• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Huấn Luyện cơ bản: phần 2 - Bài tập "Nằm"

Status
Không mở trả lời sau này.

TaiVenh

Active Member
Tác giả : Dương Thế Hùng


Người huấn luyện cần chuẩn bị dây dắt chó dài từ 0,8 m đến 1,5 m , thức ăn làm phần thưởng (Tốt nhất bằng hạt thức ăn khô đóng bao dành cho chó ) .

Khi đưa chó ra khỏi chuồng , lập tức xích bằng dây dẫn đưa ra bãi tập. Tránh cho chó quen thói chạy nhẩy lung tung , thiếu kỷ luật sau sẽ làm hư chó . Đưa ra bãi ra lệnh cho chó chạy tự do trong vòng 5 phút , để chó tự vệ sinh .

Ngừoi huấn luyện xích chó với dây dắt đi xong xong bên chân trái của mình theo đường thẳng khoảng 15 đến 20 m sau đó hô `` Ngồi `` ( Bài đã học ) . Sau đó ngừoi huấn luyện hô “ Nằm “ đồng thời người cúi về đằng trước , tay trái kéo dây ra phía trước . tay phải cầm thức ăn dử về phía ( Hình minh họa 1 , 2 ) . Do muốn ăn chó phải nhoài ra đằng trước , ở tư thế ấy cho phải năm bắt buộc khi cho vừa nằm xuống lập tức hô `’ Nằm “ , thửơng thức ăn khen ‘’ Giỏi ‘’ . Không được cho chó đứng dậy ngay khi chưa có hiệu lệnh, mà cần phải dữ dây khoảng một phút mới thôi . Sau đó ra lệnh ‘’ Ngồi ‘’ , trở về vị trí ban đầu . Bài tập được nhắc đi nhắc lại , thời gian tăng đần nên theo sự tiếp thu của chó . bài tập có thể luyện tập 3 đến 4 buổi /tuần

Chú ý :

- Có những con chó do hiếu động không chịu nằm thì người huấn luyện dung 2 tay bê 2 chân trước của chó nên và đặt xuống theo tư thế nằm , đồng thời hô ‘’ Nằm ‘’ và thưởng bánh ngay (Trừơng hợp này hay xẩy ra với chó bé khoảng 4 hoặc 5 tháng đến 9 tháng tuổi ).

- Có những con chó khi nằm xuống, nhưng lại ngồi dâỵ ngay, lập tức người huấn luyện giữ chặt dây dẫn bằng tay phải, tay trái ấn cổ chó xuống hô ‘’ Nằm ‘’ (Xem hình minh họa 3)

- Lúc mới tập nên tránh để chó nằm quá lâu, chưa quen chó sẽ chán. Chọn địa hình bằng phẳng trên bãi cỏ, nếu mấp mô chó khi nằm sẽ bị đau và sợ tập .

- Liên tục dung cách vuốt ve khen thưởng khi chó hoàn thành bài tập .


H1. Đứng cạnh chân


H2. Tay trái kéo dây , tay phải đưa bánh


H3. Ấn đầu chó xuống​
 

TaiVenh

Active Member
Huấn luyện cơ bản. Phần 1: Lệnh Ngồi

Tác giả : Hùng Hànội

Ở Việt nam chúng ta huấn luyện chó hiện nay chủ yếu chỉ dùng trong nghiệp vụ Cảnh sát và Quân đội . Ngoài ra cũng còn một số trung tâm huấn luyện tư nhân cũng tham gia đào tạo dịch vụ . Là người có chút kinh nghiệm trong huấn luyện chó , tôi muốn giới thiệu các bài tập bắt buộc trong phần thi của Hiệp hội chó quốc tế FCI được tổ chức thường xuyên ở CH Séc và EU . Ở nước ngoài hầu hết ai nuôi chó đều có thể tự huấn luyện cho chó của mình những bài tập cơ bản. Những bài tập nâng cao nếu muốn tốt đều đưa vào CLB địa phương có HLV hướng dẫn tự dạy .Cho đúng qui trình và chuyên nghiệp trong dậy dỗ , huấn luyện .

Trước khi mang chó đi huấn luyện chúng cần phân loại đặc điểm và tính cách của chó . Thông thường chúng ta phân làm 4 loại cơ bản :

1. Loại chó có tính cách Buồn , ủ rũ , thần kinh sợ sệt : Gọi là týp chó Tồi
2. Loại chó hiền lành, gặp ai cũng mừng Gọi là tuýp chó Chậm chạp
3. Loại chó dễ bị kích thích , hay sủa, cắn vô cớ Gọi là tuýp chó Hung dữ
4. Loại chó nhanh nhẹn , năng động,thông minh Gọi là tuýp chó Tốt

I . HUẤN LUYỆN CƠ BẢN

Dụng cụ chuẩn bị : Một dây dắt chó dài từ 0,8 m đến 1,5 m . Thức ăn làm phần thưởng cho chó và đưa chó ra bãi rộng, yên tĩnh .

1. Huấn luyện ngồi

A) Ngồi trước mặt :

Người huấn luyện đưa chó ra bãi tập, thả chó chạy khoảng 5 phút sau đó gọi tên chó đến trước mặt. Tay phải cầm miếng thịt hoặc bánh dơ cao lên làm sao để chó không với tới buộc phải ngồi xuống. Lúc đó người huấn luyện hô: “ Ngồi “ .
Lập tức sau đó thưởng ngay và xoa đầu khen “ Tốt “ . Chó sẽ học rất nhanh sau mỗi lần ngồi xuống mà được thức ăn. (Xem hình 1)


Cầm miếng thịt giơ cao​

Bài tập được đầu tiên chỉ kéo dài 15 phút . Sau đó tăng dần thời gian , tối đa là 1 tiếng và cần xen kẻ thời gian nghỉ . Mục huấn luyện này tập 3 lần/ tuần và thường xuyên được nhắc lại chó đến khi thuần thục ( Có thể tập lục đang đi dạo ).

Chú ý : Có chó khi hưng phấn vì đang trẻ khi gọi lại sẽ nhẩy chồm nên người , lúc đó ta nhẹ nhàng dung đầu gối phải thúc nhẹ vào ngực chó ,để chó không chồm lên ngừoi)

B). Ngồi cạnh chân :

Bài huấn luyện cho chó từ 8 đến 10 tháng tuổi trở lên lúc đó hệ thần kinh đã bắt đầu tiếp nhận những hiệu lệnh khó .
Bài tập ngồi đơn thuần, ngồi trước mặt chó đã được học . Bây giờ ta xác định vị trí ngồi của chó là bên cạnh, sát chân trái .

Đưa chó ra bãi tập , dùng dây dắt chó cho chó đi bên cạnh sát chân trái . Đi một đoạn thẳng khoảng 20m , sau đó dừng lại hô “ Ngồi “ và đồng thời sau 1 giây hô tiếp “ Cạnh chân “ . Tay phải cầm dây dắt kéo sang bên để dựng ngừoi chó , tay trái ấn mông chó xuống (Xem hình 2). Ở tư thế đó chó sẽ tự động ngồi sát vào chân trái mình. Lập tức thưởng và khen “ Tốt “ .


Ngồi cạnh chân​

Bài tập được nhắc lại 4 lần/ tuần , mỗi lần tập khoảng một tiếng kết hợp cả thời gian nghỉ

Chú ý : Khi kéo dây không được kéo mạnh làm đau chó , chó sẽ sợ và không muốn tập. Không được nóng vội và hiêu lệnh ra vừa đủ, tránh quát tháo .
 

TaiVenh

Active Member
Huấn luyện cơ bản. Phần 3: Nằm, Ngồi tại chỗ

Tác giả : Dương Thế Hùng

HUẤN LUYỆN CHÓ NẰM, NGỒI TẠI CHỖ .

Chủ chó khi đưa chó ra bãi tập, khi mở cửa chuồng lập tức xích luôn chó vào dây dẫn đưa ra bãi tập. Tránh cho chó chạy lung tung, sau đó mới xích lại không tốt. Chúng ta cần dạy cho chó tính kỷ luật, mặc dù chó đang hưng phấn cũng phải theo hiệu lệnh.

Bài tập “ Ngồi “ và “ Nằm “ đã được tập thuần thục rồi , bây giờ tập cho chó ngồi ‘’ Yên ‘’ tại chỗ , khi nào có hiệu lệnh mới được nghỉ . Chủ chó dắt chó đi cạnh chân một đường thẳng, sau đó ra lệnh ‘’ Ngồi’’ tiếp đó ra lệnh ‘’ Nằm ‘’ . Khi chó đã nằm , người chủ cúi gập lưng xuống úp bàn tay trái theo góc thẳng đập nhẹ vào mõm chó lúc đó hô ‘’ Yên ‘’ . Để nguyên cả dây dắt cạnh chó . đi thẳng về phía trước khoảng 10 bước chân . Dừng lại , xoay người đối mặt với con chó đang nằm , mắt nhìn thẳng vào mặt chó . Sau 1 phút thì tiến lại, đi vòng sang bên phải ra sau chó rồi đi về bên trái của con chó đúng vào vị trí chân trái tay cầm dây. Lập tức thưởng thức ăn và xoa đầu khen ‘’Tốt ‘’ . ( Xem hình minh họa 1, 2, 3) . Bài tập được lặp lại với độ bước xa hơn 10m – 25m – 50m, thời gian lâu hơn cho đến khi thuần thục, không hạn chế độ xa và thời gian nằm .


H1. Cúi người xuống , tay trái úp lòng chạm v� o mõm chó hô " Yên "


H2. Bước đi theo đường thẳng với tầm nhìn của chó


H3. Xoay lưng đứng đối diện với mặt chó

Bài tập ngồi ‘’ Yên ‘’ tại chỗ cũng tập tương tự. Cả hai bài tập cũng huấn luỵện kết hợp .

Chú ý :

Bài tập lập tức kết thúc khi chưa có lệnh mà chó đã đứng dậy. Có những con hiếu động thì hiệu lệnh phải to, rõ ràng và có uy lực. Bãi tập cần tĩnh, không được gần đường làm chó bị phân tâm. Chỉ nên huấn luyện bài này cho chó sau 6 tháng tuổi .
 

TaiVenh

Active Member
Huấn luyện cơ bản. Phần 4: Nằm, Ngồi theo lệnh tay

HUẤN LUYỆN CHÓ NGỒI , NẰM THEO LỆNH TAY

Tác giả: Dương Thế Hùng

Chủ chó cần chuẩn bị cuộn dây dù dài 10 đến 25 m ,đưa chó ra bãi tập bằng phẳng , không mấp mô che khuất tầm nhìn khi huấn luyện bài tập này .

Chủ chó đứng gần chó khỏang cách 1m ra lệnh cho chó ‘’ Ngồi’’ trước mặt . Tay trái cầm cuộn dây tay phải đưa lên cao , hơi kéo cổ chó lên . bàn tay phải úp lòng về phía chó cho chó nhìn rõ động tác hô ‘’ Ngồi ‘’ hiệu lệnh phải khớp với bàn tay giơ lên cao cùng lúc ( Xem hình minh họa 1 và 2) . Sau khi động tác ngồi được thiết lập thì hô lệnh ‘’ Nằm ‘’ , đồng thời với lệnh ta cúi người xuống . Tay phải kéo dây úp vào lòng bàn tay xuống và hạ thấp theo chiều sát đất . Tập liên tục cho chó ‘’Nằm ‘’ ‘’Ngồi’’ khoảng 20 đến 30 lần rồi cho nghỉ .


H1. Hô " Ngồi" đồng thời dùng tay phải đưa lên cao cùng với dây


H2. Hô " Nằm " , đồng thời cúi người xuống hạ tay phải xuống cùng với dây .
Những lần tập tiếp theo khoảng cách xa dần đến hết chiều dài của dây 10 đến 25m . Đến khi tập thuần thục ,thì ta có thể bỏ dây và tập hiệu lệnh của tay . Do những lần đưa tay lên , tay xuống có lệnh đã hình thành phản xạ có điều kiện của chó . Đứng cách xa chó khỏang 10 m sau đó hô ‘’ Ngồi ‘’ đồng thời tay phải giơ lên cao , lòng bàn tay đưa ra đằng trước , mũi tay chỉ lên trời . Khi hô chó ‘’ Nằm’’ thì hạ tay xuống ngang hông , lòng bàn tay úp xuống đất . Hiệu lệnh đồng thời với khi hạ tay xuống .


Khi thuần thục , bỏ dây dùng hiệu lệnh Tay​

Bài tập được lặp lại 3 tuần một lần , cho đến khi chó hiểu và làm thuần thục .

Chú ý :

Với bài tập này cần phải kiên nhẫn , phải tập đứng gần trước sau đó mới đi ra xa dần . Không được nóng vội . Hiệu lệnh hô rõ ràng , dứt khoát , khi đưa tay phải nhịp nhàng với khẩu lệnh khi hô ‘’ Nằm’’ , ‘’ Ngồi ‘’ . Khi cảm thấy cho mệt mỏi , lập tức dừng buổi tập , chuyển trạng thái nghỉ tự do , sau đó tập lại .
 

TaiVenh

Active Member
Huấn luyện chó trông giữ đồ vật

Tác giả: Dương Thế Hùng

a. Tập lúc từ 3,5 tháng tuổi trở lên :

Trước hết chủ chó cần chuẩn bị một đoạn dài khoảng 30 đến 40 cm hình dẹt bằng cỡ cổ tay và phải mềm để cho chó con cắn vào . Xích chó bé vào cột hoặc vào cây con với độ dài của dây xích khoảng 2m để chó vận động . Chủ chó cầm lấy tiến vào làm động tác kích thích sự chú ý của chó , sau đó dử dử trước mặt chó và cho chó ngoạm vào miếng vải đó hô `` Cắn `` .

Lúc chó ngoạm vào chủ chó dằng nhau với chó ở mức độ vừa phải vì răng chó còn non, được một lúc thì nhả tay ra cho chó là người chiến thắng . Sau đó hô `` thôi và bóp nhẹ vào hàm chó thì chó sẽ nhả ra sau đó khen `` Giỏi `` và dung chân đá vật đó ra xa quá tầm của chó.

Tập nhiều lần như vậy sau một thời gian chó se quen với sự dằng đồ , sau đó nhờ người trợ giúp làm việc đó và chủ chó đứng bên cạnh chỉ hô khẩu lệnh .

b. Tập lúc từ 6 hoặc 8 tháng tuổi trở lên :

Lúc này chó đã có hàm răng tương đối khỏe và thần kinh phát triển tương đối hoàn chỉnh . Những bài tập trước đây đã thành phản xạ có điiều kiện do thời gian luyện tập hình thành sẽ phát huy tác dụng cho bài tập dữ đồ vật
Chủ chó tay cầm xích dữ chó , người trợ giúp đeo bao tay tiến vào dử chó , miệng liên tuc hò hét gây sự chú ý cho chó có phản ứng quyết liệt .Sau khi chó táp vào bao , người trợ giúp giằng nhau với chó một lúc thì buông ra và chó sẽ ngoạm lấy . Chủ chó hô `` Nhả `` và đưa chó lùi xuống một đoạn và ra lệnh `` Trông `` tay chỉ vào bao tay và ra hiệu chó ngồi xuống.

Người trợ giúp tiến đến làm động tác cúi xuống lấy đồ tốc độ vừa phải . Đồng lúc chủ chó hô `` Chú ý `` tay giật nhẹ dây xích .

Do bản năng của chó và đồ vật đó chó vừa mới cắn được nên sẽ phản ứng dữ dội . Muốn lao vào lấy lại đồ , người trợ giúp lấy được đồ liền bỏ chạy vừa phải. Lập tức chủ chó ra lệnh `` lấy lại`` và dẫn chó đuổi theo lấy lại. Người trợ giúp đưa thấp tay xuống để chó táp vào giằng lấy làm chủ.

Bài tập lặp đi , lặp lại sẽ chó sẽ phản ứng trông giữ đồ. Trong khi luyện tập chủ chó phải thay đổi các đồ vật khác nhau để tránh tình trạng quen một loại đồ (Cái xô xách nước , chậu nhựa , túi sách v.v, nhưng ban đầu nhớ phải có màu sắc kích thích chó )
Bài tập đươc nâng cao theo thời gian , chủ chó có thể đi khỏi và xích chó lại trông đồ và tiến hành trắc nghiệm với người trợ giúp. Khi đó chủ chó chi ra lệnh trông và giả vờ đi khỏi . sau khi có lệnh chó sẽ luôn chú ý và khi có ai đó đến gần sẽ phản ứng dữ dội để giữ lại.

Các bài tập trên được lặp đi lặp lại thường xuyên và phải tập từ lúc chó con nhỏ mới bảo đảm tốt được. Các bạn huấn luyện khi chó đã trưởng thành và hình thành một số thói quen xấu rất khó dạy và lâu nhớ bài. Nếu tập non quá chó sẽ chóng quên và bài tập không đạt yêu cầu .

Bài tập trên khi hoàn thành và chó thuộc lâu dài đến 16 tháng tuổi

Chú ý :

Bài tập này được huấn luyện sau khi đẫ huấn luyện tấn công. Khi huấn luyện thì tim nơi vắng vẻ và yên tĩnh tránh làm mất tập trung khi huấn luyện. Ban đầu khi huấn luyện sau mỗi lần hoàn thành bài tập thì thưởng bánh,thịt . Sau dần sẽ thưởng ít đi , thay vào đó xoa đầu khen giỏi và vuốt ve vào đầu và ức của chó .
Làm như vậy sẽ tránh cho chó phụ thuộc vào thức ăn nhiều .

Kết thúc bài tập lập tức đưa chó vào chuồng và chó uống nước ít một và uống cho đến khi hết khát. Không thả ra chạy nhảy sau bài tập vì như vật nguy hiểm cho người trợ giúp tập chó. Tốt nhất cần nhờ người có kinh nghiệm hoặc các huấn luyện viên chuyên nghiệp trợ giúp cho hiệu quả .

Bài tập chỉ tập 2 lần/tuần , thời gian tối đa không quá 2 tiếng kể cả nghỉ tự do . Mỗi lần tập không quá 15 phút rồi nghỉ sau đó tiếp tục .

Chỉ xin lưu ý là khi huấn luyện không được nóng vội và đánh chó . Có những con có phẩm chất tốt thì học nhanh và ngược lại .
Vậy mong mọi người hãy kiên trì và phải yêu chó từ niềm đam mê mới làm được.



Cần khởi động trước khi bước vào bài tập , cần phải kích thích sự hung dữ





Tập cho chó giằng kéo mảnh vải từ lúc nhỏ để tập thói quen giữ đồ.



Sự kích thích chó khi luyện tập rất quan trọng và cần thiết



Sự dằng kéo và giả vờ cướp đồ sẽ làm cho chó luôn chú ý



Bài tập cuối cùng là con chó phải chiến thắng và là chủ của đồ vật . Như vậy bài tập mới kết thúc​
 

TaiVenh

Active Member
Chó sủa "dai", làm sao dậy được ?

Hỏi: Nhờ các Bác Huấn luyện Gia chỉ giùm, chó BEO nhà tôi 20 tháng tuổi, giống thuần chủng " Việt ", về cơ bản là bảo được, không phải chó dữ , nhưng có một tật rất xấu là người lạ đến nhà sủa mãi không " dứt " .

Tôi quát nó nhiều lần nhưng không hiệu quả, còn " đánh" thì lại không nỡ , có lần bực quá định "dùng vũ lực" thì lại bị Bà Xã ngăn : " Ác thế , không được đánh nó !" nhờ các Bác cao kiến chỉ giúp. (BS. Greenvet).



Đáp: Chào Bác sĩ !

Con chó của anh cũng giống như các con chó ta khác , sủa dai và quát không nghe lời. Bình thường thì không sao nhưng có khách thì bất tiện . Tất cả các con con chó mà chúng ta nuôi muốn tốt đều phải dạy từ nhỏ và như vậy sẽ rất dễ và đơn giản . Khi chó đã trưởng thành thì là cả 1 vấn đề . Muốn làm được điều ta muốn , mọi người phải kỳ công hơn . Bác sĩ hãy thử dùng phương pháp sau :

Nhờ ngừoi trợ giúp đi vào nhà , sau tiếng quát "Im" mà chó vẫn sủa thì cuốn tờ báo tròn lại đánh thẳng vào mồm và mắng: "IM" . Thái độ rất khoát và tỏ ý rằng nó có lỗi khi không nghe lời chủ . Mà khi phạt phải phạt lập tức thì con chó mới biết nó bị phạt vì tội gì và hình thúc kỷ luật sẽ ra sao ?

Đây là dạy chó vâng lời nên dù không muốn cũng phải làm. Bất cứ HLV nào khi huấn luyện đều có phần dạy kỷ luật cho chó tuân lệnh. Yêu chó và dạy bảo chó vâng lời là hai việc hoàn toàn khác nhau .

Hy vọng thủ thuật sẽ giúp ích cho Bác sĩ ít nhiều . Nếu không được hãy gửi sang cho em dạy dỗ , chắc chắn Bác sĩ sẽ hài lòng. (HLV HungHanoi)


Chó ngay từ nhỏ đã phải dậy rồi để hình thành tính cách và kỷ luật trong huấn luyện. HLV HungHanoi.
 

TaiVenh

Active Member
Trị tật nhảy chồm lên của chú chó

Động tác nhảy lên khi gặp chủ là cách biểu hiện sự vui mừng, là cách chào hỏi đầy tình cảm và rất tự nhiên của chú cún con, trông thật dễ thương và đáng yêu – thế mà khi trưởng thành thì chúng ta lại đẩy nó ra xa cũng với cử chỉ ấy.

Nhiều người than phiền rằng chú khuyển nhà thường hay nhảy cẩng lên khi khách tới chơi. Tuy nhiên, người chủ thì vô tình không quan tâm đến thói quen này của nó. Một sai lầm khá phổ biến là bạn để cho chú chó nhảy lên khi chắc chắn bạn biết điều này sẽ xảy ra. Thật là khó để cho nó hiểu rằng khi nào nhảy lên là cần thiết và khi nào thì không. Nếu bạn cho phép chú chó nhảy lên người khi bạn đang chơi bóng với nó vào cuối tuần, sau đó thét to “Xuống” ngay lúc đó, chú chó sẽ không hiểu tại sao lúc thì ổn lúc thì bị la mắng.

Có thể bạn sẽ nghĩ chú chó thật dễ thương và vô hại khi nó nhảy lên người bạn, nhưng cảm giác này có thể sẽ giảm dần khi nó lớn lên, to khỏe và có khả năng gây đau đối với chúng ta. Khi còn là một chú cún con, bạn cho phép nó nhảy lên người bạn, đương nhiên chú chó sẽ muốn tiếp tục làm như vậy khi trưởng thành – nó nghĩ thân hình to lớn thì chẳng có vấn đề gì. Chú chó muốn thân thiện với chúng ta, nhưng việc nó xông vào và nhảy lên người khác, đặc biệt là trẻ nhỏ hay người già, có thể gây nỗi kinh hãi và ẩn chứa sự nguy hiểm.

Khi gặp nhau, đầu tiên là những chú chó thường ngửi “khịt khịt” vào mặt lẫn nhau và tiến về phía sau. Khi gặp người nào, chúng cũng ngửi như vậy. Tuy nhiên, chó vốn nhỏ hơn con người nên hầu hết chúng nhảy lên để đạt tới độ cao bằng mình. Hơn nữa, việc nhảy lên luôn gây sự chú ý – cho dù việc đó đẩy chú chó ra ngoài – và có thể đủ để duy trì cách cư xử dành cho chúng. Đối với những con thú nhỏ, việc xô đẩy chúng có thể là dấu hiệu cho một cuộc chơi. Việc cúi người xuống chào nó cũng là một cách tốt để chỉ bảo nó không được nhảy lên. Để tránh chú chó được nuông chiều quá mức, bạn có thể huấn luyện chúng nhảy khi bạn ra lệnh. Đó cũng là một cách cư xử qua việc dạy bảo bằng lời.

Một vài giống chó như Chow Chow còn giữ được đặc tính này hơn những giống khác, bởi vậy ít có đặc tính nhảy lên hơn. Hơn nữa, giống Terrier(loại chó săn nhỏ chuyên sục hang bụi), Golden Retriever và Labrador (loại chó tha mồi có lông đen hoặc vàng) chỉ nhảy lên khi có người. Để giới hạn những “cú nhảy” không đáng có này một cách có hiệu quả, bạn cần xác định việc củng cố lại cách đối xử. Nếu chú chó nhảy lên khi bạn về tới nhà, cách hay nhất là phớt lờ cậu ta cho tới khi nó nghe lời một chỉ thị như “ngồi xuống” chẳng hạn. Đừng để ý nó cho tới khi nó hoàn toàn ngồi xuống.

Một phương pháp khác tương tự là bạn đoán trước được cú nhảy của nó và ngoảnh mặt đi chỗ khác. Việc làm này khiến chú chó di chuyển sang một bên và sau đó bạn có thể ra lệnh nó ngồi xuống trước khi để tâm đến nó.
Đối với vài chú chó, thậm chí điều này sẽ hiệu quả nếu như bạn lao vào nó thể như là nó lao vào người bạn. Nhiều con sẽ tránh ra để tránh bị nhảy vào ngay thời điểm mà bạn có thể ra lệnh bảo nó ngồi xuống.

Còn chuyện chú chó nhảy vào những người khách tới nhà? Có vài cách để ngăn chặn thói quen này. Dùng dây giữ nó lại khi nó chào đón khách tới nhà hay là ra lệnh “ngồi xuống”, “đứng yên” ở gần cửa nhà bạn. Để cho mọi người hiểu chú chó chỉ tiến lại gần để được ăn ngon và âu yếm khi nó không còn nhảy cẩng lên. Sau đó đùa giỡn với cử chỉ ít quen thuộc hơn. Điều quan trọng là tích cực và kiên nhẫn. Chú chó khó có thể vừa ngồi xuống vừa chào mừng trong cùng một lúc. Để cho chú khuyển học được điều này, nó nên ngồi xuống rồi chào hỏi cho dù chỉ là những thành viên trong gia đình.

Để có những bước tiến bền bỉ, chiếc vòng cổ có thể sẽ rất hữu ích cho việc dạy bảo. Những dụng cụ bọc mõm chó và vòng cổ có thể điều khiển việc nó tiến về phía trước. Nếu được, bạn có thể ra lệnh nó ngồi, đứng hay nhảy. Những chiếc vòng cổ không cần phải quá cứng hay quá xiết, nếu như vậy thì chẳng khác nào đó là những đồ nghề xích cổ chó hay những vòng cổ huấn luyện khó chịu.

Dạy “tránh ra”

Cần dạy chú chó từ “tránh” (hoặc “ra”, “ngừng”). Câu lệnh đơn giản này có thể bảo chú chó tránh xa cánh cửa, sủa hay cản đường khách vào nhà. Có hai cách để huấn luyện chúng:

1/ Trong lúc chờ khách tới, buộc dây vào cổ nó và để cho sợi dây đừng quá căng. Khi khách tới, chú chó sẽ nhảy lên, hãy giữ sợi dây lại. Nó sẽ không thể đạt tới độ cao nó muốn, đồng thời còn kéo căng sợi dây ra. Theo bản năng, chú chó sẽ tự sửa sai. Khi nó dừng lại, hãy khen thưởng nó.

2/ Buộc dây vào cổ chú chó và giữ cho nó thoải mái. Khi nó nhảy lên để mừng ai đó, bạn bảo nó “tránh” và kiên quyết kéo sợi dây về một phía. Khi chú chó nhảy lên, nó chỉ đứng bằng hai chân, có nghĩa không còn thăng bằng nữa. Kéo sợi dây sang một bên buộc nó đặt chân xuống đất. Khi cảm thấy chú chó đã dễ chịu hẳn, hãy khen thưởng nó.

(Sưu tầm: Bedbecgier)
 

TaiVenh

Active Member
Tập cho chó động tác chào

Tác giả: Hungvuong1

Tập cho chó động tác chào rất đơn giản (nhưng đối với 1 số chó có thân hình quá dài mà chân lại rất ngắn thì tập động tác này sẽ khó vô cùng). Trước hết bạn tập cho chó động tác "ngồi". Khi chó đã thực hiện động tác "ngồi" thật chuẩn rồi. thì bạn chuyển sang dạy chó động tác chào. Có 2 cách như sau:

*Cách 1:

Để chó ngồi bên cạnh ngang với đầu gối bên trái của bạn. Sau đó bạn dùng tay trái kéo nhẹ dây cương đeo ở cổ chó lên phía trên, đá thẳng đôi chó về phía sau (nếu chó có đuôi) để 2 mông chó và cái đuôi tạo thành thế chân kiềng cho chó ngồi cho vững. Lúc đầu có thể bạn dùng đầu gối bên trái của bạn để chó khẽ tựa vào đó (nếu là chó có thân hình to lớn). Khi chó đã ngồi vững rồi thì bạn kéo dần đầu gối chân trái của bạn ra để chó tự ngồi mà không cần tựa nữa.

*Cách 2:

Cũng cho chó ngồi như bước 1, nhưng lần này không dùng dây cương kéo cổ chó lên nữa, mà bạn dùng tay trái giữ cổ dề, cánh tay phải luồn xuống dưới ngực hoặc 1 đoạn gậy nhỏ luồn dưới bụng chó nâng dần người chó lên, cho 2 chân trước của chó đặt lên cánh tay bạn, hoặc đặt lên đoạn gậy, tập cho chó ngồi và giữ đúng ở vị trí cân bằng. Sau đó bạn từ từ rút cánh tay (hoặc đoạn gậy) ra, để chó ngồi đúng tư thế như vậy. Bài tập được lặp đi lặp lại nhiều lần như vậy cho đến khi chó tự nâng được người lên và ngồi vững mà không cần sự trợ giúp nữa, thì bạn chuyển sang tập điều khiển từ xa. Lưu ý trong quá trình tập bạn phải hết sức kiên trì và bình tĩnh, thường xuyên động viên chó để chó hưng phấn thực hiện tốt động tác. Thời gian mỗi bài tập chỉ nên kéo dài 15 phút sau đó cho chó chạy đi chơi và nghỉ ngơi, như vậy sẽ hiệu quả hơn. Chúc bạn thành công!




Dạy chó thực hiện động tác chào. Ảnh do HLV Vũ Hùng cung cấp.
 

TaiVenh

Active Member
Căn bản huấn luyện chó con tuần đầu tiên

Tác giả: Dimyha

Căn bản huấn luyện chó con tuần đầu tiên


Trước khi chó con của bạn về nhà, điều quan trọng là phải có sự chuẩn bị. Cơ sở huấn luyện chó con trong tuần đầu tiên khi chó con về nhà là thời điểm then chốt. Hiển nhiên bạn cần phải chuẩn bị một vài thứ hết sức chu đáo như chỗ ngủ hoặc lồng chó, bát đựng thức ăn và nước, thức ăn cho chó con, vòng cổ, dây xích, đồ chơi, v.v... Không kém phần quan trọng, các thành viên trong gia đình lựa chọn và đồng ý với công việc hàng ngày, có trách nhiệm và thói quen liên quan đến chú cún.

Những ngày đầu tiên là cực kỳ quan trọng. Sự nhiệt tình và cảm xúc tăng lên. Mỗi người đều muốn cho cún ăn, chơi đùa cùng với cún và ôm cún. Các qui tắc được đề nghị không nhất quán. Có người tán thành cún con ngủ trong lồng chó coi như nó cũng có một ngôi nhà, một vài người mủi lòng và cố nài nỉ rằng cún con sẽ ngủ trên giường.

Có người trước đây không cho phép cún nhảy lên người họ, nhưng trong không khí nhộn nhịp cũng cười vui khi cún nhảy lên. Có ai đó sẽ không ngủ đêm đầu tiên. Cún con hân hoan và được phép ngủ trên giường. Sáng hôm sau, chúng ta sẽ phát hiện cún ỉa, đái khắp cả giường. Eo ôi, đêm tiếp theo, cún nhận được “chỉ dụ vua ban” rằng cún bị nhốt vào lồng và cún la hét inh ỏi cả đêm. Vậy là hồi hôm chẳng có ai ngủ cả híc...híc...

Sự cáu kỉnh tăng lên; lòng hăng hái, nhiệt tình giảm xuống. Không một ai dậy sớm để cho ăn đúng giờ. Vậy chúng ta phải dạy cún cư xử thế nào? Chúng ta đi ngủ với tiếng rên rỉ ra sao?


Cún con mới của bạn vừa xa rời mẹ và anh em của nó. Nó không được bảo vệ và dễ xúc cảm. Cái mà nó cần là sự an toàn và lối sống thường ngày. Hãy dành riêng cho nó một chỗ ở đặc biệt trong những tháng tiếp theo. Trải giấy toàn bộ sàn nhà và đặt bát đựng thức ăn/bát nước uống và chỗ ngủ của nó ở một góc. Phân tán đồ chơi của nó ở mọi nơi. Chơi với nó một cách thanh thản và dịu dàng. Đừng vồn vả nó với sự chăm sóc và tích cực. Nếu nó có vẻ như muốn ngủ, hãy đi khỏi để nó lại một mình. Các cún con cần ngủ nhiều.

Phân công ai là người cho ăn và dọn vệ sinh. Đừng làm sai kế hoạch đã phân công. Lề thói hằng ngày là đặc biệt quan trọng đối với cún con của bạn. Đừng dành hết thời gian của bạn cho cún con. Nếu nó ở một mình cả ngày hoặc đêm, nó cần phải tập làm quen từ bây giờ. Nếu nó thức dậy từ giấc ngủ ngắn và rên rỉ, hãy cố kìm nén và đi đến an ủi nó.

Khi đó, cún con dễ bị xúc cảm, điều này là quan trọng để giải thích thói quen sau này. Đừng cho nó có cái quyền đặc ân với bất cứ điều gì bởi vì nó là chó con. Nếu bây giờ bạn ưu ái cho nó thì sau này nó sẽ lúng túng khi bạn quyết định thay đổi thói quen. Cún con học rất nhanh với sự dạy dỗ thích hợp. Đừng bao giờ đánh cún của bạn hoặc khiển trách thô bạo. Chúng không có ý định ăn ở bậy bạ - chúng vừa làm công việc một cách tự nhiên theo bản năng. Thay vào đó, hãy chỉ bảo cho cún của bạn cách cư xử mà bạn muốn. Dạy cho nó chơi với đồ chơi của nó. Hãy làm cho chúng vui thích và hứng thú. Hãy làm cho nó biết bạn vui lòng và nó ngoan ngoãn khi nó nhai đồ chơi của nó. Rồi khi bạn thấy nó nhai đồ đạc của bạn, hãy kiên quyết nói với nó “không được” và ngay lập tức chỉ ra một món đồ chơi của nó. Khuyến khích nó chơi và nhai đồ chơi của nó. Tán dương nó một cách vồn vả khi nó làm điều này. Nếu không bắt gặp quả tang hành động sai của nó, bạn đừng làm cho nó lúng túng. Cách duy nhất mà bạn có thể dạy cún của bạn là tới chỗ đó. Nếu bạn không ở chỗ đó, đừng cho phép nó đến gần nơi mà nó có thể gây ra phiền hà.

Hẹn gặp vet (bác sĩ thú y) của bạn ngay lập tức. Trao đổi lịch chủng ngừa vắcxin và hỏi vet khi nào nó được phép đi dạo. Cún con dễ bị mắc các bệnh cơ thể đến khi nó được chủng ngừa đầy đủ; đừng mang cún của bạn ra ngoài cho đến khi vet của bạn đồng ý.

Sức khỏe tinh thần và xúc cảm của cún con cũng quan trọng như sức khỏe cơ thể. Khi đem cún của bạn đến vet lần đầu tiên cũng là lúc tạo cơ hội cho cún hòa nhập với đồng loại. Nó chưa có khả năng đến nơi nào đó, nhưng bây giờ bạn hãy chuẩn bị, đừng bỏ lỡ. Việc hòa nhập cộng đồng của cún tạo cho cún có cơ hội gặp gỡ nhiều người và chó trong hoàn cảnh có kiểm soát. Nếu cún của bạn trưởng thành, nó cần phải học cách cư xử đúng khi ở gần chó và người. Những chó mà không thường xuyên tiếp xúc với xã hội khi lớn lên sẽ hung hăng và lo lắng hoặc sợ hãi quá mức.


Sự gắn bó giữa chủ và chó từ những ngày đầu về nhà mới là vô cùng cần thiết tạo tiền đề về sau. Hunghanoi và chú cún GSD của mình.
 

TaiVenh

Active Member
Huấn luyện chó không "cắn trộm".

Hỏi: Cũng giống như người, có kẻ mắc bệnh ăn cắp vặt, thấy ai hở ra vật gì phải ăn cắp bằng được, ai cũng ghét thói xấu này. Ở một số con chó cũng có đặc tính hay "cắn trộm", không phải là thấy "kẻ trộm" mà cắn, mà là cắn, đớp người qua lại không hề có lý do. Chó không hề sủa hoặc có biểu hiện tấn công,nhưng mất cảnh giác là bị "đớp" liền.

Những con chó này liệu có sửa "tật" được không? Cách dạy như thế nào? Xin Anh VuHung, hunghanoi và anh em có nhiều kinh nghiệm huấn luyện chó cao kiến chỉ giáo. Xin cảm ơn nhiều. (BS GreenVetHN)

Trả lời: (bởi HLV HungHN)

Bác sĩ Báu thân mên !

Câu hỏi của BS chung chung quá , nghĩ mãi mà không biết trả lời thế nào cả
. Phạm vi rộng quá và không có đích danh nên cũng khó. Các trường hợp cắn trộm thường gặp ở chó thả rông ở các làn quê hoặc lề đường. Lý do là chủ không bao giờ dậy dỗ và nuôi như nuôi lợn nên thỉnh thoảng người qua đường là nạn nhân. Cách tốt nhất là khi về các làng quê và nhất là đi trong đêm tối cần mang theo đèn Pin và cái gậy ngắn. Nếu chó xồ ra chỉ cần chiếu đèn vào mặt là chó sợ và căng nữa thì cứ gậy mà phang thôi không có cách nào khác .

Nhũng con chó được dậy dỗ không bao giờ cắn trộm và thân thiện với người hơn.

Chó là động vật hoang dã nên bản chất của chó con và chó choai khi chưa trưởng thành là muốn chạy xổ tới tất cả những gì nó gặp mà không biệt chủ hay người lạ, chứ không có ý nghĩa muốn tấn công vào người khác. Muốn luyện tập cho chó không nhảy vào người khác là khi chó đã trên 1 tuổi và tập ở nơi đông người .

Hãy rọ mõm chó lại, dùng dây dắt có độ dài vừa phải. Khi thấy chó nhẩy xổ vào người khác thì lập tức dật dây thật mạnh và hô "Không" ngay lập tức. Như vậy chó sẽ hiểu rằng như vậy là Sai và lặp đi lặp lại nhiều lần chó sẽ hiểu là không được xông tới người lạ khi chưa có lệnh của chủ. Chó của bạn nếu được đưa lên trung tâm huấn luyện khi trở về sẽ có tính kỷ luật và sẽ thuần hơn. Chó của bạn là giống to và dữ hơn các loại khác nên chính mình sẽ phải kiên trì trong huấn luyện .

Một vài thủ thuật mong sẽ giúp ích cho bạn ít nhiều .



Hàng ngày hãy dành quĩ thời gian nhất định để luyện tập cùng chó , Trải lông , tắm rửa để tăng tính thân thiện giữa chủ và chó .
 

TaiVenh

Active Member
Tập thể dục với chú chó của bạn

Tại sao phải cho chú chó của bạn tập thể dục

Các bài tập là một yếu tố quan trọng trong việc giữ gìn sức khoẻ và tinh thần sảng khoái cho chú chó. Một chú chó khoẻ mạnh sẽ luôn lanh lợi, vui vẻ. Chúng sẽ ngủ ngon lành hơn, tích cực, hăng hái hơn và gặp ít các vấn đề liên quan đến xã hội hơn (thân thiện với cộng đồng hơn). Một chú chó khỏe mạnh cũng sẽ sống lâu hơn và có ít bệnh tật hơn. Các bài tập thường xuyên làm cho chú chó có cơ xương khỏe mạnh hơn, hệ tim mạch tốt hơn và trông lực lưỡng hơn.
Tập thể dục cùng chú chó cũng mang lại ích lợi tương tự cho bạn, trong cùng một khoảng thời gian!

Thiết lập bài tập hàng ngày

Chú chó rất thích những thói quen. Bài tập của bạn cần phải sửa đổi theo thời gian biểu của bạn và bạn phải cố gắng thực hiện nghiêm túc. Nếu thời tiết xấu, thay vì một bài tập đi bộ dài như mọi ngày, bài tập có thể thực hiện với một đoạn ngắn hơn, nhưng vẫn cần phải cố gắng tập đều. Nếu không, chú chó của bạn sẽ mất đi thói quen đó.

4 điểm mà KHÔNG PHÙ HỢP hoặc NGUY HIỂM đối với bài tập của chú chó

1. Cho chú chó chạy bộ, còn bạn đi xe, bất kể chú chó được xích hoặc chạy thoải mái không có xích.

2. Đi xe đạp và dắt chó bằng xích.

3. Trượt bằng ván trượt (skateboard) và dắt chó bằng xích.

4. Đi bằng xe trượt và buộc chú chó chạy sau xe (Roller-blading with your dog dragging behind you on a leash).

Mỗi bài tập chạy bộ cần tiến hành trong bao lâu?

2 lần, mỗi lần trong nửa giờ là đủ cho hầu hết các giống chó. Không bao giờ bắt các chú chó phải tập quá sức của chúng.

Ghi nhớ điều sau: sửa đổi chương trình tập luyện cho phù hợp với giống chó của bạn. Các giống chó nhỏ, chân ngắn nên tập chạy / đi bộ với các quãng đường ngắn hơn so với các giống chó to. Cũng lưu ý rằng các giống chó mũi ngắn như Bulldogs, Boxers và Pekingese, chúng thở khó hơn so với các giống chó khác, do đó bài tập cũng yêu cầu ngắn hơn, nhưng số lần cần tăng lên. Các giống chó chân dài cần phải có những lúc được chạy thẳng chân. Không bắt chó tập thể dục sau khi ăn.

Các chú chó luôn phải tập đi bộ trong xích. Ở nhiều thành phố, việc này đã được quy định thành luật do một nguyên nhân sau: việc thả rông chó có thể gây nguy hiểm cho người khác và chó của họ. Một chú chó thả rông có thể dễ bị thương do va chạm với xe cộ, có thể đi lang thang vào khu vực của con chó khác và có thể khiêu khích các con chó khác để đánh nhau, hoặc chú chó của bạn có thể xông vào và làm bị thương, hoặc cắn những đứa trẻ nhỏ và người già. Nên nhớ rằng những người của những nền văn hoá / khu vực / tôn giáo khác nhau có thể đối xử với chú chó theo những cách khác với cách của bạn. Họ có thể sợ những chú chó hoặc có các phản ứng tiêu cực do các nền văn hoá khác nhau. Một chú chó bị xích cho thấy rằng bạn đang kiểm soát chú chó và bạn biết cách giữ khoảng cách giữa chú chó của bạn và họ. Các chú chó không bị xích là những mối phiền hà với hàng xóm của bạn, có thể phá hỏng vườn hoa, cây cối. Có trách nhiệm trong việc quản lý chú chó tức là bạn đang chăm sóc và giữ an toàn cho chú chó của bạn cũng như cho cả cộng đồng.

Bắt đầu ra ngoài

Hãy cẩn thận, chú chó cũng giống như người, chú ta cần thời gian để làm quen với thời tiết vì thời tiết cũng có ảnh hưởng lớn đến các chú chó. Trước khi bắt đầu bài tập, bạn cần kiểm tra tình hình chung của chú chó. Đồng thời, đặc biệt chú ý đến lòng bàn chân của các chú chó. Việc kiểm tra thường xuyên phải được tiến hành khi cho các chú chó tập đi bộ, chạy trên các bề mặt có thể làm tổn thương bề mặt da, làm tổn thương bàn chân hoặc làm đau chân chú chó của bạn. (ví dụ: như đá sắc nhọn, đường nhiều sỏi hoặc vỉa hè nóng). Thường xuyên kiểm tra bàn chân của chúng khi đi bộ trên vỉa hè nóng và khi đi trên các bề mặt mấp mô. Trong điều kiện trời tuyết, cần kiểm tra xem băng có đóng giữa các ngón chân của chúng không. (cái này có vẻ cầu kỳ quá các bác nhỉ. Em thấy bọn chó ta, chó cỏ ở VN mình chạy vô tư trên đủ thứ bề mặt: mưa, trơn, đường nhựa nóng rẫy, đất đồi sỏi lạo xạo, nóng như lò than, đá tai mèo … cũng vẫn ngon lành như thường à)

Cần tiến hành bài tập một cách từ từ để tăng dần sức chịu đựng của chú chó. Việc này hết sức quan trọng với một chú chó đã trưởng thành, chó bị béo phì, quá cân và chó con. Các chú chó, theo bản năng sẽ cố gắng theo sát bạn trong các bài tập đi bộ, chạy… cho dù chúng có thể mệt mỏi quá sức. Sau mỗi lần chạy / đi bộ, hãy cho các chú chó có nước uống và bóng mát trong những ngày nóng, hoặc một chỗ ấm áp trong mùa đông.

Chạy cùng các chú chó

Nếu bạn muốn chạy cùng các chú chó, bạn cần chọn các giống chó có thể chạy trên một quãng đường dài. Phần lớn các giống chó là những kẻ chạy theo kiểu “chạy và dừng”, nghĩa là chúng chạy rất nhanh rồi dừng lại, đi chậm để nghỉ ngơi. Các giống chó thường phù hợp với việc đi bộ hơn là chạy.

Đối với các giống chó thích chạy, bạn cần lên kế hoạch và thực hiện nghiêm túc cho thời khoảng vài tuần để tăng sức chịu đựng của chú chó. Trong một bài tập 30 phút ngoài trời, cần có 5 phút đi bộ để khởi động, 20 phút chạy và 5 phút đi bộ thư giãn sau cùng
Bắt chó tập hoặc làm việc quá sức có thể ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của chúng. Hơi thở và dáng đi trở nên bất thường, dáng đi có thể lảo đảo. Hơi thở có thể bất ngờ dừng lại và chú chó có thể bị ngất.

Kiệt sức do nóng

Tập luyện trong những ngày nóng ẩm có thể làm chú chó của bạn kiệt sức vì nóng. Chó làm mát bằng cách thở mạnh. Nếu hơi thở không đủ làm mát cơ thể chúng, chúng sẽ kiệt sức và lả đi vì nóng.

Kiệt sức do nóng diễn ra khi chú chó bị phơi ngoài nắng quá lâu, hoặc khi độ ẩm đạt đến mức mà những chú chó không thể duy trì thân nhiệt của chúng. Kiệt sức do nóng có thể gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được chữa chạy kịp thời.
Các dấu hiệu của hiện tượng kiệt sức do nóng bao gồm: thở dốc, hơi thở nóng rực, bọt mép sùi ra, dáng vẻ mệt mỏi, đi lại không vững chắc, bắt thịt co giật. Nếu sức nóng tăng thêm hoặc chó không được nghỉ ngơi, các chú chó có thể bị nôn mửa, tiêu chảy, co giật hoặc đột quỵ tại chỗ.

Điều trị cho các chú chó bị kiệt sức vì nóng
- Mang chú chó vào chỗ râm mát.

- Xoa nước lên đầu, cổ, ngực và quạt cho chú chó bằng bìa các-tông hoặc vải để nước bay hơi. Nước bay hơi sẽ làm hạ thân nhiệt của chú chó. Không dùng đã để làm mát vì đá có thể làm co thắt mạch máu và không có tác dụng điều hoà thân nhiệt cho bọn chó. Cũng không nên chĩa quạt mạnh thổi thẳng vào người chúng.

- Cho chú chó uống một chút nước mát – chỉ một chút thôi. Chú chó có thể bị nôn mửa nếu uống quá nhanh. Có thể thay bằng cách cho chú chó liếm một cục đá hoặc kem.

- Mang chú chó đến bác sỹ thú y để điều trị.

Các điều mà người nuôi chó cần biết

Vì lý do nhân đạo, tại một số bang ở Canada, luật pháp không cho phép người nuôi chó được xích chó cả ngày. Chó cần được thả xích một khoảng thời gian nhất định trong ngày.

Hãy giữ chú chó của bạn trong xích trong suốt buổi tập đi bộ, trừ khi bạn đến những khu vực được phép thả chó chạy rông. Nhưng cần phải chắc chắn rằng chú chó của bạn đã có đăng ký số và được cấp giấy phép.

Bạn phải có trách nhiệm với các hành động của chú chó của bạn. Phần lớn chó thường cắn trẻ em dưới 10 tuổi. Một chú chó được cho làm quen với cộng đồng (socialized), hoặc bị triệt sản sẽ ít khi cắn người hơn.

Dạy bọn trẻ cách tiếp xúc với những chú chó một cách an toàn. Các nguyên tắc sau cần phải được chú ý:

1. Yêu cầu bọn trẻ chỉ chơi với chó khi được phép – cho chúng biết rằng không phải tất cả các con chó đều thân thiện với chúng!

2. Bọn trẻ cần cho phép chú chó hít ngửi tay chúng trước, đây là bước chuẩn bị cho việc tiếp xúc giữa chú chó và bọn trẻ.

3. Hướng dẫn bọn trẻ vuốt ve chú chó bắt đầu từ cằm và cổ, nếu chú chó thích thú, bọn trẻ có thể vuốt ve lên lưng, đầu của chú chó.

from: http://www.spca.bc.ca/animalissues/exercising.asp
(SPCA: Society for the Prevention of Cruelty to Animals – Vancouver / Canada. Người sưu tầm, biên dịch: soi_lua)
 

TaiVenh

Active Member
Chào các bạn !

Rất cám ơn tín nhiệm của Sói lửa về chuyên môn hạn hẹp của mình. Về vấn đề này mình có thể trả lời bạn và sẽ viết một bài chi tiết hơn vì hiện nay sự hiểu biết về vận động, huấn luyện đúng cách còn rất mơ hồ đối với nhiều người .

Chúng ta nuôi chó thì hãy hiểu đặc thù của chó là động vật hoang dã được thuần hóa nên nó rất cần vận động đầy đủ ngoài dinh dưỡng ra .

1. Đối với chó nhỏ chỉ cần cho vận động 30 đến 45 phút một ngày là đủ và được chia làm nhiều lần mỗi lần một ít .

2. Đối với chó đang và đã trưởng thành thì nhu cầu cao hơn cần vận động ít nhất 3 lần một tuần và mỗi lần 45 đến 90 phút là đủ .

Vận động ở đây không có nghĩa bắt buộc phải chạy mà bằng nhiều cách khác nhau . Sau khi ăn sau 2 giờ mới được cho vận động nặng . Tranh thủ lúc thu bát ăn cho chó thả chạy tự do một chút sẽ tốt cho chó .

Mời các bạn xem vài hình ảnh vận động của chó. (HLV HungHanoi)


Ngay cả lúc nằm nghỉ cũng phải chỉnh tư thế nằm sao cho đep và là tập luôn tính kỷ luật cho chó.

Vì chó còn nhỏ nên chỉ tập một lát rồi cho nghỉ , sau tập tiếp để đủ sức và ham tập.

Tập cho chó tấn công chỉ cần 15 phút là biết tay nhau ngay!

Cho chó cắn giẻ và giằng co theo lực của chó chứ không phải lực của mình.

Tập với chó GSD 3,5 tháng tuổi của Hunghanoi . Trước khi cho cắn cần kích thích chó hưng phấn và vận động toàn thân và vồ mồi
 

TaiVenh

Active Member
Hỏi: Anh hunghanoi cho em hỏi thêm:

Trước kia em cũng hay cho con chó ở nhà của em tập trò kéo co, cắn dây ... như anh mô tả ở trên => hôm trước em thấy trong bài 101 điều cần biết khi huấn luyện chó người ta có nói như sau:

- Cho chó chơi những trò cắn xé, kéo co như vậy chúng sẽ thích cắn những đồ vật trong nhà (như quần áo phơi trên dây, đồ dùng trong nhà ...) => em thấy rất đúng đối với 1 tật xấu của con chó nhà em.

Anh cho em hỏi cách sửa tật xấu này như thế nào? Vì khi có người ở đó thì nó không cắn, nhưng ko có người thì không có gì chắc chắn được cả. (Soi_lua)
 

TaiVenh

Active Member
Trả lời: Chào bạn soi_lua!

Đặc điểm của tất cả các con chó con và các con chó chưa trưởng thành là thích gặm đồ , cắn xé các đồ vật cho đỡ ngứa lợi vì đang ở thời kỳ thay răng , hoàn thiện tính cách . Vào thời kỳ này chủ chó hết sức lưu ý trong chăm sóc và dinh dưỡng cho phù hợp từng tháng tuổi của chó . Như bạn thấy đồ tập cho chó như khăn , quả bóng v.v đều phải là màu sắc để gây sự chú ý của chó vì chó quan sát bằng mắt (Những đồ càng bắt mắt càng hiệu quả khi sử dụng ).

Chó bé khi chủ đi vắng phải nhốt vào chuồng hoặc xích lại để tránh phá phách và gặm đồ bậy bạ . Vì chó nho nên sự trừng phạt khi có lỗi phải nhẹ nhàng và phải lựa không sẽ dẫn đến tính trạng cho sẽ sợ sệt và nhút nhát , hệ quả xấu cho sau này . Chó nhỡ khi đi vắng cho một cục xương bò dạng xương ống để gặp cả ngày tốt cho luyện răng và tránh gặm chuồng phá phách đồ vật .

Khi chó có tật phá phách thì phải kiên trì luyện tập bằng cách sau :

1. Khi chó phá phách thì lập tức cuốn tờ báo lại đánh vào mõm chó quát: "Không"

2. Chuẩn bị một ống bơ sữa bò khi chó gặm đồ thì ném lại phía chó quát: "Không" (Tiếng kêu của ống bơ sẽ làm chó sợ )

Xin lưu ý bạn một điều rằng khi nuôi chó thì phải từng thời kỳ phát triển tâm sinh lý mà huấn luyện (Giống như người qua các thời kỳ thơ ấu , dậy thì , truởng thành .. ) những dụng cụ hỗ trợ luyện tập cho chó lúc bé và trưởng thành là cực kỳ quan trọng cho sự phát triển thể chất , trí tuệ và kỷ luật. Không có con chó nào không dạy dỗ mà làm được những gì mình muốn. Có những điều ngoài mong muốn thì tự ta phải điều chỉnh cho phù hợp .

Hy vọng một vài kinh nghiệm mong rằng sẽ giúp bạn ít nhiều trong nuôi dưỡng con vật ,mà mình yêu thích. (HLV HungHN)




Các loại dụng cụ đều tốt cho chó khi luyện tập. Phù hợp với sự phát triển



Hãy dành thời gian luyện tập cho chó từ nhỏ



Sự luyện tập bao giờ cũng luôn tốt cho chó trong mọi lứa tuổi và các giống chó .



Sự giằng kéo hợp lý sẽ kích thích sự vận động và phát triển toàn thân cho chó .



Vợ con Hunghanoi dùng quả bóng tròn tập cho chó cắn và vui chơi



Dùng khăn có màu sắc kích thích sự chú ý của chó con khi luyện tập .
 

TaiVenh

Active Member
Chó được mấy tuổi thì bắt đầu dạy được?

Hỏi:

Em đang nuôi 01 chú Berger cái khoảng 05 tháng tuổi, xin các anh chị cho biết mấy tháng tuổi thì cho đến trường huấn luyện được. Vì gần nhà em có trường dậy chó, em có tới hỏi họ bảo đi học được rồi, nếu cho đi học thì sáng có người tới đón trưa trả về, do chưa có kinh nghiệm nên em xin các anh chị chỉ bảo là cho nó đi học được chưa? (sonxin).


Trả lời:

Sonxin, chào bạn !

Chó bắt đầu từ 3,5 tháng tuổi ta có thể huấn luyện các bài tập đơn giản vừa tập vừa chơi như vứt quả bóng nhỏ cho đi nhặt hoặc đuổi bắt . Tập ngồi tập , nằm trong khi dạo chơi sẽ làm cho chó ham vật và vâng lời từ nhỏ .

Chó 5 tháng tuổi vẫn còn non không tập được các bài thể lực nặng ở trường huấn luyện. Sau 8 tháng đến 1 năm tuổi nếu chó phát triển thể lực tốt thì có thể đưa vào trường huấn luyện chuyên nghiệp . Trong thời gian huấn luyện bạn chịu khó quan sát và học thuộc các hiệu lệnh của HLV để về nhà thường nhắc lại .

Thời hạn huấn luyện ở trung tâm là cơ bản , nhưng hàng tuần bạn phải dành thời gian luyện tập cho chó của mình mới đạt hiểu quả tốt .

Các bạn lưu ý rằng chó càng tập từ lúc nhỏ sẽ phát triển toàn diện về thể lực , tố chất thông minh và sau này huấn luyện các bài khó rất đơn giản và nhanh tiếp thu .

Mỗi ngày nên dành 30 đến 40 phút vừa chơi vừa luyện tập nhẹ. Chó sẽ tiêu hóa thức ăn và ham vật khi chơi đùa .

Sau đầy là một số hình ảnh con chó 2 tháng tuổi của mình :


Chúc bạn thành công. (HLV HungHN)




Hàng ngày cho chó chạy chơi và luyện tập




Tập cắn.



Tập cho chó cắn khăn mỏng, mềm để tăng khả năng ham giữ đồ vật .
 

TaiVenh

Active Member
Cách Ghép đàn Chó,mèo Sơ Sinh...

Tác giả: BS GreenvetHN

Ghép đàn chó, mèo sơ sinh là đưa chó,mèo con của đàn khác nhập với đàn có mẹ và con ruột. Việc này cần thiết khi có trục trặc như: Mẹ ốm,chết ,mất tích hoặc đẻ quá nhiều con không nuôi xuể. Những con này gọi là"con nuôi"nhập chung đàn với "con đẻ" để cho một mẹ nuôi.

1. Điều kiện để ghép đàn:

-Con nuôi và con đẻ đều phải khoẻ mạnh.
-Ngày tuổi không quá chênh lệch nhau.
-Không quá khác nhau về giống: Mẹ nhỏ nuôi con to như Mẹ Chihuahua nuôi con boxer hoặc GSD...
-Phải hiểu đặc điểm riêng của chó mẹ:tính tình,nuôi khéo hay vụng,lượn và chất của sữa mẹ có tốt không...

2. Cách ghép đàn:

-Cách ly mẹ đẻ và con đẻ khoảng 2-3 giờ.
-Cho tiếp xúc con nuôi và con đẻ trong thời gian cách ly nói trên.
-Lấy bông khô,sạch thấm nước tiểu và phân của con đẻ bôi vào toàn thân ,đặc biệt là hậu môn,đuôi của con nuôi.
-Trộn lẫn rồi thả vào đúng vị trí cũ của ổ chó.
-Nhẹ nhàng đưa chó mẹ về ổ,quan sát thái độ của chó mẹ.Chó mẹ không thể "đếm" số chó con của mình,nhưng sẽ kiểm tra chó lạ bằng cách ngửi hậu môn và liếm lỗ tiểu chó con.Nếu tất cả đều bú là đã ghép đàn thành công.

3. Xin lưu ý:

-Ghép chó khó hơn ghép mèo vì chó ngửi mùi , phát hiện được chó con lạ có thể cắn chết ngay.
-Nơi ghép đàn phải yên tĩnh,không cho nhiều người lạ xem.
-Không ghép thêm quá nhiều con,mẹ nuôi không xuể sẽ chết tất cả đàn.
-Lưu ý bệnh sốt gíật can-xi huyết cả chó và mèo.Chó thường hay bị hơn.
-Chăm sóc,dinh dưỡng đủ chất cho mẹ nuôi thêm con ghép đàn.

Tất nhiên khi có vài ổ chó cùng đẻ nuôi tại một nhà có nhiện tượng bú"lẫn lộn"giữa các đàn thì không gọi là "Ghép đàn",vì các con chó mẹ đã quen thân nhau rồi.Thậm chí "cháu bú bà,chị bú em" là chuyện bình thường.



Trong các đứa con, có đứa nào "lạ" không?
 

TaiVenh

Active Member
Huấn Luyện Chó Bỏ Thói Hư Tật Xấu.

HUẤN LUYỆN CHÓ BỎ THÓI HƯ TẬT XẤU.

Theo thống kê thì chỉ có chừng 10% trong tổng số các loại chó là có thói hư tật xấu:cắn xé Salon, Nệm, Yên xe, Giầy dép, bới vườn hoa, phá cây kiểng, chồm hai chân lên người chủ, sủa inh ỏi cả ngày, chó tru, chó hú....

Trên nguyên tắc huấn luyện là làm sao để con chó biết sợ, không dám đến gần nơi mà nó vẫn từng quậy phá, hoặc làm cho nó hoảng sợ phải bỏ tật xấu đi. Chất liệu đế huấn luyện gồm hợp chất cay: dầu nóng, ớt bột, tiêu bột, trộn lẫn với nhau rồi bỏ trong cái lọ có nắp để xử dụng nhiều lần.

BÀI SỐ 1: HUẤN LUYỆN TRONG NHÀ: lấy hổn hợp cay bôi lên yên xe, nệm, salon, giầy dép, rồi dắt con chó tới, ấn mũi nó vô, ngày 2 lần. Chó bị cay, mặt nhăn nhó, hắt hơi, chảy nước mũi, cắn sủa vì bực tức, rất khó chịu và hoảng sợ, sẽ không dám tới gần nữa. Làm liên tục chừng hai, ba ngày là có kết quả, cứ kéo nó đến và ấn mũi nó vô.

BÀI SỐ 2: HUẤN LUYỆN NGOÀI TRỜI: lấy hỗn hợp cay, thấm vô 8 miếng bông gòn, để rải rác trên vườn hoa, câykiểng, dắt con chó tới, ấn mủi nó vô miếng bông gòn có hợp chất cay, ngày 2 lần, và cứ để những miếng bông gòn này lại, tạo sự sợ hãi về thị giác của chó.

BÀI SỐ 3: HUẤN LUYỆN CHÓ KHÔNG DÁM NHẨY CHỒM LÊN ÔM CHỦ, khi ta đi đâu về, ta lấy hợp chất cay thoa vô lòng bàn tay, con chó chạy đến, nhẩy chồm lên ôm quần áo ta, hãy lấy bàn tay có chất cay, thoa vào mũi nó, chừng 5 lần là có kết quả như trên.

BÀI SỐ 4: HUẤN LUYỆN CHÓ BỎ TẬT SỦA HOẶC TRU GHÊ RỢN:Ta phải rình, không cho nó thấy, tạt một xô nước từ trên cao cho nó hoảng sợ, làm nhiều lần, nó thất kinh sẽ từ bỏ tật xấu. Các bài học này phải tập nhiều lần để cho chó nhớ.

TRƯỜNG HUẤN LUYỆN CHÓ VŨ HÙNG, ĐT:<08>9804073-0903827477
 

TaiVenh

Active Member
Huấn luyện chó mang đồ vật cho chủ.

Huấn luyện chó mang đồ vật cho chủ.


Tác giả : Hùng Hànội


Bản thân tôi có thể nói đây là bài tập khó nhất trong các bài tập cho chó (Trừ bài ngửi hơi , tìm ma túy và chất nổ vì các bài này cần các huấn luyện chuyên sâu ).

Để huấn luyện chó mang lại đồ cho chủ thì có nhiều phương pháp ,tùy mọi người áp dụng . Ở đây tôi chỉ dẫn cái chung và kinh nghiệm cá nhân đã từng huấn luyện. Hãy hiểu một cách chính xác là gần như các con chó đều chạy theo tât cả đồ vật mà ta vứt ra , đấy là phản xạ tự nhiên mà . Đôi khi cá biệt có con còn cắp lại cho chủ của mình nữa, nhưng đó là phản xạ không điều kiện không được bền .

Đầu tiên chủ chó cần chuẩn bị dây dẫn chó dài khoảng 10 m, một đồ vật hình như cái chày giã cua để cho gặp vào (Sau 4 tháng có thể huấn luyện được và độ nặng của đồ vật vừa phải với vóng dáng cân nặng của chó, nếu nặng quá nó sẽ bỏ).

Chuẩn bị đồ thưởng bằng thịt rán thơm để khô và cắt nhỏ ra để lam phần thưởng . Chú ý các bài tập đều phải tập lúc đói mới có tác dụng, nếu no chó sẽ không còn hứng đối với phần thưởng nữa .

Để chó ngồi bên cạnh chân trái của mình, tay trái cầm dây khoảng cách ngắn. Sau đó đưa đồ vật muốn vứt cho chó nhìn và dùng khẩu lệnh "Nhìn" nói với chó .Sau 5 giây bắt đầu vứt ra xa khoảng 7, 8m . Đợi khoảng một tí hô khẩu lệnh "Nhặt lấy", đồng thời nhả dây ra cho chó chạy (Lưu ý nhả nhanh theo tốc độ chó chạy, không được chậm trễ ) .

Sau khi chó chó tìm được chỗ gặm vào đồ vật , lập tức hô khẩu lệnh "Lại đây", đồng thời thu dây theo đà chó chạy. Nếu chó chạy đi hướng khác (mà đa phần là vậy vì chó vốn hiếu động) thì lập tức thu dây và hô khẩu lệnh .

Khi chó đến trứớc mặt chủ đừng vội cầm ngay mà hãy ra khẩu lệnh ngồi , lúc chó ngồi mặt hứong lên mặt chủ bạn ra khẩu lệnh "Đưa" và lập tức cầm lấy . Sau đó thưởng cho ăn, đồng thời vuốt ve, ôm lấy chó noi rằng "Mày giỏi lắm, ngoan lắm".

Bài tâp được lặp lại vài lần rồi thôi vì nó sẽ chóng chán. Bài tập sẽ được tập tiếp vào những lần sau và càng ngày ném càng xa hơn. Chó đến khi chó đã thuần thục thì có thể bỏ dây được , và chó có thể cắp về cho chủ .

Xịn lưu ý :

Tập bài tập này môi trừơng xung quanh phải tĩnh, nếu không chó sẽ phân tâm không thể hoc đuợc. Sau này khi chó hình thành phản xạ có điều kiện thì giảm bớt phần thưởng bằng thức ăn, thay bằng xoa đầu khen "Giỏi" là đủ.




 

TaiVenh

Active Member
Huấn luyện với dây dắt.

PHƯƠNG PHÁP HUẤN LUYỆN CHÓ

Hùng Hà nội

Chó con từ 3 tháng tuổi trở ra đã bắt đầu huấn luyện những bài tập đơn giản và phù hợp với thể trạng , sự phát triển cơ thể. Từ trước đến nay những người nuôi chó thường nghĩ khi chó trưởng thành mới bát đầu huấn luyện . Nhưng thực tế chúng ta đã phải huấn luyện từ khi chó còn nhỏ , và các bài tập luôn được nhắc lại thừờng xuyên , hệ thống.

1.Tập chó làm quen với dây dắt :

Khi đưa chó đi chơi hoặc đi dạo thì người chủ phải đeo cho chó vòng đeo cổ và mang theo dây dắt chó dài khoảng hai mét và mang theo thức ăn khô , bé làm phần thưởng cho chó khi hoàn thành mệnh lệnh của chủ. Khi đưa chó từ chuồng ra hãy cho chó chạy tự do khoảng 15 phút ( Chó sẽ đi đái hoặc vệ sinh vào luc này ).

Sau đó bắt đầu dùng dây dắt chó đi bên mình với khoảng cách và tốc độ nhất định . Mới đầu chó chưa quen sẽ giằng dây (Bản năng của chó là hoang dã ) .Chủ chó sẽ nhẹ nhàng giằng dây nhưng cương quyết và dung khẩu lệnh "Đi" nếu chó chịu đi thì khen "ngoan" và thưởng mẩu bánh.

Khi đang đi chủ chó sẽ ra lệnh "Dừng" và đồng thời ghìm dây lại với khoảng cách gần. Nếu chó làm tốt sẽ xoa đâu và khen "Giỏi", thưởng mẩu bánh cho chó .

Chú ý : Bài tập mới đầu chỉ khoảng 15 hoặc 20 phút thôi vì không quen chó sẽ chán. Bài tập tăng dần lên thời gian chú y cảm nhận của chó khi nghe lệnh. Chó nao ban đầu khó dạy thi thường sau này sẽ rất thông minh. người huấn luyện luôn ý thức phải kiên trì và bình tĩnh thì mới đạt kêt quả như ý. (Tuyệt đối không được đánh chó vì sẽ làm cho hoảng sợ và nhút nhát) Có thể mang theo tờ báo cuộn lại khi chó không nghe lời thì nghiêm mặt và đánh nhẹ vào mông chó tỏ ý không hài lòng.

Tập như vậy thường xuyên và liên tục sau vài tuần chó sẽ quen và nghe lệnh sau này trưởng thành sẽ làm cho chủ chó đỡ khó sử khi đi dạo và những phiền phức gây ra.

2. Tập cho chó sủa và biết im lặng khi có lệnh :

Bản năng tự nhiên của chó là sủa khi có người lạ hoặc điều gi bất thường nhưng cá biệt có con chó ít sủa và họa hoằn lắm mới sủa. Công việc hàng ngày khi cho ăn vào bữa thì chủ mang thức ăn đến chuồng chó sẽ nhẩy cẫng lên vì đói lúc đó chủ chó ra lệnh "Sủa" lúc đó do sự kích thích của thức ăn chó sẽ sủa lên (Dù chó to hay nhỏ sẽ đều sủa ) và luc đó chủ chó hô "giỏi" đồng thời hô "Thôi" sau đó đưa thức ăn vào cho ăn .
Tập đi tập lại vào bữa ăn chó sẽ nhanh quen với lệnh của chủ chó mà không tốn quá nhiều công .

Chú ý : Các bữa ăn của chó nhỏ đèu phải loãng như cháo và cách nhau hợp lý để chó còn kịp tiêu hóa nếu không sẽ sinh bội thực thức ăn rất nguy hiểm.




 

dangha_57

Member
Dạy chó tập bơi

Ngay từ khi chó còn nhỏ ,bạn tắm cho chó trong chậu nước(hoặc bể).Vừa tắm cho chó vừa đổ (hoặc bơm) nước vào chậu; mỗi lần tắm ta tăng dần mực nước cho đến khi nước ngập, chó bắt buộc phải bơi mà chó không sợ gì cả. Sau đó ta thực hành tập chó ở những nơi có mực nước sâu dần ngoài thực tế. Kết hơp với động tác tha, tìm đồ vật ;ta vứt đồ vật xuống nước sâu chó sẽ bơi ra nhặt mà không hề do dự và sợ hãi. Chúc các bạn áp dụng thành công
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top