hchungkt80
Dịch giả Vietpet
Chim hồng hoàng, dân gian còn gọi là phượng hoàng đất, là loài lớn nhất trong họ Hồng hoàng. Chúng có tên khoa học là Buceros bicornis. Chim Hồng hoàng rất dễ nhận ra với chiếc mỏ cong và mũ mỏ lớn màu vàng (con trống có mỏ và mũ̀ mỏ lớn hơn con mái).
Chúng ăn quả cây, sống ở tầng trên của rừng. Vào mùa sinh sản, khoảng từ tháng 1 đến tháng 8, chúng làm tổ ở hốc cây lớn trong rừng. Khi chim cái bắt đầu ấp, miệng tổ được trát kín bằng bùn đất và chỉ hở một lỗ nhỏ vừa đủ để cho chim trống mớm mồi. Miệng tổ được phá khi chim non rời tổ. Mỗi lứa, chim mái chỉ đẻ từ 1 đến 3 trứng. Tại Ấn Độ, Hồng hoàng là biểu tượng của bang Kerala. Một số bộ lạc ở đây lấy máu của chim non để an ủi những linh hồn quá cố và trước hôn lễ, dùng lông chim làm mũ đội đầu, và thậm chí lấy đầu Hồng hoàng để làm vật trang trí. Trên thế giới, Hồng hoàng được ghi nhận tại các vùng rừng ở Ấn Độ, Đông Nam Á và miền Nam Trung Quốc nhưng do bị săn bắt và mất nơi ở nên số lượng loài giảm đáng kể. Tại Việt Nam, Hồng hoàng từng phân bố ở nhiều vùng rừng trên cả nước nhưng nay hầu như rất hiếm gặp. Tên của loài chim đã được đưa vào Sách đỏ thế giới và Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động thực vật nguy cấp (CITES).
Thiên Nhiên
Chúng ăn quả cây, sống ở tầng trên của rừng. Vào mùa sinh sản, khoảng từ tháng 1 đến tháng 8, chúng làm tổ ở hốc cây lớn trong rừng. Khi chim cái bắt đầu ấp, miệng tổ được trát kín bằng bùn đất và chỉ hở một lỗ nhỏ vừa đủ để cho chim trống mớm mồi. Miệng tổ được phá khi chim non rời tổ. Mỗi lứa, chim mái chỉ đẻ từ 1 đến 3 trứng. Tại Ấn Độ, Hồng hoàng là biểu tượng của bang Kerala. Một số bộ lạc ở đây lấy máu của chim non để an ủi những linh hồn quá cố và trước hôn lễ, dùng lông chim làm mũ đội đầu, và thậm chí lấy đầu Hồng hoàng để làm vật trang trí. Trên thế giới, Hồng hoàng được ghi nhận tại các vùng rừng ở Ấn Độ, Đông Nam Á và miền Nam Trung Quốc nhưng do bị săn bắt và mất nơi ở nên số lượng loài giảm đáng kể. Tại Việt Nam, Hồng hoàng từng phân bố ở nhiều vùng rừng trên cả nước nhưng nay hầu như rất hiếm gặp. Tên của loài chim đã được đưa vào Sách đỏ thế giới và Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động thực vật nguy cấp (CITES).
Thiên Nhiên