 2007 của FZS, số lượng cá thể voọc chà vá chân đen hiện hữu ở Hòn Hèo có khoảng 110 con. Từ cuối tháng 12-2007 đến đầu tháng 5-2009, báo chí đã phát hiện 4 vụ giết hại voọc chà vá chân đen ở Khánh Hoà (12 cá thể). Đặc biệt, từ cuối tháng 1 đến đầu tháng 5-2009 đã xảy ra 3 vụ (10 cá thể).
NLĐO
Tổ làm phim kiên nhẫn “phục kích” voọc ngay bên cạnh vực thẳm sâu hơn 500m ở Hòn Hèo
Đây là một phần trong loạt phim về các loài động vật hoang dã quý hiếm hiện hữu tại Việt Nam, nhằm phục vụ công tác bảo tồn đa dạng sinh học. Theo kế hoạch, đoàn làm phim sẽ có mặt tại Hòn Hèo từ ngày 25-6 đến ngày 2-7 để quay lại những tập tính đời sống, qua đó thấy được sự phân bổ và nguy cơ tuyệt chủng của các loài voọc.
Quá trình khảo sát đa dạng sinh học ở Hòn Hèo nói chung và thực hiện bộ phim này nói riêng còn có sự giúp đỡ nhiệt tình của ông Sylvio Lamarche, Giám đốc cơ sở du lịch sinh thái Junge Beach (ở xã Ninh Phước, huyện Ninh Hoà) – người được mệnh danh là “Kiểm lâm Tây” với nhiều thành tích bảo vệ rừng Hòn Hèo.
Tiến sĩ Tilo Nadler cho biết theo kết quả phân tích các mẫu của Trung tâm Nghiên cứu linh trưởng châu Âu, voọc chà vá chân đen ở Hòn Hèo có kiểu gen khác biệt và độc lập so với các quần thể voọc chà vá chân đen tại các nơi khác ở Việt Nam (Gia Lai, Lâm Đồng, Ninh Thuận) và Campuchia.
Voọc chà vá chân đen ở Hòn Hèo
Theo khảo sát sơ bộ năm 2007 của FZS, số lượng cá thể voọc chà vá chân đen hiện hữu ở Hòn Hèo có khoảng 110 con. Từ cuối tháng 12-2007 đến đầu tháng 5-2009, báo chí đã phát hiện 4 vụ giết hại voọc chà vá chân đen ở Khánh Hoà (12 cá thể). Đặc biệt, từ cuối tháng 1 đến đầu tháng 5-2009 đã xảy ra 3 vụ (10 cá thể).
NLĐO