hchungkt80
Dịch giả Vietpet
Trong vòng một tháng, hơn chục con cá sấu bị bắt trên một đoạn ngắn của sông Ba Lai, tỉnh Bến Tre. Dù cá bị bắt nhiều nhưng người dân vẫn còn hoang mang vì thỉnh thoảng, cá sấu lại xuất hiện dưới sông.
Anh Tùng (ấp Tân Thành, xã Tân Mỹ, huyện Ba Tri) kể, một ngày giữa tháng 3/2010, lúc cống Vàm Hồ đang xả nước thì ông Mười Yêm (ấp 5, Châu Bình, Giồng Trôm) chuyên làm nghề chài lưới dọc sông Ba Lai phát hiện một con cá sấu nặng chừng 10 kg nằm chình ình trên bãi sông gần cống. Ông Yêm dùng cây chĩa sắt đâm vào lưng con cá sấu nhưng không thủng, làm nó giật mình chạy qua cửa cống, lội tuốt vào sông Sao, trốn mất.
Chỉ vài ngày sau con cá sấu này xuất hiện, rượt táp vịt của người dân thả nuôi trên sông, khiến nhiều người hú vía nhưng không cách nào bắt được.
Đoạn sông này (gần cống Vàm Hồ), ngư dân nhiều lần nhìn thấy cá sấu xuất hiện
Gặp ông Yêm, ông kể thêm: “Một ngày đầu tháng 4 vừa rồi, trong một buổi đi chài đêm dọc sông Ba Lai, tôi phát hiện một con sấu bị mắc lưới đăng ven bờ ở gần bến phà Tân Mỹ qua Bình Đại, bèn quăng chài chụp bắt. Quần nhau với con sấu hơn một tiếng đồng hồ thì nó thúc thủ, cân nặng 17 kg, bán được giá 70.000 đồng/kg”.
Cũng trong thời gian này anh Nguyễn Văn Tèo ở ấp Tân Quý bắt được hai con cá sấu lọt vào lưới đăng mé, mỗi con nặng hơn 10 kg.
Theo ông Phạm Quốc Thắng, Chủ tịch UBND xã Tân Mỹ, từ tháng 3/2010 đến nay, người dân làm nghề chài lưới, ghe cào trong xã đã bắt được 4 con cá sấu, con nào cũng nặng hơn 10 kg, trong khi ngư dân phía Thạnh Trị, Bình Đại cũng cho biết họ cũng bắt được 7 con cá sấu.
Gần đây nhất ông Trần Anh Hoàng, Nguyễn Văn Lo và nhiều ngư dân còn phát hiện một con sấu dài gần 1,5m ở đoạn sông phía ngoài cống Vàm Hồ và một con khác nặng khoảng 40 kg ở khu vực rừng bần sát bên cống Ba Lai.
Ông Hoàng cho biết có nhiều buổi sáng, khi nước ròng, ông hay thấy con cá sấu thật lớn nằm chình ình trên bãi bồi sát bên rừng bần, khi thấy ghe cào lại gần, con cá vọt xuống sông lặn mất tiêu. Nhiều người dùng lưới, đăng đón lõng nhưng chưa bắt được.
Hoang mang vì cá sấu
Cá sấu xuất hiện nhiều trên đoạn sông Ba Lai thuộc các xã Tân Mỹ, Tân Xuân đang làm người dân cực kỳ hoang mang, lo lắng. Ông Tư Ngạnh, chuyên nghề đặt lú bắt tôm cá trên sông Sao, cho biết từ khi phát hiện con sấu rượt táp vịt, gần 20 ngày qua gia đình ông treo lú vì không ai dám lội xuống nước.
Bà Bùi Thị Huệ ở ấp Tân Quý thi nói rằng hiện nay đang mùa thu hoạch hến nhưng các bà, các cô không ai dám lội xuống sông. “Trước đây mỗi đêm mò bắt hến thu nhập chừng 50.000 - 60.000 đồng. Nhưng bây giờ ai nấy thà kiếm chuyện khác đi làm thuê, ban đêm ngâm mình dưới sông lỡ bị cá sấu táp thì... bỏ mạng”, bà Huệ nói.
Theo ông Giã Văn Cường, Bí thư Đảng ủy xã Tân Mỹ, những ngày gần đây người dân sinh sống dọc theo sông Sao, cống Vàm Hồ và sông Ba Lai không ai dám xuống sông tắm giặt, đặc biệt là ban đêm. Trong khi đó những người làm nghề chài lưới, ghe cào trên sông thì luôn thủ sẵn cây chĩa, dao mác đề phòng cá sấu tấn công.
Ngày 14/4, ông Trần Quốc Khánh, Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Ba Tri, cho biết đến nay vẫn chưa thể xác định cá sấu từ đâu đến, tại sao xuất hiện nhiều trên sông Ba Lai. “Toàn huyện chỉ có hai trại nuôi cá sấu với quy mô 3.000 con ở xã Tân Thủy, cách sông Ba Lai rất xa, nên nếu có xổng chuồng thì cũng không thể ra đến sông Ba Lai”, ông Khánh khẳng định. Cũng như vậy, ông Nguyễn Văn Đoàn, chi cục trưởng chi cục Kiểm lâm tỉnh Bến Tre, cho biết ngành kiểm lâm cũng chưa thể xác định cá sấu xuất hiện trên sông Ba Lai xuất phát từ nguồn nào.
Theo ông Huỳnh Văn Rỉ, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Mỹ, nhiều khả năng cá sấu ở sông Ba Lai có nguồn gốc từ những vụ cá sấu bị xổng chuồng ở huyện Châu Thành và huyện Bình Đại. Tuy nhiên các ngư dân hành nghề chài lưới trên sông Ba Lai thì có lý giải khác. Họ cho rằng trước đây trên sông Ba Lai không hề có cá sấu, nhưng từ khi ngành kiểm lâm đưa cơ giới đào kênh chống cháy trong khu rừng thuộc sân chim Vàm Hồ thì trên sông xuất hiện nhiều cá sấu.
Hiện tại, ngành kiểm lâm Bến Tre chỉ có thể khuyến cáo người dân sinh sống dọc sông Ba Lai thuộc các huyện Bình Đại, Ba Tri, Giồng Trôm hạn chế tắm sông và hết sức cảnh giác đề phòng cá sấu tấn công. Trong khi đó ông Phạm Quốc Thắng cho biết UBND xã Tân Mỹ đã được phép sử dụng vũ khí quân dụng để tiêu diệt cá sấu lớn ở khu rừng bần sát cống Ba Lai.
Theo Hùng Anh
Sài Gòn tiếp thị
Anh Tùng (ấp Tân Thành, xã Tân Mỹ, huyện Ba Tri) kể, một ngày giữa tháng 3/2010, lúc cống Vàm Hồ đang xả nước thì ông Mười Yêm (ấp 5, Châu Bình, Giồng Trôm) chuyên làm nghề chài lưới dọc sông Ba Lai phát hiện một con cá sấu nặng chừng 10 kg nằm chình ình trên bãi sông gần cống. Ông Yêm dùng cây chĩa sắt đâm vào lưng con cá sấu nhưng không thủng, làm nó giật mình chạy qua cửa cống, lội tuốt vào sông Sao, trốn mất.
Chỉ vài ngày sau con cá sấu này xuất hiện, rượt táp vịt của người dân thả nuôi trên sông, khiến nhiều người hú vía nhưng không cách nào bắt được.
Đoạn sông này (gần cống Vàm Hồ), ngư dân nhiều lần nhìn thấy cá sấu xuất hiện
Gặp ông Yêm, ông kể thêm: “Một ngày đầu tháng 4 vừa rồi, trong một buổi đi chài đêm dọc sông Ba Lai, tôi phát hiện một con sấu bị mắc lưới đăng ven bờ ở gần bến phà Tân Mỹ qua Bình Đại, bèn quăng chài chụp bắt. Quần nhau với con sấu hơn một tiếng đồng hồ thì nó thúc thủ, cân nặng 17 kg, bán được giá 70.000 đồng/kg”.
Cũng trong thời gian này anh Nguyễn Văn Tèo ở ấp Tân Quý bắt được hai con cá sấu lọt vào lưới đăng mé, mỗi con nặng hơn 10 kg.
Theo ông Phạm Quốc Thắng, Chủ tịch UBND xã Tân Mỹ, từ tháng 3/2010 đến nay, người dân làm nghề chài lưới, ghe cào trong xã đã bắt được 4 con cá sấu, con nào cũng nặng hơn 10 kg, trong khi ngư dân phía Thạnh Trị, Bình Đại cũng cho biết họ cũng bắt được 7 con cá sấu.
Gần đây nhất ông Trần Anh Hoàng, Nguyễn Văn Lo và nhiều ngư dân còn phát hiện một con sấu dài gần 1,5m ở đoạn sông phía ngoài cống Vàm Hồ và một con khác nặng khoảng 40 kg ở khu vực rừng bần sát bên cống Ba Lai.
Ông Hoàng cho biết có nhiều buổi sáng, khi nước ròng, ông hay thấy con cá sấu thật lớn nằm chình ình trên bãi bồi sát bên rừng bần, khi thấy ghe cào lại gần, con cá vọt xuống sông lặn mất tiêu. Nhiều người dùng lưới, đăng đón lõng nhưng chưa bắt được.
Hoang mang vì cá sấu
Cá sấu xuất hiện nhiều trên đoạn sông Ba Lai thuộc các xã Tân Mỹ, Tân Xuân đang làm người dân cực kỳ hoang mang, lo lắng. Ông Tư Ngạnh, chuyên nghề đặt lú bắt tôm cá trên sông Sao, cho biết từ khi phát hiện con sấu rượt táp vịt, gần 20 ngày qua gia đình ông treo lú vì không ai dám lội xuống nước.
Bà Bùi Thị Huệ ở ấp Tân Quý thi nói rằng hiện nay đang mùa thu hoạch hến nhưng các bà, các cô không ai dám lội xuống sông. “Trước đây mỗi đêm mò bắt hến thu nhập chừng 50.000 - 60.000 đồng. Nhưng bây giờ ai nấy thà kiếm chuyện khác đi làm thuê, ban đêm ngâm mình dưới sông lỡ bị cá sấu táp thì... bỏ mạng”, bà Huệ nói.
Theo ông Giã Văn Cường, Bí thư Đảng ủy xã Tân Mỹ, những ngày gần đây người dân sinh sống dọc theo sông Sao, cống Vàm Hồ và sông Ba Lai không ai dám xuống sông tắm giặt, đặc biệt là ban đêm. Trong khi đó những người làm nghề chài lưới, ghe cào trên sông thì luôn thủ sẵn cây chĩa, dao mác đề phòng cá sấu tấn công.
Ngày 14/4, ông Trần Quốc Khánh, Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Ba Tri, cho biết đến nay vẫn chưa thể xác định cá sấu từ đâu đến, tại sao xuất hiện nhiều trên sông Ba Lai. “Toàn huyện chỉ có hai trại nuôi cá sấu với quy mô 3.000 con ở xã Tân Thủy, cách sông Ba Lai rất xa, nên nếu có xổng chuồng thì cũng không thể ra đến sông Ba Lai”, ông Khánh khẳng định. Cũng như vậy, ông Nguyễn Văn Đoàn, chi cục trưởng chi cục Kiểm lâm tỉnh Bến Tre, cho biết ngành kiểm lâm cũng chưa thể xác định cá sấu xuất hiện trên sông Ba Lai xuất phát từ nguồn nào.
Theo ông Huỳnh Văn Rỉ, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Mỹ, nhiều khả năng cá sấu ở sông Ba Lai có nguồn gốc từ những vụ cá sấu bị xổng chuồng ở huyện Châu Thành và huyện Bình Đại. Tuy nhiên các ngư dân hành nghề chài lưới trên sông Ba Lai thì có lý giải khác. Họ cho rằng trước đây trên sông Ba Lai không hề có cá sấu, nhưng từ khi ngành kiểm lâm đưa cơ giới đào kênh chống cháy trong khu rừng thuộc sân chim Vàm Hồ thì trên sông xuất hiện nhiều cá sấu.
Hiện tại, ngành kiểm lâm Bến Tre chỉ có thể khuyến cáo người dân sinh sống dọc sông Ba Lai thuộc các huyện Bình Đại, Ba Tri, Giồng Trôm hạn chế tắm sông và hết sức cảnh giác đề phòng cá sấu tấn công. Trong khi đó ông Phạm Quốc Thắng cho biết UBND xã Tân Mỹ đã được phép sử dụng vũ khí quân dụng để tiêu diệt cá sấu lớn ở khu rừng bần sát cống Ba Lai.
Theo Hùng Anh
Sài Gòn tiếp thị