hchungkt80
Dịch giả Vietpet
Mặc dù được đưa vào Công ước về buôn bán quốc tế các loài động thực vật đang nguy cấp (CITES) để bảo vệ từ năm 2000 nhưng rùa hộp vẫn là nạn nhân của hoạt động buôn bán trái phép đang tăng nhanh tại Indonesia. Mạng lưới giám sát nạn buôn bán động vật hoang dã (TRAFFIC) cho biết rùa hộp gần như đã biến mất khỏi Indonesia – nơi chúng đã từng sinh sống phổ biến.
Với nguồn cung chủ yếu từ Indonesia, rùa hộp bị xuất chủ yếu sang Trung Quốc (và Hồng Kông), Singapore, Malaysia và bị khai thác để lấy thịt và chế biến thuốc Đông y. Chúng cũng bị đưa đến các nước châu Âu, Mỹ và Nhật Bản để làm thú nuôi trong nhà.
Các cá thể rùa hộp và rùa đen đầm lầy vùng Nam Kalimantan bị thu giữ. (Ảnh: Sabine Schoppe/TRAFFIC)
Cô-ta xuất khẩu hàng năm chính thức cho rùa hộp Đông Nam Á tại Indonesia là 18.000 con nhưng lượng buôn bán trên thực tế hiện khoảng 2,1 triệu con/ năm, tức gấp hơn 100 lần.
Những người sưu tầm rùa hộp ở Indonesia cho biết số lượng loài rùa này trong tự nhiên đang suy giảm nghiêm trọng, và các lái buôn cũng thừa nhận so với một thập kỷ trước đây, thì hiện nay họ gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu mua loài rùa hộp.
”Với mức độ khai thác trái phép hiện nay thì loài rùa hộp của Indonesia sẽ bị tuyệt chủng một cách có hệ thống,” TS. Sabine Schoppe, tác giả của báo cáo Thực trạng, nạn buôn bán và quản lý lòai rùa hộp Đông Nam Á ở Indonesia phát biểu.
Theo Chris R. Shepherd, Giám đốc TRAFFIC khu vực Đông Nam Á, chính quyền Indonesia cần tập trung vào việc xoá bỏ nạn buôn bán trái phép, và đặt ra số lượng cụ thể mà các lái buôn có thể thu mua loài rùa hộp.”
Mặt khác, khâu thực thi luật yếu được cho là nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm nghiêm trọng loài rùa hộp Đông Nam Á. TRAFFIC đề xuất Indonesia cần thúc đẩy công tác đào tạo và hợp tác giữa các cơ quan thực thi luật trong nước cũng như với các nước nhập khẩu loài rùa hộp Đông Nam Á.
Thiên Nhiên
Với nguồn cung chủ yếu từ Indonesia, rùa hộp bị xuất chủ yếu sang Trung Quốc (và Hồng Kông), Singapore, Malaysia và bị khai thác để lấy thịt và chế biến thuốc Đông y. Chúng cũng bị đưa đến các nước châu Âu, Mỹ và Nhật Bản để làm thú nuôi trong nhà.
Các cá thể rùa hộp và rùa đen đầm lầy vùng Nam Kalimantan bị thu giữ. (Ảnh: Sabine Schoppe/TRAFFIC)
Cô-ta xuất khẩu hàng năm chính thức cho rùa hộp Đông Nam Á tại Indonesia là 18.000 con nhưng lượng buôn bán trên thực tế hiện khoảng 2,1 triệu con/ năm, tức gấp hơn 100 lần.
Những người sưu tầm rùa hộp ở Indonesia cho biết số lượng loài rùa này trong tự nhiên đang suy giảm nghiêm trọng, và các lái buôn cũng thừa nhận so với một thập kỷ trước đây, thì hiện nay họ gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu mua loài rùa hộp.
”Với mức độ khai thác trái phép hiện nay thì loài rùa hộp của Indonesia sẽ bị tuyệt chủng một cách có hệ thống,” TS. Sabine Schoppe, tác giả của báo cáo Thực trạng, nạn buôn bán và quản lý lòai rùa hộp Đông Nam Á ở Indonesia phát biểu.
Theo Chris R. Shepherd, Giám đốc TRAFFIC khu vực Đông Nam Á, chính quyền Indonesia cần tập trung vào việc xoá bỏ nạn buôn bán trái phép, và đặt ra số lượng cụ thể mà các lái buôn có thể thu mua loài rùa hộp.”
Mặt khác, khâu thực thi luật yếu được cho là nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm nghiêm trọng loài rùa hộp Đông Nam Á. TRAFFIC đề xuất Indonesia cần thúc đẩy công tác đào tạo và hợp tác giữa các cơ quan thực thi luật trong nước cũng như với các nước nhập khẩu loài rùa hộp Đông Nam Á.
Thiên Nhiên