Hổ tại Tiểu vùng sông Mekong đối diện nguy cơ tuyệt chủng
Số lượng hổ tại Tiểu vùng sông Mekong đã giảm hơn 70% trong vòng 12 năm qua, theo báo cáo mới nhất của Quỹ Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (WWF).
> Hổ đứng đầu danh sách bị đe dọa năm Canh Dần
Số lượng hổ tại Tiểu vùng sông Mekong đã giảm hơn 70% trong 12 năm qua. Ảnh: discovery.com.
Theo báo cáo "Loài Hổ đang trên bờ vực tuyệt chủng: Đương đầu với thách thức tại khu vực tiểu vùng Mêkông (tên tiếng Anh Tigers on the Brink: Facing up to the Challenge in the Greater Mekong), số lượng hổ ở khu vực tiểu Mekong - bao gồm Campuchia, Lào, Myanma, Thái Lan và Việt Nam - đã lao dốc từ khoảng 1.200 con trong năm Mậu Dần 1998 xuống chỉ còn 350 con vào năm 2010.
Báo cáo của WWF được công bố hôm 26/1 - một ngày trước khi Hội nghị bộ trưởng châu Á lần thứ nhất về bảo tồn hổ diễn ra tại thành phố Hua Hin, Thái Lan trong ba ngày. Bộ trưởng từ 13 nước châu Á có hổ sinh sống đã tới Thái Lan để tham dự hội nghị.
Sự giảm sút về số lượng hổ tại Tiểu vùng sông Mekong phản ánh rõ ràng thực trạng hổ toàn cầu. Hiện nay, số lượng hổ toàn cầu đang ở mức thấp kỷ lục với 3.200 con. Trước đó, thế giới vẫn còn khoảng 5.000-7.000 con vào năm Mậu Dần. Báo cáo cho thấy lý do chính dẫn đến số lượng giảm sút số lượng hổ Đông Dương là nhu cầu sử dụng bộ phận của hổ trong Đông y tăng mạnh và ảnh hưởng xấu từ sự phát triển thiếu bền vững những cơ sở hạ tầng đến môi trường sống tự nhiên của loài hổ.
Nick Coxx, Điều Phối Viên Chương trình tiểu vùng Mêkông của WWF, nhận xét: "Cần phải hành động một cách mạnh mẽ để đảm bảo phân loài này sẽ không bị giảm đến mức không thể phục hồi được. Nếu chúng ta không tiến hành ngay các biện pháp bảo vệ, đến năm Nhâm Dần (2022) có rất nhiều khả năng hổ sẽ tuyệt chủng ở Việt Nam, Lào và Campuchia"
Trong lịch sử, số lượng hổ rất phong phú ở khu vực tiểu vùng Mekong. Đến nay, số lượng hổ tính riêng ở mỗi quốc gia như Campuchia, Lào và Việt Nam chưa tới 30 con. Số lượng hổ còn lại chủ yếu phân bố ở khu vực núi giáp ranh giữa Thái Lan và Myanma.
Tuy bức tranh về số phận loài hổ không được tươi sáng, chúng ta vẫn còn cơ hội để cứu loài hổ ở khu vực tiểu vùng Mekong. Tổng diện tích khu vực sinh sống của loài hổ ở vùng tiểu Mekong có diện tích 540,000 km2, bằng khoảng diện tích của nước Pháp và là khu vực sinh sống lớn nhất thế giới của hổ. Đây là khu vực được ưu tiên hàng đầu trong nỗ lực bảo tồn hổ.
Điều phối viên Cox nhận định "Tiểu vùng sông Mekong có tiềm năng lớn trong việc tăng số lượng hổ", nhưng ông nhấn mạnh tiềm năng này chỉ có thể phát huy khi có những nỗ lực rõ rệt và sự cộng tác xuyên suốt giữa các nước trong khu vực với một qui mô chưa từng thấy từ trước tới nay trong việc bảo vệ được những con hổ còn sót lại cùng với nguồn thức ăn và môi trường sống của chúng."
Trong hội nghị tại Hua Hin, WWF kêu gọi bộ trưởng của 13 nước cùng nỗ lực để làm tăng số lượng hổ lên gấp đôi vào năm 2022. Những quốc gia còn hổ sinh sống bao gồm Việt Nam, Bangladesh, Bhutan, Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanma, Nepal, Nga, Thái Lan.
Hội nghị Bộ trưởng các nước châu Á lần thứ nhất về vấn đề bảo tồn hổ diễn ra từ ngày 27 đến 30/1 là một phần trong lộ trình chính trị toàn cầu tham gia bảo vệ tương lai của loài hổ. Những nỗ lực này sẽ lên đến đỉnh điểm ở Hội nghị thượng đỉnh về hổ ở Vladivostok, Nga vào tháng 9 năm nay. Thủ tướng Nga Vladimir Putin và giám đốc Robert Zoellick của Ngân hàng Thế giới sẽ đồng chủ trì hội nghị.
Lãnh đạo tổ chức sáng kiến bảo tồn hổ toàn cầu của WWF cho rằng "có những cơ hội chưa từng thấy có thể khích lệ tinh thần chính trị và cùng hành động để đảo ngược số lượng hổ hiện nay. Nhưng để làm được điều này, chúng ta phải dừng mua bán các sản phẩm từ hổ, ngăn chặn việc đánh bắt vô trách nhiệm và bảo vệ môi trường sống của hổ."
Số lượng hổ tại Tiểu vùng sông Mekong đã giảm hơn 70% trong vòng 12 năm qua, theo báo cáo mới nhất của Quỹ Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (WWF).
> Hổ đứng đầu danh sách bị đe dọa năm Canh Dần
Theo báo cáo "Loài Hổ đang trên bờ vực tuyệt chủng: Đương đầu với thách thức tại khu vực tiểu vùng Mêkông (tên tiếng Anh Tigers on the Brink: Facing up to the Challenge in the Greater Mekong), số lượng hổ ở khu vực tiểu Mekong - bao gồm Campuchia, Lào, Myanma, Thái Lan và Việt Nam - đã lao dốc từ khoảng 1.200 con trong năm Mậu Dần 1998 xuống chỉ còn 350 con vào năm 2010.
Báo cáo của WWF được công bố hôm 26/1 - một ngày trước khi Hội nghị bộ trưởng châu Á lần thứ nhất về bảo tồn hổ diễn ra tại thành phố Hua Hin, Thái Lan trong ba ngày. Bộ trưởng từ 13 nước châu Á có hổ sinh sống đã tới Thái Lan để tham dự hội nghị.
Sự giảm sút về số lượng hổ tại Tiểu vùng sông Mekong phản ánh rõ ràng thực trạng hổ toàn cầu. Hiện nay, số lượng hổ toàn cầu đang ở mức thấp kỷ lục với 3.200 con. Trước đó, thế giới vẫn còn khoảng 5.000-7.000 con vào năm Mậu Dần. Báo cáo cho thấy lý do chính dẫn đến số lượng giảm sút số lượng hổ Đông Dương là nhu cầu sử dụng bộ phận của hổ trong Đông y tăng mạnh và ảnh hưởng xấu từ sự phát triển thiếu bền vững những cơ sở hạ tầng đến môi trường sống tự nhiên của loài hổ.
Nick Coxx, Điều Phối Viên Chương trình tiểu vùng Mêkông của WWF, nhận xét: "Cần phải hành động một cách mạnh mẽ để đảm bảo phân loài này sẽ không bị giảm đến mức không thể phục hồi được. Nếu chúng ta không tiến hành ngay các biện pháp bảo vệ, đến năm Nhâm Dần (2022) có rất nhiều khả năng hổ sẽ tuyệt chủng ở Việt Nam, Lào và Campuchia"
Trong lịch sử, số lượng hổ rất phong phú ở khu vực tiểu vùng Mekong. Đến nay, số lượng hổ tính riêng ở mỗi quốc gia như Campuchia, Lào và Việt Nam chưa tới 30 con. Số lượng hổ còn lại chủ yếu phân bố ở khu vực núi giáp ranh giữa Thái Lan và Myanma.
Tuy bức tranh về số phận loài hổ không được tươi sáng, chúng ta vẫn còn cơ hội để cứu loài hổ ở khu vực tiểu vùng Mekong. Tổng diện tích khu vực sinh sống của loài hổ ở vùng tiểu Mekong có diện tích 540,000 km2, bằng khoảng diện tích của nước Pháp và là khu vực sinh sống lớn nhất thế giới của hổ. Đây là khu vực được ưu tiên hàng đầu trong nỗ lực bảo tồn hổ.
Điều phối viên Cox nhận định "Tiểu vùng sông Mekong có tiềm năng lớn trong việc tăng số lượng hổ", nhưng ông nhấn mạnh tiềm năng này chỉ có thể phát huy khi có những nỗ lực rõ rệt và sự cộng tác xuyên suốt giữa các nước trong khu vực với một qui mô chưa từng thấy từ trước tới nay trong việc bảo vệ được những con hổ còn sót lại cùng với nguồn thức ăn và môi trường sống của chúng."
Trong hội nghị tại Hua Hin, WWF kêu gọi bộ trưởng của 13 nước cùng nỗ lực để làm tăng số lượng hổ lên gấp đôi vào năm 2022. Những quốc gia còn hổ sinh sống bao gồm Việt Nam, Bangladesh, Bhutan, Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanma, Nepal, Nga, Thái Lan.
Hội nghị Bộ trưởng các nước châu Á lần thứ nhất về vấn đề bảo tồn hổ diễn ra từ ngày 27 đến 30/1 là một phần trong lộ trình chính trị toàn cầu tham gia bảo vệ tương lai của loài hổ. Những nỗ lực này sẽ lên đến đỉnh điểm ở Hội nghị thượng đỉnh về hổ ở Vladivostok, Nga vào tháng 9 năm nay. Thủ tướng Nga Vladimir Putin và giám đốc Robert Zoellick của Ngân hàng Thế giới sẽ đồng chủ trì hội nghị.
Lãnh đạo tổ chức sáng kiến bảo tồn hổ toàn cầu của WWF cho rằng "có những cơ hội chưa từng thấy có thể khích lệ tinh thần chính trị và cùng hành động để đảo ngược số lượng hổ hiện nay. Nhưng để làm được điều này, chúng ta phải dừng mua bán các sản phẩm từ hổ, ngăn chặn việc đánh bắt vô trách nhiệm và bảo vệ môi trường sống của hổ."
Minh Long