hchungkt80
Dịch giả Vietpet
(The Gioi Moi Online, 13/02/2009) - Hoa Kỳ- Cộng đồng di dân Tây Phi Châu ở thành phố New York ngày càng đông đảo, nhu cầu thịt rừng gia tăng, nhưng bị Hoa Kỳ cấm nhập cảng. Theo Trung tâm Kiểm Soát và Ngăn ngừa Tật bệnh gọi tắt là CDC, thịt bushmeat thường được hiểu là thịt khỉ, nhưng sau đó nói lên mọi loại thịt của động vật sống trong bụi cây hay trong rừng.
Thịt rừng Phi Châu bị cấm bán ở Hoa Kỳ vì dùng các loại thịt này có nguy hiểm sẽ bị nhiễm vi khuẩn HIV, sốt xuyết huyết Ebola, hay nhiều chứng bệnh nguy hiểm khác, có thể đưa tới bệnh dịch ở Hoa Kỳ. Ông Jacob Massaquoi là người điều hành một tổ chức bất vụ lợi của người tỵ nạn Phi Châu nằm trong một khu vực sinh sống của người di dân Liberia trên đảo Staten Island nói rằng, vài năm trước khi ông trở về thăm gia đình ở Phi Châu, rồi trở lại New York thì trong xách tay, va ly quần áo của ông chứa đầy thịt khỉ và đã bị quan thuế tịch thu. Người dân Phi Châu ai cũng muốn đem theo một ít thịt khỉ khi trở về lại Hoa Kỳ.
Theo ông, có 3 lý do mà Hoa Kỳ phải cho nhập cảng thịt rừng. Thứ nhất, thịt này lành mạnh không khác gì gà vịt, không có chất độc hại nào trong thịt rừng. Thứ nhì, thịt rừng rất ngon. Thứ ba thịt rừng là thịt dành cho nghi lễ của một số người. Theo cơ quan CDC, hầu hết số thịt rừng bị tịch thu đến từ các nước Liberia, Cameroon và Nigeria.
Bác sĩ Nina Marano là một trong những sở trưởng của cơ quan CDC nói rằng cơ quan hiểu rõ văn hoá của người Tây Phi, hoàn toàn tôn trọng, nhưng nhiệm vụ của CDC là bảo đảm sức khỏe cho người dân Hoa Kỳ, cơ quan biết rõ cách giết hại thú rừng ở Phi Châu và những loại thú rừng này có tỷ lệ lớn nhiễm vi khuẩn của nhiều chứng bệnh nguy hiểm như sốt xuất huyết Ebola, HIV.
Cơ quan cũng biết rõ Hoa Kỳ chưa chuẩn bị đủ để có thể kiểm soát được thịt rừng, chưa biết rõ phải nấu như thế nào để bảo đảm vi khuẩn của những chứng bệnh nguy hiểm không còn hiện diện trong thịt. Chính vì những lý do như vậy, Hoa Kỳ chưa sẵn sàng nhập cảng thịt rừng. Ông Massaquoi nói rằng ông không thấy thịt rừng có sự đe doạ nào đối với sức khoẻ, mà nó là một phần của văn hoá Phi Châu. Những người ủng hộ cấm nhập cảng thịt rừng nói rằng nhập cảng thịt rừng là khuyến khích săn bắn, có thể làm tuyệt chủng nhiều loại thú rừng hiếm qúy đang cần được bảo vệ.
Thịt rừng Phi Châu bị cấm bán ở Hoa Kỳ vì dùng các loại thịt này có nguy hiểm sẽ bị nhiễm vi khuẩn HIV, sốt xuyết huyết Ebola, hay nhiều chứng bệnh nguy hiểm khác, có thể đưa tới bệnh dịch ở Hoa Kỳ. Ông Jacob Massaquoi là người điều hành một tổ chức bất vụ lợi của người tỵ nạn Phi Châu nằm trong một khu vực sinh sống của người di dân Liberia trên đảo Staten Island nói rằng, vài năm trước khi ông trở về thăm gia đình ở Phi Châu, rồi trở lại New York thì trong xách tay, va ly quần áo của ông chứa đầy thịt khỉ và đã bị quan thuế tịch thu. Người dân Phi Châu ai cũng muốn đem theo một ít thịt khỉ khi trở về lại Hoa Kỳ.
Theo ông, có 3 lý do mà Hoa Kỳ phải cho nhập cảng thịt rừng. Thứ nhất, thịt này lành mạnh không khác gì gà vịt, không có chất độc hại nào trong thịt rừng. Thứ nhì, thịt rừng rất ngon. Thứ ba thịt rừng là thịt dành cho nghi lễ của một số người. Theo cơ quan CDC, hầu hết số thịt rừng bị tịch thu đến từ các nước Liberia, Cameroon và Nigeria.
Bác sĩ Nina Marano là một trong những sở trưởng của cơ quan CDC nói rằng cơ quan hiểu rõ văn hoá của người Tây Phi, hoàn toàn tôn trọng, nhưng nhiệm vụ của CDC là bảo đảm sức khỏe cho người dân Hoa Kỳ, cơ quan biết rõ cách giết hại thú rừng ở Phi Châu và những loại thú rừng này có tỷ lệ lớn nhiễm vi khuẩn của nhiều chứng bệnh nguy hiểm như sốt xuất huyết Ebola, HIV.
Cơ quan cũng biết rõ Hoa Kỳ chưa chuẩn bị đủ để có thể kiểm soát được thịt rừng, chưa biết rõ phải nấu như thế nào để bảo đảm vi khuẩn của những chứng bệnh nguy hiểm không còn hiện diện trong thịt. Chính vì những lý do như vậy, Hoa Kỳ chưa sẵn sàng nhập cảng thịt rừng. Ông Massaquoi nói rằng ông không thấy thịt rừng có sự đe doạ nào đối với sức khoẻ, mà nó là một phần của văn hoá Phi Châu. Những người ủng hộ cấm nhập cảng thịt rừng nói rằng nhập cảng thịt rừng là khuyến khích săn bắn, có thể làm tuyệt chủng nhiều loại thú rừng hiếm qúy đang cần được bảo vệ.