• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Không xử lý hình sự vụ chó cắn chết người

dragonct

New Member
Cơ quan CSĐT Công an TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có văn bản ngày 24-2 thông báo về vụ chó bẹcgiê của gia đình ông Phạm Ngọc Thành và bà Nguyễn Thị Hòe (trú tại 128 Lê Thánh Tông, TP Buôn Ma Thuột) cắn chết bà Phạm Thị Ngắn (55 tuổi, trú tại buôn H’Drat, xã Ea Kao, TP Buôn Ma Thuột) vào ngày 21-1.


Theo đó, cơ quan công an kết luận kết thúc điều tra, không khởi tố vụ án hình sự.

Văn bản của cơ quan công an cho rằng gia đình ông Thành và bà Hòe có nuôi chó nhốt trong khuôn viên rẫy, ở cổng chính có biển cảnh báo chó dữ.

Khi bà Ngắn và một số người tự ý vào rẫy để mót cà phê thì có anh Nguyễn Đình Sơn cùng một người làm thuê đang tưới cà phê. Anh Sơn yêu cầu những người đi mót cà phê ra khỏi rẫy, rồi sau đó mượn xe máy đi làm một số việc khác. Lúc anh Sơn quay lại rẫy thì nghe có tiếng người kêu, anh Sơn đến nơi đã thấy bà Phạm Thị Ngắn bị chó cắn chết.

Cơ quan CSĐT Công an TP Buôn Ma Thuột khẳng định bà Ngắn bị chó cắn chết không phải do những người trong gia đình ông Thành và bà Hòe hoặc do anh Sơn cố ý thả chó cắn người, đồng thời cũng không có chuyện anh Sơn thấy chó cắn người mà không cứu giúp.

Sau khi sự việc xảy ra, gia đình ông Thành và bà Hòe đã bồi thường cho gia đình nạn nhân 120 triệu đồng.



Theo TRỌNG TÍNH (Tuổi Trẻ)
 
Thế đó,chuyện rõ như ban ngày rồi,chỉ có mấy bác nhà báo là được dịp thêm mắm dặm muối kiếm tiền nhỉ?
 
Có biết bao nhiêu Kết luận điều tra bị sai lạc? Tôi vẫn rất phân vân về cái gọi là Kết luận điều tra trong vụ án này. Riêng tôi, nếu đúng là anh Sơn này nhìn thấy mà để chó cắn chết người thì xử tử anh ta là vẫn còn nhẹ. Chuyện nén bạc đâm toạc tờ giấy đã có nhiều trong lịch sử nước ta và, hiện nay có lẽ còn nhiều hơn trong lịch sử.
Ngoài ra đây cũng là lời cảnh báo cho những người nuôi chó, nhất là những ai muốn huấn luyện chó dữ.
 

SHINBE

Member
"Khi bà Ngắn và một số người tự ý vào rẫy để mót cà phê anh Nguyễn Đình Sơn yêu cầu ra khỏi rẫy, rồi sau đó mượn xe máy đi làm một số việc khác. Lúc anh Sơn quay lại rẫy thì nghe có tiếng người kêu, anh Sơn đến nơi đã thấy bà Phạm Thị Ngắn bị chó cắn chết."---> có nghĩa là sau khi yêu cầu thì Sơn lập tức bỏ đi ngay không quan tâm xem bà Ngắn đã ra khỏi rẫy chưa thì lúc về mới thấy bà chết trong rẫy , hành xử như vậy có vẻ không hợp lẽ thường ,mà kẻ cả có như vậy thì việc Sơn biết trong rẫy có chó dữ vẫn đang thả rông , Sơn "vô tình" bỏ đi như vậy không phải vô trách nhiệm sao. Chung quy chẳng qua ai có tiền người đấy làm ông chủ , "Chim ưng" nói rằng chủ tao không có tội thì " vịt " nào dám cãi .
 

KimCuong

Active Member
Viện kiểm sát xem xét lại vụ chó becgie cắn chết người

Phó Viện trưởng Viện kiểm sát TP Buôn Ma Thuột Nguyễn Hồng Nam sáng nay cho biết, đã yêu cầu công an chuyển toàn bộ hồ sơ sang Viện để xem xét lại toàn bộ quá trình điều tra vụ chó becgie cắn chết người.

Cơ quan điều tra thành phố Buôn Mê Thuột đã ra thông báo không khởi tố hình sự vụ chó becgie cắn chết bà Phạm Thị Ngắn khi người phụ nữ này vào vườn của ông Phạm Ngọc Thành (xã Ea Kao, Buôn Ma Thuột) nhặt cà phê. Thông báo ký từ giữa tháng 2, tuy nhiên đến ngày 26/7 Viện Kiểm sát thành phố mới nhận được văn bản.

Ông Nam khẳng định, quá trình gửi thông báo của cơ quan điều tra sang Viện kiểm sát là chậm trễ, sai so với quy định. Theo đó, bất kỳ lệnh khởi tố hoặc không khởi tố nào của cơ quan điều tra, đều phải gửi ngay trong ngày cho Viện kiểm sát. Thế nhưng, văn bản ký duyệt không khởi tố hình sự vụ việc này phải hơn 10 ngày sau mới đến Viện.

"Hiện Viện đã yêu cầu chuyển tất cả hồ sơ có liên quan đến vụ chó cắn chết người để xem xét lại từ đầu", ông Nam nói.

Chiều ngày 21/1, bà Ngắn cùng hai cô gái tên Điệp và Trâm vào trang trại cà phê Công ty Trường Ngọc, thường được gọi là “rẫy ông Thành 507” để mót cà phê, bị đàn chó becgie nhảy ra đuổi. Hai người leo được lên cây trốn, còn bà Ngắn bị chó kéo lấy chân, quật ngã xuống đất cắn xé đến chết. Người quản lý đàn chó trước đó được cho là đã nhìn thấy vụ việc nhưng không xua những con vật dữ đi.

Sau khi xem xét vụ việc, dựng lại hiện trường, cơ quan điều tra kết luận việc bà Ngắn bị chó cắn chết không phải do người của trang trại cố ý thả đàn becgie hay không cứu giúp trong khi có khả năng cứu giúp. Mặc khác trang trại nuôi chó nhốt ở khuôn viên rẫy và có biển cảnh báo chó dữ ở cổng chính. Khi ba người phụ nữ tự ý vào rẫy để mót cà phê, người quản lý đàn chó đã yêu cầu ra khỏi rẫy, rồi sau đó mượn xe máy đi làm một số việc khác. Lúc quay lại thì nghe có tiếng người kêu, đến nơi đã thấy bà Phạm Thị Ngắn bị chó cắn chết. Sau khi sự việc xảy ra, chủ trang trại đã bồi thường cho gia đình nạn nhân 120 triệu đồng.

Do đó cơ quan điều tra không khởi tố hình sự vụ việc.

Quyết định này của cơ quan điều tra khiến không ít người dân xã Ea Kao bức xúc. Anh Tiến, sống gần trang trại ông Thành - nơi xảy ra vụ việc, nhìn nhận: "Nếu vụ án dừng đột ngột và không khởi tố thì những cái chết thương tâm vì chó cắn như bà Ngắn sẽ còn tiếp diễn". Theo anh Tiến, thương tâm hơn nữa, đàn chó không chỉ cắn mà còn ăn thịt người, khiến thi thể nạn nhân bị biến dạng, mất nhiều mảng thịt, đau đớn đến chết.

Về mặt pháp luật, luật sư Trương Thị Hòa, thuộc Đoàn luật sư TP HCM cho rằng: "Cơ quan chức năng không khởi tố hình sự là hợp lý". Luật sư Hòa phân tích, ông Sơn không phải là người kêu chó ra cắn người và ngay cổng vào đã có bảng cảnh báo chó dữ.

Tuy chưa đủ cơ sở để phải xử lý trách nhiệm hình sự, song luật sư Hòa cho rằng chủ trang trại phải có trách nhiệm dân sự, bởi đàn chó là của trang trại.

(Nguồn: vnexpress.net)
 

Neapolitan

Active Member
Không biết nếu người bị cắn chết là con của đại gia hay ông lớn nào đó thì kết quả có giống như vậy hay không ?
 

Maktaw

New Member
Mình cũng có theo dõi vụ việc này và có báo viết là "khi nghèo là một cái tội" - cảm thấy xót xa lắm.Cũng thấy xót cho mấy con chó.Chó không có tội, nó phạm lỗi chỉ vì chủ không biết dạy (hoặc dạy chó nó xấu đi thôi).
 

yeucho89

Member
Mình cũng có theo dõi vụ việc này và có báo viết là "khi nghèo là một cái tội" - cảm thấy xót xa lắm.Cũng thấy xót cho mấy con chó.Chó không có tội, nó phạm lỗi chỉ vì chủ không biết dạy (hoặc dạy chó nó xấu đi thôi).
Nếu như mấy người đó không đi mót trộm thì cũng không đến nỗi(nghèo cũng khổ).Đại loại để mà "nếu" thì nếu được cả ngày nhưng chuyện xảy ra rồi nên rút ra bài học.Mấy chú chó đấy nuôi là để trông nhà thấy người lạ,đương nhiên sẽ cắn.:worried:
 

phonghL

Ban liên lạc Quảng Ninh
Trao kết quả điều tra cho gia đình nạn nhân vụ chó cắn chết người

TT - Chiều 1-3, tại trụ sở công an xã Ea Kao (TP Buôn Ma Thuột), Cơ quan cảnh sát diều tra Công an TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) đã trao cho ông Nguyễn Văn Khôi, con trai bà Phạm Thị Ngắn, thông báo kết quả điều tra số 550 về vụ chó cắn chết người.


Thông báo này có một số tình tiết mới so với thông báo số 525 gửi các cơ quan báo chí ngày 24-2. Chúng tôi xin lược trích một số tình tiết cụ thể:

“...Theo lời khai ngày 24-1-2010, chị Giang Thị Bích Điệp trình bày: khoảng 15g ngày 21-1, khi đang ngồi mót cà phê thì thấy một con chó bẹcgiê đi ngang qua rồi quay lại. Thấy vậy chị leo lên cây sầu riêng, bà Ngắn leo lên cây cà phê cách chị khoảng 2m, lúc này chó cắn bà Ngắn. Chị kêu la và nhìn thấy ông Sơn vào, ông Sơn nhìn thấy chị và nói “ai nhủ bây vào” rồi bỏ đi, sau đó khoảng ba phút thì có khoảng năm con khác chạy đến tiếp tục cắn bà Ngắn.


Tại buổi công an thực nghiệm hiện trường ngày 29-1, chị Giang Thị Bích Điệp (giữa) trong vòng bảo vệ của nhiều hàng xóm - Ảnh: Tr.Tân


Còn lời khai ngày 26-1, chị Điệp khai lại do lúc đó hoảng sợ nên chị khai nhìn thấy ông Sơn và ông Sơn nhìn thấy chị và nhìn thấy chó cắn bà Ngắn nhưng bỏ đi là không đúng. Chị khai lại là thấy ông Sơn đứng cạnh cây dừa cách chị khoảng 20m, cách chị Trâm khoảng 9m, chị gọi ông Sơn có nghe thấy hay không thì chị không biết nhưng thấy ông Sơn bỏ đi, sau đó có 4-5 con chó đến tiếp tục cắn bà Ngắn. Lúc này thấy ông Sơn đi xe máy chạy ngang qua, chị Điệp tiếp tục kêu la thì ông Sơn quay lại đi vào chỗ có chị Điệp, lúc này chó đã cắn chết bà Ngắn.

Chưa công bố văn bản
trả lời những điều
báo chí nêu

Theo kế hoạch, ngày 1-3 Công an TP Buôn Ma Thuột sẽ có văn bản trả lời báo chí theo sự chỉ đạo của ban giám đốc Công an tỉnh Đắk Lắk nhưng hiện tại vẫn chưa có. “Chúng tôi đã làm xong và tôi đã ký hôm thứ bảy tuần trước rồi nhưng nói anh em đưa sang Viện Kiểm sát xem anh em bên đó có ý kiến thêm bớt gì không. Khi nào bên viện có ý kiến thì bên tôi hoặc bên viện sẽ có câu trả lời cho báo chí” - đại tá Nguyễn Công Chức, trưởng Công an TP Buôn Ma Thuột, giải thích.

Trao đổi với ông Nguyễn Hồng Nam, phó viện trưởng Viện KSND TP Buôn Ma Thuột (qua điện thoại - vì ông Nam đang có việc riêng của gia đình không ở Đắk Lắk), về nội dung trên. Ông Nam cho biết: “Chúng tôi đã nhận hồ sơ bên cơ quan công an đem sang để nghiên cứu và sẽ trả lời sớm. Tuy nhiên, vì có công việc đột xuất nên hiện tại tôi chưa cùng anh em xem xét. Chúng tôi sẽ trả lời sớm nhất có thể”.

TR.TÂN - T.B.DŨNG


- Theo chị Nguyễn Thị Thanh Trâm trình bày: khi thấy chị Điệp leo lên cây sầu riêng, chị cũng bỏ chạy leo lên cây keo cách đó khoảng 20m, không thấy chó cắn cô Ngắn, chỉ nghe tiếng gầm gừ của chó. Khoảng 5-10 phút sau đó thấy có 3-4 con chó chạy trong lô cà phê từ chỗ chị Điệp ra đường xuống chỗ hồ nước, lúc này không nghe thấy bà Ngắn kêu la nữa.

Khoảng 10 phút sau lại thấy 2-3 con chó khác ở khu vực mỏ đá cách chị khoảng 20m chạy đến, đàn chó dưới hồ chạy lên tất cả chạy vào lô cà phê. Lúc này chị Điệp đang kêu la thì chị Trâm phát hiện có một người đàn ông đang đứng cạnh cây dừa cách chị khoảng 50-60m, cách chị Điệp khoảng 40-50m, Trâm gọi chị Điệp và nói: “Chị Điệp ơi hình như có ông Sơn kìa, kêu đi”, lúc đó chị Điệp mới kêu, nhưng chỉ thấy người đàn ông đứng cạnh cây dừa nhìn quanh nhìn quẩn. Khoảng năm phút sau đó thấy ông Sơn đi xe máy đến, cùng lúc này cũng thấy ông Sách đến, Sơn bảo ông Sách đưa mọi người ra khỏi rẫy.

Theo lời khai của chị Giang Thị Bích Điệp và Nguyễn Thị Thanh Trâm về việc nhìn thấy ông Nguyễn Đình Sơn đứng cạnh cây dừa trong khu vực rẫy nhà bà Hòe ngày 21-1-2010. Khi bà Phạm Thị Ngắn bị chó cắn, với khoảng cách theo chị Điệp khai khoảng 20m, chị Trâm khai khoảng 50-60m gọi nhưng ông Sơn không nghe hay cố tình không nghe thấy.

Do lời khai chị Điệp, chị Trâm có nhiều mâu thuẫn với thực tế, vì vậy ngày 29-1-2010, Cơ quan cảnh sát điều tra và Viện KSND TP Buôn Ma Thuột tiến hành thực nghiệm điều tra xác định khoảng cách từ chỗ hai chị đến vị trí cây dừa nơi chị Điệp và chị Trâm xác định có ông Sơn đứng là bao nhiêu mét, từ những vị trí trên tầm nhìn và khả năng nghe có bị hạn chế không.

Sau khi được chị Điệp và chị Trâm lần lượt xác định vị trí nơi mình đứng đến vị trí cây dừa có khoảng cách như sau: từ vị trí chị Điệp về hướng tây tây bắc 3,4m là cây cà phê, nơi bà Phạm Thị Ngắn bị một con chó cắn lần đầu (theo chị Điệp khai), cách 14,2m về hướng đông bắc là nơi bà Ngắn nằm chết, cách 72m về hướng nam là cây keo nơi chị Trâm trèo, từ chỗ chị Điệp cách cây dừa là 200m, từ chỗ chị Trâm cách cây dừa là 248m về hướng tây nơi chị Điệp khẳng định ông Sơn đứng ở đó, trong khi bà Ngắn bị chó cắn. Đã cho nhân chứng trèo lên cây sầu riêng, cây keo và ra đứng ở cây dừa tiến hành quan sát, gọi và lắng nghe.

Kết quả thực nghiệm cho thấy: từ vị trí cây sầu riêng nơi chị Điệp đứng đến cây dừa không nhìn được người, vì do cây cối và địa hình rẫy không bằng phẳng che khuất. Từ vị trí cây keo nơi chị Trâm đứng đến cây dừa thì nhìn thấy người nhưng không rõ đó là ai và hai khoảng cách trên đến vị trí cây dừa khi kêu la không nghe rõ tiếng.

Sau khi thực nghiệm xong, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP Buôn Ma Thuột lập biên bản thực nghiệm, thì số người tham gia không ký vào biên bản và yêu cầu phải dựng lại hiện trường theo những tình tiết diễn biến tương tự như khi bắt đầu xảy ra chó cắn bà Ngắn cho đến lúc kết thúc sự việc...

Với những tài liệu thu thập được, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP Buôn Ma Thuột có đủ cơ sở xác đinh: lời khai của chị Giang Thị Bích Điệp và chị Nguyễn Thị Thanh Trâm khai trước Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP Buôn Ma Thuột hoàn toàn không chính xác về khoảng cách, riêng chị Điệp khai nhìn thấy ông Sơn là không đúng sự thật và không khách quan như diễn biến vụ việc mà Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP Buôn Ma Thuột đã thu thập được. Mà chỉ khi đàn chó nhà bà Hòe, ông Thành đã cắn chết bà Phạm Thị Ngắn thì ông Sơn mới đến”.

(Lược trích thông báo kết quả điều tra số 550)


Nhân chứng Giang Thị Bích Điệp Khẳng định:

Tôi trước sau chỉ khai có kêu cứu mà ông Sơn bỏ đi

Tôi đã khai với công an rất nhiều lần rằng tôi thấy ông Sơn tại hiện trường và gọi cứu. Nhưng bây giờ họ lại nói lời khai ngày 26-1 của tôi lúc đó vì hoảng loạn quá nên nói bừa là thấy chứ thật sự không thấy.

Nhiều lần công an lấy lời khai đều có gia đình và một số người dân tham gia (vì chị Điệp có con nhỏ nên được lấy lời khai tại nhà - PV). Có lần họ lấy lời khai xong, họ đọc tôi đã không đồng ý ký vào vì không đúng như ý tôi nói và tôi đã yêu cầu viết lại.

Tôi khẳng định chẳng bao giờ hôm trước tôi nói thấy anh Sơn mà sau đó nói là hoảng quá nên nói lại là không thấy. Tôi với Trâm thấy, gọi to mà anh ta vẫn bỏ đi, sao mà nhầm được.

Tôi không hiểu tại sao họ lại ghi như thế trong bản kết luận này. Có thể lời khai các lần không thật khớp hoàn toàn với nhau nhưng tôi trước sau chỉ khai là thấy ông Sơn tại hiện trường và chúng tôi có kêu cứu mà ông Sơn vẫn bỏ đi. Còn hôm dựng lại hiện trường, nhiều người không đồng ý ký vào biên bản vì chúng tôi thấy quá nhiều điểm không đúng. Tôi chỉ khai những gì tôi thấy và cũng mong lấy được sự công bằng cho cô Ngắn mà thôi... Chúng tôi không đồng tình với kết luận trên.

TR.TÂN - T.B.DŨNG ghi
 
Nếu như mấy người đó không đi mót trộm thì cũng không đến nỗi(nghèo cũng khổ).Đại loại để mà "nếu" thì nếu được cả ngày nhưng chuyện xảy ra rồi nên rút ra bài học.Mấy chú chó đấy nuôi là để trông nhà thấy người lạ,đương nhiên sẽ cắn.:worried:
Vấn đề ở đây không phải là "nếu", với việc đã xảy ra thì nói nếu cũng vô ích. Ở đây mọi người thảo luận, nói ra suy nghĩ của mình về một sự kiện. Việc chó cắn người ở trong trường hợp này thì lỗi 100% là do người quản lý. Nếu vô tình thì lại khác. Ở đây họ biết mà để chó cắn chết người. Và không ít thì nhiều qua vụ việc này mọi người không nuôi chó sẽ có thành kiến với những người nuôi chó chúng ta.
Và một cái quan trọng hơn là, có những kẻ được gọi là người mà không có nhân tính. Có những thứ thế lực cũng vô nhân tính như thế đứng ra bảo kê chúng, còn chúng ta thì im lặng. Đấy là cái đáng sợ.
 

minhcuong

Active Member
http://vnexpress.net/GL/Ban-doc-viet/Xa-hoi/2010/03/3BA195E0/

Từ vụ chó cắn chết người, kể chuyện về người 'mót' cà phê

Chào các bạn

Tôi đọc phần tranh luận rất sôi nổi về số phận của nạn nhân trong bài viết của Luật sư Nguyễn Minh Thuận: "Vụ chó cắn chết người chứa đựng nhiều uẩn khúc", xin kể thêm cho các bạn về những người mà các bạn dùng cho cái từ đầy hoa mỹ là dân nghèo đi mót cà phê.

Tôi năm nay đã 52 tuổi, đã từng hơn 18 năm đi làm đủ nghề ở xứ người trong đó cũng có trồng cà phê ở Gia Lai ở Đăk Lăk , có nuôi tôm ở Bạc Liêu và nhiều nghề khác nữa . Xin thưa rằng sau từng ấy năm tôi lại phải bỏ tất cả để về lại Sài Gòn làm nghề buôn bán với gia đình của mình.

Có bạn nói nếu họ vào mót cà phê mình bắt được thì giao chính quyền xử lý thì tôi đã từng phải van xin các anh công an vào can thiệp vì những người đi mót này. Nhưng sự việc ngày càng thêm tồi tệ, hơn 100 gốc cà phê của tôi đã được những người mà các bạn dùng cho cái từ đầy hoa mỹ là dân nghèo đi mót cà phê này thu hoạch hộ đến trơ trọi, chỉ còn cái cây chẳng có nhánh hay cành gì cả. Báo công an ư, họ ở cách rẫy của chúng tôi xa lắm, đến nơi họ cũng hứa hẹn đủ điều.

Cái tôi bị mất ở đây chính là thành quả lao động, một sự lao động chân chính và đầy khó nhọc, và đâu phải cứ dùng sức người sức của ra là đạt được mà còn mong cả ở ông trời cho mưa thuận gió hòa mới tìm được chút tiền lời. Nhưng họ vẫn cứ vào mót, mót từ cái máy bơm nước, mót cả hàng trăm mét ống dẫn nước từ suối lên đến rẫy, mót luôn cả những bao phân chúng tôi chưa kịp bón. Từ Gia Lai tôi bán bỏ tất cả về Dăk Lăk làm lại và cũng màn cũ diễn ra. Tôi lại bán bỏ để về vùng Long Khánh làm lại lần nữa là trồng chôm chôm và sầu riêng. Sau bao nhiêu vất vả cực nhọc thì cây chôm chôm cũng cho tôi trái nhưng vẫn là bọn người mót này vào thu hoạch hộ.

Tôi canh và bắt quả tang được cả bọn 5 hay 6 người ôm mấy bao chiến lợi phẩm trong vườn của mình, chặn lại hỏi anh đi đâu vô vườn của tôi thì được trả lời là đi mua chôm chôm. Tôi hỏi mua bao nhiêu thì mỗi người cầm đưa cho tôi vài tờ giấy 2 ngàn và cười chế giễu tôi trong khi tay mỗi người vẫn ôm chặt cái bao chiến lợi phẩm mà họ mót được. Tôi lấy lại hết những gì chúng lấy và chỉ khoảng 1 tuần sau cả vườn của tôi chẳng còn gì nữa, lớp bị chặt ngã đổ, lớp bị đốt cháy và đốt luôn cái chòi tôi dựng lên để canh gác. Con trai tôi lúc đó chỉ 10 tuổi mà trong mắt nó lúc nào cũng có cái nhìn đầy thù hận, vì có quá nhiều kẻ xấu cứ phá công việc làm ăn của gia đình nó.

Và sau 9 hay 10 năm đi lang thang tứ xứ tôi lại phải bán bỏ tất cả về miền tây những mong sẽ đổi đời với nghề nuôi tôm cá. Nhưng cũng vậy, tôi nuôi tôm thì bị chúng ngang nhiên vào xúc tôm, con tôi ra la lên thì chúng nó bảo tao lấy chút xíu về nhậu mà la gì mậy , cứ vậy đấy, cứ như của ông cha chúng nó để lại và còn nhiều điều tồi tệ khác nữa.

Và cuối cùng tôi phải từ giã cái nghề nuôi trồng của mình và lên lại Sài Gòn để làm lại từ đầu.

( Huỳnh Kim Lương )
 
Vụ chó cắn chết người chứa đựng nhiều uẩn khúc

Chỉ trong vòng 21 ngày kể từ ngày xảy ra sự việc Cảnh sát Điều tra (CSĐT) Công an TP. Buôn Mê Thuột đã ra quyết định không khởi tố vụ án trong khi còn nhiều vấn đề chưa được làm rõ. Đây là một quyết định vội vàng, chứa đựng nhiều uẩn khúc.

Đọc bản kết luận của Công an TP. Buôn Mê Thuột tôi cảm thấy nó khá “suông”, “suông” ở chỗ Công an TP. Buôn Mê Thuột đã chưa thể hiện hết trách nhiệm của một cơ quan điều tra của mình, tôi có cảm giác họ chỉ ghi nhận lại sự việc và đưa ra phán quyết “không khởi tố” theo một cảm nhận chủ quan nào đó.

Trong vụ án này, chứng cứ để xem xét trách nhiệm của các cá nhân liên quan là lời khai của các nhân chứng. Tôi thấy làm lạ khi có khá nhiều lời nhân chứng khai trùng khớp với nhau về sự việc bà Ngắn bị đàn chó becgie của ông Thành và bà Hoè cắn trong khi có Nguyễn Đình Sơn ở đó nhưng Sơn đã bỏ mặc mà không cứu giúp bà Ngắn, khiến cho bà Ngắn bị sát hại một cách tàn nhẫn. Thế nhưng các lời khai này vẫn chưa được xem xét một cách thấu đáo, thậm chí bị bỏ qua. Ở đây có các nhân chứng sau: Giang Thị Bích Điệp, Nguyễn Thị Thanh Trâm (cùng đi mót cà phê) và Phạm Văn Sách (người làm thuê trong rẫy của ông Thành, bà Hòe) có thể xem là những nhân chứng trực tiếp. Chị Điệp và chị Trâm đã mô tả rất chi tiết về sự việc khiến cho cơ quan chức năng và dư luận có một cái nhìn sát nhất với diễn biến bà Ngắn bị chó cắn chết. Chúng ta cứ giả sử là lời khai của hai người này là chưa đủ tin cậy vì đứng ở góc độ nào đó, họ là người “đi cùng” với bà Ngắn, có quyền lợi đối lập với ông Thành và bà Hoè.

Tuy nhiên, có một điểm đáng lưu ý là lời khai của anh Trương Văn Sách. Lời khai như sau: “Nhận được điện thoại của ai đó gọi cho tôi báo có người bị chó cắn, tôi chạy khắp nơi để tìm, cách hiện trường 400 m tôi nghe tiếng gào khóc nên chạy lại. Đến nơi tôi thấy anh Sơn đang đứng dưới gốc sầu riêng này, Sau đó anh Sơn nói: “Điệp xuống đi chú đưa về nhà, không sao đâu” thì tôi mới biết có người trên cây. Anh Sơn nói có người chết thì tôi nhìn xuống thấy bà Ngắn nằm chết dưới đất” (theo Báo Tuổi Trẻ).

Có hai vấn đề cần quan tâm ở lời khai của anh Sách.

Thứ nhất, lời khai của anh Sách thể hiện sự khách quan không bị chi phối bởi các lợi ích với ông Thành. Nói cách khác, anh Sách không có bất cứ mâu thuẫn nào với ông Thành nên nó đáng tin cậy. Lời khai này cho thấy có những điểm trùng khớp với lời khai của hai nhân chứng Điệp và Trâm về không gian, thời gian và sự xuất hiện của Nguyễn Đình Sơn tại hiện trường. Điều này làm tăng mức độ tin tưởng của lời khai của hai nhân chứng Điệp và Trâm.

Thứ hai, cũng điều quan trọng nhất là từ lời khai này cho thấy khi xảy ra sự việc bà Ngắn bị chó cắn có sự xuất hiện của Nguyễn Đình Sơn, chứ không phải như kết luận của Công an TP.Buôn Ma Thuột là: “Khi xảy ra sự việc chó cắn bà Phạm Thị Ngắn không có mặt anh Nguyễn Đình Sơn, Phạm Văn Sách, Nguyễn Văn Mật cũng như những người khác trong gia đình bà Hòe ở đó thấy chó cắn mà không cứu giúp”.

Trong một vụ án hình sự đã gây ra làn sóng phẫn nộ trong dư luận như sự việc này mà có nhiều tình tiết phức tạp thì điều đầu tiên CSĐT Công an TP Buôn Mê Thuột cần phải làm là khởi tố vụ án. Việc khởi tố vụ án nhằm tạo tiền đề cho việc điều tra xem xét vụ án một cách toàn diện. Vậy sao lại ra quyết định không khởi tố vụ án khi nhiều chứng cứ chưa được làm rõ? Nếu chưa được làm rõ mà đã kết luận là không khởi tố vụ án thì liệu có khách quan không?

Đây chính là những điều tôi cho rằng quyết định không khởi tố vụ án của CSĐT Công an TP. Buôn Mê Thuột vội vàng và chứa đựng nhiều uẩn khúc.

Luật sư Nguyễn Minh Thuận, Giám đốc Công ty Luật hợp danh Sài Gòn Việt Nam
(Bài trích từ VnExpress)
 

bnhungvn

New Member
http://vnexpress.net/GL/Ban-doc-viet/Xa-hoi/2010/03/3BA195E0/

Từ vụ chó cắn chết người, kể chuyện về người 'mót' cà phê

Chào các bạn

Tôi đọc phần tranh luận rất sôi nổi về số phận của nạn nhân trong bài viết của Luật sư Nguyễn Minh Thuận: "Vụ chó cắn chết người chứa đựng nhiều uẩn khúc", xin kể thêm cho các bạn về những người mà các bạn dùng cho cái từ đầy hoa mỹ là dân nghèo đi mót cà phê.

Tôi năm nay đã 52 tuổi, đã từng hơn 18 năm đi làm đủ nghề ở xứ người trong đó cũng có trồng cà phê ở Gia Lai ở Đăk Lăk , có nuôi tôm ở Bạc Liêu và nhiều nghề khác nữa . Xin thưa rằng sau từng ấy năm tôi lại phải bỏ tất cả để về lại Sài Gòn làm nghề buôn bán với gia đình của mình.

Có bạn nói nếu họ vào mót cà phê mình bắt được thì giao chính quyền xử lý thì tôi đã từng phải van xin các anh công an vào can thiệp vì những người đi mót này. Nhưng sự việc ngày càng thêm tồi tệ, hơn 100 gốc cà phê của tôi đã được những người mà các bạn dùng cho cái từ đầy hoa mỹ là dân nghèo đi mót cà phê này thu hoạch hộ đến trơ trọi, chỉ còn cái cây chẳng có nhánh hay cành gì cả. Báo công an ư, họ ở cách rẫy của chúng tôi xa lắm, đến nơi họ cũng hứa hẹn đủ điều.

Cái tôi bị mất ở đây chính là thành quả lao động, một sự lao động chân chính và đầy khó nhọc, và đâu phải cứ dùng sức người sức của ra là đạt được mà còn mong cả ở ông trời cho mưa thuận gió hòa mới tìm được chút tiền lời. Nhưng họ vẫn cứ vào mót, mót từ cái máy bơm nước, mót cả hàng trăm mét ống dẫn nước từ suối lên đến rẫy, mót luôn cả những bao phân chúng tôi chưa kịp bón. Từ Gia Lai tôi bán bỏ tất cả về Dăk Lăk làm lại và cũng màn cũ diễn ra. Tôi lại bán bỏ để về vùng Long Khánh làm lại lần nữa là trồng chôm chôm và sầu riêng. Sau bao nhiêu vất vả cực nhọc thì cây chôm chôm cũng cho tôi trái nhưng vẫn là bọn người mót này vào thu hoạch hộ.

Tôi canh và bắt quả tang được cả bọn 5 hay 6 người ôm mấy bao chiến lợi phẩm trong vườn của mình, chặn lại hỏi anh đi đâu vô vườn của tôi thì được trả lời là đi mua chôm chôm. Tôi hỏi mua bao nhiêu thì mỗi người cầm đưa cho tôi vài tờ giấy 2 ngàn và cười chế giễu tôi trong khi tay mỗi người vẫn ôm chặt cái bao chiến lợi phẩm mà họ mót được. Tôi lấy lại hết những gì chúng lấy và chỉ khoảng 1 tuần sau cả vườn của tôi chẳng còn gì nữa, lớp bị chặt ngã đổ, lớp bị đốt cháy và đốt luôn cái chòi tôi dựng lên để canh gác. Con trai tôi lúc đó chỉ 10 tuổi mà trong mắt nó lúc nào cũng có cái nhìn đầy thù hận, vì có quá nhiều kẻ xấu cứ phá công việc làm ăn của gia đình nó.

Và sau 9 hay 10 năm đi lang thang tứ xứ tôi lại phải bán bỏ tất cả về miền tây những mong sẽ đổi đời với nghề nuôi tôm cá. Nhưng cũng vậy, tôi nuôi tôm thì bị chúng ngang nhiên vào xúc tôm, con tôi ra la lên thì chúng nó bảo tao lấy chút xíu về nhậu mà la gì mậy , cứ vậy đấy, cứ như của ông cha chúng nó để lại và còn nhiều điều tồi tệ khác nữa.

Và cuối cùng tôi phải từ giã cái nghề nuôi trồng của mình và lên lại Sài Gòn để làm lại từ đầu.

( Huỳnh Kim Lương )
Quả thật đọc xong bài này thì mình không còn muốn quang tâm tới vụ này, dân "mót" cũng đâu có vừa gì
 
Bạn bnhungvn chưa hiểu rõ vấn đề ,tuy những người vào mót cafe khi chưa được cho phép của người trông coi trang trại là sai,nhưng không lẻ vì chuyện đó mà để bị tước đi mạng sống à???:shame on you:.Không chỉ ở Tây Nguyên bị mót cafe đâu.Ở vùng Miền Tây thì cũng có những người chuyên đi "xin cá" và "xin tôm",chủ không cho thì nó thuốc cá tôm chết,những chủ nuôi cá tôm đều có nuôi đàn chó berger và mướn người bảo vệ hết nhưng không để xảy ra chó cắn chết người.Còn vụ này nói lên sự thiếu trách nhiệm của chủ trang trại và nhóm người trông coi đã dẫn đến chó cắn chết người.Mình thấy CQĐT kết luận Nguyễn Đình Sơn không phạm tội???Mà sao khi sự việc xảy ra tên Sơn này bỏ trốn?????Bản kết luận lại nói Sơn không có mặt ở hiện trường????
 

HChuong

Member
http://vnexpress.net/GL/Ban-doc-viet/Xa-hoi/2010/03/3BA195E0/

Từ vụ chó cắn chết người, kể chuyện về người 'mót' cà phê

Chào các bạn

Tôi đọc phần tranh luận rất sôi nổi về số phận của nạn nhân trong bài viết của Luật sư Nguyễn Minh Thuận: "Vụ chó cắn chết người chứa đựng nhiều uẩn khúc", xin kể thêm cho các bạn về những người mà các bạn dùng cho cái từ đầy hoa mỹ là dân nghèo đi mót cà phê.

Tôi năm nay đã 52 tuổi, đã từng hơn 18 năm đi làm đủ nghề ở xứ người trong đó cũng có trồng cà phê ở Gia Lai ở Đăk Lăk , có nuôi tôm ở Bạc Liêu và nhiều nghề khác nữa . Xin thưa rằng sau từng ấy năm tôi lại phải bỏ tất cả để về lại Sài Gòn làm nghề buôn bán với gia đình của mình.

Có bạn nói nếu họ vào mót cà phê mình bắt được thì giao chính quyền xử lý thì tôi đã từng phải van xin các anh công an vào can thiệp vì những người đi mót này. Nhưng sự việc ngày càng thêm tồi tệ, hơn 100 gốc cà phê của tôi đã được những người mà các bạn dùng cho cái từ đầy hoa mỹ là dân nghèo đi mót cà phê này thu hoạch hộ đến trơ trọi, chỉ còn cái cây chẳng có nhánh hay cành gì cả. Báo công an ư, họ ở cách rẫy của chúng tôi xa lắm, đến nơi họ cũng hứa hẹn đủ điều.

Cái tôi bị mất ở đây chính là thành quả lao động, một sự lao động chân chính và đầy khó nhọc, và đâu phải cứ dùng sức người sức của ra là đạt được mà còn mong cả ở ông trời cho mưa thuận gió hòa mới tìm được chút tiền lời. Nhưng họ vẫn cứ vào mót, mót từ cái máy bơm nước, mót cả hàng trăm mét ống dẫn nước từ suối lên đến rẫy, mót luôn cả những bao phân chúng tôi chưa kịp bón. Từ Gia Lai tôi bán bỏ tất cả về Dăk Lăk làm lại và cũng màn cũ diễn ra. Tôi lại bán bỏ để về vùng Long Khánh làm lại lần nữa là trồng chôm chôm và sầu riêng. Sau bao nhiêu vất vả cực nhọc thì cây chôm chôm cũng cho tôi trái nhưng vẫn là bọn người mót này vào thu hoạch hộ.

Tôi canh và bắt quả tang được cả bọn 5 hay 6 người ôm mấy bao chiến lợi phẩm trong vườn của mình, chặn lại hỏi anh đi đâu vô vườn của tôi thì được trả lời là đi mua chôm chôm. Tôi hỏi mua bao nhiêu thì mỗi người cầm đưa cho tôi vài tờ giấy 2 ngàn và cười chế giễu tôi trong khi tay mỗi người vẫn ôm chặt cái bao chiến lợi phẩm mà họ mót được. Tôi lấy lại hết những gì chúng lấy và chỉ khoảng 1 tuần sau cả vườn của tôi chẳng còn gì nữa, lớp bị chặt ngã đổ, lớp bị đốt cháy và đốt luôn cái chòi tôi dựng lên để canh gác. Con trai tôi lúc đó chỉ 10 tuổi mà trong mắt nó lúc nào cũng có cái nhìn đầy thù hận, vì có quá nhiều kẻ xấu cứ phá công việc làm ăn của gia đình nó.

Và sau 9 hay 10 năm đi lang thang tứ xứ tôi lại phải bán bỏ tất cả về miền tây những mong sẽ đổi đời với nghề nuôi tôm cá. Nhưng cũng vậy, tôi nuôi tôm thì bị chúng ngang nhiên vào xúc tôm, con tôi ra la lên thì chúng nó bảo tao lấy chút xíu về nhậu mà la gì mậy , cứ vậy đấy, cứ như của ông cha chúng nó để lại và còn nhiều điều tồi tệ khác nữa.

Và cuối cùng tôi phải từ giã cái nghề nuôi trồng của mình và lên lại Sài Gòn để làm lại từ đầu.

( Huỳnh Kim Lương )
Thưa chú minhcuong,

Đọc comment của chú thấy buồn sao đó. Thật ra, chú không nói thì cháu cũng biết là có nhiều người nói là đi mót nhưng thật ra là đi hái trộm cà phê hay hoa màu của người ta. Nhưng có luật pháp nào mà lại cho kẻ trộm bản án tử hình? Vì như thế là không công bằng và quá nhẫn tâm. Cháu nghĩ là nhiều người rất xót thương cho số phận của người đàn bà bị chó cắn kia mặc dù họ biết hành động vào vườn người khác để mót (hay hái trộm) cà phê là không đúng. Không thể nói vì họ hái trộm cà phê của người khác nên họ chết là phải. Nói như vậy là không có tình người.
 

khanhvo

Member
vụ chó berger cắn chết người tôi xin có mấy ý kiến với mọi người, thật sự thì là con người với nhau ai cũng có tình thương yêu đồng loại nhưng chúng ta nên sống trong hoàn cảnh những người bị hại chứ chúng ta đừng như những thằng nhà báo nói láo để lấy tiền, lấy lương tâm thối nát ra mà làm nhân đạo, đặt trường hợp chúng ta ở trong hoàn cảnh các chủ trang trại cà phê hay bất cứ chủ trang trại nào, phải chăng họ giàu có chúng ta muốn vào lấy cắp của họ cái gì cũng được, họ giàu có bởi vì họ đã phải làm lụng vất vả, phải thức khuya dậy sớm , đổ cả máu và nước mắt mới có được thành quả, họ đâu phải là những bọn cường hào ác bá chuyên bóc lột của dân nghèo mà thành giàu có đâu, ai ghen ăn tức ở, thấy họ giàu có là muốn cho họ nghèo đi, chính bọn người như thế mới đáng cho chó ăn thịt, pháp luật Việt Nam luôn đề cao tính nhân đạo thái quá, luôn tạo kẻ hở cho những người đầu trộm đuôi cướp hoạt động và tồn tại. thiết nghĩ các cơ quan bảo vệ pháp luật việt Nam phải có những dự luật bổ sung hay có những biện pháp cứng rắn để trấn áp tội phạm, xử lý hình sự vì tội phạm càng ngày càng tăng chứ không giảm cũng chính vì sự nhân đạo thái quá của luật pháp Việt nam. Lúc trước xử lý hình sự là 500 ngàn, bây giờ xử lý hình sự là 2 triệu như vậy những thứ tài sản dưới 2 triệu coi như không có giá trị và ai muốn lấy thì lấy sao.
Chúng ta đừng tỏ ra là người có nhân đạo vì nếu chúng ta ở vào hoàn cảnh đó thì thậm chí chúng ta còn phản ứng thậm chí còn dã man hơn đàn chó berger kia nữa.
Tôi luôn mong mỏi cửa nhà tôi lúc nào cũng mở rộng cửa , mà không phải lo nghỉ gì nhưng e rằng thời điểm đó chắc phải đợi đến năm ngàn năm nữa mới có được.
Mục đích của chúng ta nuôi chó để bảo vệ phần tài sản mà nhà nước Việt Nam thừa nhận , nếu mục đích đó bị những người tỏ ra nhân đạo thì thiết nghỉ đừng nuôi chó làm gì , làm bao nhiêu ăn hết bấy nhiêu lúc đó dân tộc Việt Nam chỉ là dân tộc nghèo và nghèo mà thôi .
CHỉ có những kẻ lười biếng những kẻ thích hưởng thụ , thích ăn trên đầu trên cổ những người làm ăn chân chính mới có tấm lòng nhân đạo thái quá như thế,
Nhà tôi nuôi một đàn chó berger và rot và chúng được huấn luyện bảo vệ toàn bộ tài sản của gia đình tôi, kẻ nào xâm phạm gia cư bất hợp pháp thì chúng xẻ xé xác kô còn một miến thịt trên người để mà đưa vào hòm luôn khakha...như thế mới đã
 

Phu Dung

Moderator
Đọc bài báo của bác Minhcuong gửi, mình lại nhớ đến bà thông gia của mẫu thân mình. Gia đình bà thông gia lập nghiệp ở Buôn Ma Thuột từ năm 1954, qua bao năm lao động vất vả mới gây dựng được rẫy cà phê, vườn tược nhà cửa. Từ cuối thập niên 90, tình trạng hạn hán ngày càng nghiêm trọng, mùa khô người trồng cà phê chạy vạy ngược xuôi tìm nước tưới đến rạc cả người. Khi đến mùa thu hoạch thì chẳng thu được bao nhiêu do có nhiều người đã "mót" hộ gia chủ. Nhiều hôm đến vườn cà phê thấy trái non rụng đầy đất, cây cà phê cành lá tan tác như gặp bão. Nhà họ cũng nuôi chó, cũng canh phòng nhưng không xuể vì số người mót luôn đông hơn người canh. Bà thông gia thấy công sức vất vả của cả nhà cứ trôi theo dòng nước như thế không chịu đựng nổi, đã chấp nhận lời đề nghị của ông con cả đi định cư bên Mỹ.

Bây giờ bà già cựu nông dân đó đành thoả mãn thói quen trồng cấy của mình bằng việc trồng rau màu trong vườn nhà nhưng hình như cái nạn bị "mót" vẫn ám bà nặng lắm: rau, hoa của bà và con dâu bà trồng thường xuyên bị hươu nai từ cánh rừng vành đai gần nhà đến mót đến tận gốc. Bà già cũng căm lắm nhưng cũng đành bó tay: đụng đến bọn bòn mót này là to chuyện với pháp luật ngay.

Ôi, mót! :((
 

Hung.tinhyeu

Active Member
vụ chó berger cắn chết người tôi xin có mấy ý kiến với mọi người, thật sự thì là con người với nhau ai cũng có tình thương yêu đồng loại nhưng chúng ta nên sống trong hoàn cảnh những người bị hại chứ chúng ta đừng như những thằng nhà báo nói láo để lấy tiền, lấy lương tâm thối nát ra mà làm nhân đạo, đặt trường hợp chúng ta ở trong hoàn cảnh các chủ trang trại cà phê hay bất cứ chủ trang trại nào, phải chăng họ giàu có chúng ta muốn vào lấy cắp của họ cái gì cũng được, họ giàu có bởi vì họ đã phải làm lụng vất vả, phải thức khuya dậy sớm , đổ cả máu và nước mắt mới có được thành quả, họ đâu phải là những bọn cường hào ác bá chuyên bóc lột của dân nghèo mà thành giàu có đâu, ai ghen ăn tức ở, thấy họ giàu có là muốn cho họ nghèo đi, chính bọn người như thế mới đáng cho chó ăn thịt, pháp luật Việt Nam luôn đề cao tính nhân đạo thái quá, luôn tạo kẻ hở cho những người đầu trộm đuôi cướp hoạt động và tồn tại. thiết nghĩ các cơ quan bảo vệ pháp luật việt Nam phải có những dự luật bổ sung hay có những biện pháp cứng rắn để trấn áp tội phạm, xử lý hình sự vì tội phạm càng ngày càng tăng chứ không giảm cũng chính vì sự nhân đạo thái quá của luật pháp Việt nam. Lúc trước xử lý hình sự là 500 ngàn, bây giờ xử lý hình sự là 2 triệu như vậy những thứ tài sản dưới 2 triệu coi như không có giá trị và ai muốn lấy thì lấy sao.
Chúng ta đừng tỏ ra là người có nhân đạo vì nếu chúng ta ở vào hoàn cảnh đó thì thậm chí chúng ta còn phản ứng thậm chí còn dã man hơn đàn chó berger kia nữa.
Tôi luôn mong mỏi cửa nhà tôi lúc nào cũng mở rộng cửa , mà không phải lo nghỉ gì nhưng e rằng thời điểm đó chắc phải đợi đến năm ngàn năm nữa mới có được.
Mục đích của chúng ta nuôi chó để bảo vệ phần tài sản mà nhà nước Việt Nam thừa nhận , nếu mục đích đó bị những người tỏ ra nhân đạo thì thiết nghỉ đừng nuôi chó làm gì , làm bao nhiêu ăn hết bấy nhiêu lúc đó dân tộc Việt Nam chỉ là dân tộc nghèo và nghèo mà thôi .
CHỉ có những kẻ lười biếng những kẻ thích hưởng thụ , thích ăn trên đầu trên cổ những người làm ăn chân chính mới có tấm lòng nhân đạo thái quá như thế,
Nhà tôi nuôi một đàn chó berger và rot và chúng được huấn luyện bảo vệ toàn bộ tài sản của gia đình tôi, kẻ nào xâm phạm gia cư bất hợp pháp thì chúng xẻ xé xác kô còn một miến thịt trên người để mà đưa vào hòm luôn khakha...như thế mới đã
Đọc bài của bác, em lại nhớ ra được 1 câu rất tâm đắc.

Nhân dân ta làm hại đồng bào mình.
 

bnhungvn

New Member
vụ chó berger cắn chết người tôi xin có mấy ý kiến với mọi người, thật sự thì là con người với nhau ai cũng có tình thương yêu đồng loại nhưng chúng ta nên sống trong hoàn cảnh những người bị hại chứ chúng ta đừng như những thằng nhà báo nói láo để lấy tiền, lấy lương tâm thối nát ra mà làm nhân đạo, đặt trường hợp chúng ta ở trong hoàn cảnh các chủ trang trại cà phê hay bất cứ chủ trang trại nào, phải chăng họ giàu có chúng ta muốn vào lấy cắp của họ cái gì cũng được, họ giàu có bởi vì họ đã phải làm lụng vất vả, phải thức khuya dậy sớm , đổ cả máu và nước mắt mới có được thành quả, họ đâu phải là những bọn cường hào ác bá chuyên bóc lột của dân nghèo mà thành giàu có đâu, ai ghen ăn tức ở, thấy họ giàu có là muốn cho họ nghèo đi, chính bọn người như thế mới đáng cho chó ăn thịt, pháp luật Việt Nam luôn đề cao tính nhân đạo thái quá, luôn tạo kẻ hở cho những người đầu trộm đuôi cướp hoạt động và tồn tại. thiết nghĩ các cơ quan bảo vệ pháp luật việt Nam phải có những dự luật bổ sung hay có những biện pháp cứng rắn để trấn áp tội phạm, xử lý hình sự vì tội phạm càng ngày càng tăng chứ không giảm cũng chính vì sự nhân đạo thái quá của luật pháp Việt nam. Lúc trước xử lý hình sự là 500 ngàn, bây giờ xử lý hình sự là 2 triệu như vậy những thứ tài sản dưới 2 triệu coi như không có giá trị và ai muốn lấy thì lấy sao.
Chúng ta đừng tỏ ra là người có nhân đạo vì nếu chúng ta ở vào hoàn cảnh đó thì thậm chí chúng ta còn phản ứng thậm chí còn dã man hơn đàn chó berger kia nữa.
Tôi luôn mong mỏi cửa nhà tôi lúc nào cũng mở rộng cửa , mà không phải lo nghỉ gì nhưng e rằng thời điểm đó chắc phải đợi đến năm ngàn năm nữa mới có được.
Mục đích của chúng ta nuôi chó để bảo vệ phần tài sản mà nhà nước Việt Nam thừa nhận , nếu mục đích đó bị những người tỏ ra nhân đạo thì thiết nghỉ đừng nuôi chó làm gì , làm bao nhiêu ăn hết bấy nhiêu lúc đó dân tộc Việt Nam chỉ là dân tộc nghèo và nghèo mà thôi .
CHỉ có những kẻ lười biếng những kẻ thích hưởng thụ , thích ăn trên đầu trên cổ những người làm ăn chân chính mới có tấm lòng nhân đạo thái quá như thế,
Nhà tôi nuôi một đàn chó berger và rot và chúng được huấn luyện bảo vệ toàn bộ tài sản của gia đình tôi, kẻ nào xâm phạm gia cư bất hợp pháp thì chúng xẻ xé xác kô còn một miến thịt trên người để mà đưa vào hòm luôn khakha...như thế mới đã
Bác nói đúng những gì mình muốn nói :D

Bọn bắt trộm chó, bị dân bắt đánh chết không chết cũng bị trọng thương thì các bạn lại bảo đáng đời

Hãy suy ngẫm thật kỹ từ cái nhìn khách quang. Thân ái :)
 
Nếu các bạn có lên vùng nương rẫy thì mới biết. Người dân cũng chưa có ý thức giữ gìn cho chủ trang trại mà có khi còn có hành động phá hoại thêm nữa ấy chứ. Mót cafe thì được, có khi còn tuốt luôn cả trái trên cành, rồi làm ảnh hưởng từa lưa. Khi có chuyện thì bắt đầu cho rằng giàu có thì chảnh, coi thường người dân,.....

Mình thấy có một chuyện này cũng tương tự như thế thôi: Mấy bà lượm ve chai đôi khi lục tung cái bịch rác của chủ nhà và nhặt đi những thứ họ muốn, sau đó thì để tanh bành ra như thế luôn, không thèm dọn dẹp gọn gàng lại cho chủ nhà. Có một lần mình đã la mắng một người có hành vi như vậy. Cũng tương tự như vậy mình thấy những cái sai phạm nhỏ của người dân mà cộng lại thì ảnh hưởng cũng không nhỏ cho chủ trang trại thì không bị ai nói, đến khi họ phải nuôi chó canh giữ, và có cảnh báo rồi mà vẫn chui vào thì phải chịu thôi. Mà họ cũng đã có ý bồi thường thiệt hại rồi còn gì.
 
Top