hchungkt80
Dịch giả Vietpet
(Dân trí) - Trong nhiều tháng nay, đàn voi rừng hơn 50 con đã về phá hoại hoa màu tại xã biên giới Ia R'vê (huyện Ea Súp -Đăk Lăk). Người dân địa phương đã làm mọi cách để xua đuổi nhưng đàn voi vẫn lân la gần vùng dân cư, gây tổn thất kinh tế đáng kể.
Người dân xã Ia R'vê cho biết: trong tháng 7 và 8/2008 có 2 đàn voi gồm 18 con về tại địa bàn thôn 7 và thôn 12. Một thời gian sau lại có thêm một đàn voi 36 con voi về vùng thôn 1 kiếm ăn. Sau đó, các đàn voi nhập lại với nhau thành đàn 54 con cùng hoạt động trên một phạm vị khá rộng thuộc địa bàn thôn 1, thôn 2, thôn 3, thôn 4, thôn 5. Nhiều con voi còn vào sát khu dân cư và chỉ cách nhà dân 50-100 mét ăn chuối, làm cho bà con phải vội vàng sơ tán.
Ảnh minh hoạ
Đàn voi cứ vài ngày vào rừng rồi lại ra nương rẫy của các thôn kiếm ăn. Quá lo ngại đàn voi tấn công, nhiều người dân không dám lên rẫy sản xuất hay vào rừng kiếm củi.
Những năm trước, đàn voi về vùng này kiếm ăn chỉ một vài tháng rồi lại bỏ đi. Mỗi lần voi rừng xuất hiện, nông dân đốt lửa, gõ xoong nồi, thau chậu, hú còi xua đuổi khiến voi sợ phải quay vào rừng. Nhưng rồi voi cũng quen dần những âm thanh trên và trở nên lì lợm hơn. Hiện nay, nông dân áp dụng biện pháp xua đuổi “truyền thống” nhưng voi rừng không chịu đi ra khỏi vùng.
Theo các nhà chuyên môn, do rừng tự nhiên bị tàn phá và thu hẹp nhanh, môi trường sinh sống bị xáo động, nguồn thức ăn cạn kiệt dần nên voi rừng phải về kiếm ăn tại vùng nương rẫy có nhiều hoa màu. Hơn nữa, cả vùng này trước đây là những cánh rừng khộp, là nơi sinh sống thường xuyên của voi rừng. Sau này, rừng được khai hoang để sản xuất cây công nghiệp và trồng hoa màu, nhưng đàn voi rừng vẫn theo thói quen về lại nơi cũ để kiếm ăn nên mới đe dọa cuộc sống của người dân.
Người dân xã Ia R'vê cho biết: trong tháng 7 và 8/2008 có 2 đàn voi gồm 18 con về tại địa bàn thôn 7 và thôn 12. Một thời gian sau lại có thêm một đàn voi 36 con voi về vùng thôn 1 kiếm ăn. Sau đó, các đàn voi nhập lại với nhau thành đàn 54 con cùng hoạt động trên một phạm vị khá rộng thuộc địa bàn thôn 1, thôn 2, thôn 3, thôn 4, thôn 5. Nhiều con voi còn vào sát khu dân cư và chỉ cách nhà dân 50-100 mét ăn chuối, làm cho bà con phải vội vàng sơ tán.
Ảnh minh hoạ
Đàn voi cứ vài ngày vào rừng rồi lại ra nương rẫy của các thôn kiếm ăn. Quá lo ngại đàn voi tấn công, nhiều người dân không dám lên rẫy sản xuất hay vào rừng kiếm củi.
Những năm trước, đàn voi về vùng này kiếm ăn chỉ một vài tháng rồi lại bỏ đi. Mỗi lần voi rừng xuất hiện, nông dân đốt lửa, gõ xoong nồi, thau chậu, hú còi xua đuổi khiến voi sợ phải quay vào rừng. Nhưng rồi voi cũng quen dần những âm thanh trên và trở nên lì lợm hơn. Hiện nay, nông dân áp dụng biện pháp xua đuổi “truyền thống” nhưng voi rừng không chịu đi ra khỏi vùng.
Theo các nhà chuyên môn, do rừng tự nhiên bị tàn phá và thu hẹp nhanh, môi trường sinh sống bị xáo động, nguồn thức ăn cạn kiệt dần nên voi rừng phải về kiếm ăn tại vùng nương rẫy có nhiều hoa màu. Hơn nữa, cả vùng này trước đây là những cánh rừng khộp, là nơi sinh sống thường xuyên của voi rừng. Sau này, rừng được khai hoang để sản xuất cây công nghiệp và trồng hoa màu, nhưng đàn voi rừng vẫn theo thói quen về lại nơi cũ để kiếm ăn nên mới đe dọa cuộc sống của người dân.