• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Khi chim bồ câu thành nhà phê bình nghệ thuật

bigflowerhorn

Chuyên gia bồ câu
Theo các nhà khoa học, chim bồ câu có thể phân biệt giữa các phương pháp nghệ thuật, thậm chí có khả năng đánh giá chất lượng của chúng.

Với việc sử dụng đồ ăn, các nhà khoa học đã huấn luyện những chú chim bồ câu phân biệt màu sắc, các mẫu và kết cấu của bức tranh và đánh giá chúng như một nhà phê bình nghệ thuật thực thụ.

Thí nghiệm của họ được chia làm hai phần, phần một bốn chú chim bồ câu được đặt trong một căn phòng với máy tính hiển thị các bức tranh màu nhẹ và màu nước của các em học sinh. Các bức tranh này được chia thành hai nhóm “đẹp” và “bình thường” do 11 người lớn, thực hiện bao gồm cả giáo viên nghệ thuật, dựa trên tiêu chí các bức tranh đó có chính xác và rõ ràng hay không.



Chim bồ câu có thể nhận biết màu sắc và phân biệt các loại tranh khác nhau.​

Các chú chim bồ câu được xem những bức tranh ở cả hai loại và được thưởng thức ăn nếu chọn ra được bức tranh nào đẹp. Sau đó, các bức tranh sẽ được trộn lẫn vào nhau và các nhà nghiên cứu ghi nhận rằng, các chú chim bồ câu vẫn chọn ra được những bức tranh đẹp một cách chính xác hơn.

Tuy nhiên, khi đưa cho chúng những bức tranh một màu thì chúng lại không còn phân biệt được “đẹp” hay “bình thường”. Điều đó cho thấy chim bồ câu sử dụng màu sắc để nhận biết cái đẹp.



Công trình của giáo sư Shigeru Watanabe được đăng trên tạp chí Animal Cognition.

Thí nghiệm thứ hai được thực hiện với 8 chú chim bồ câu, được huấn luyện để nhận diện loại tranh, với bốn chú chim bồ câu chuyên về tranh màu nước và bốn chú còn lại chuyên về tranh sáp màu. Cũng giống với thí nghiệm trên, khi trộn lẫn các bức tranh cũ và mới, chim bồ câu sử dụng màu sắc và hình dạng để phân biệt loại tranh.

Giáo sư Shigeru Watanabe, ĐH Keio, Nhật Bản, nói về nghiên cứu được đăng trên tạp chí Animal Cognition của mình: “Nghiên cứu này không đề cập đến các phương pháp đánh giá nghệ thuật hiện đại nhưng nó cho thấy chim bồ câu có khả năng đánh giá cái đẹp như con người”.


www.baodatviet.vn -Phan Anh (theo Mail Online!)​
 
Top