vovevovevo
Cấm truy cập vì vi phạm nội quy
Hàng tháng công bố danh mục sữa dành cho trẻ em
Bộ Y tế yêu cầu Cục An toàn thực phẩm hàng tháng công bố danh mục chi tiết sữa cho trẻ em.
Bộ Y tế vừa có văn bản yêu cầu Cục An toàn thực phẩm, các Sở Y tế triển khai thực hiện Thông tư số 30/2013/TT-BYT ngày 4/10/2013 của Bộ Y tế ban hành Danh mục sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi thuộc hàng hóa thực hiện bình ổn giá.
Cụ thể, để triển khai thực hiện nghiêm chỉnh Thông tư, Bộ Y tế yêu cầu Cục An toàn thực phẩm phối hợp với Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức phổ biến, nội dung Thông tư đến các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sữa trên địa bàn.
Đồng thời, Bộ Y tế chỉ đạo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm phối hợp chặt chẽ với Sở Tài chính trong việc thực hiện các biện pháp bình ổn giá sữa khi có yêu cầu.
Các đơn vị trên cần phối hợp với các đơn vị đầu mối của các bộ và sở: Tài chính, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các doanh nghiệp vi phạm pháp luật về giá.
Bộ Y tế sẽ công bố danh mục sữa dành cho trẻ em theo quy định
Trước đó, Bộ Y tế ban hành Thông tư số 30 về Danh mục sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi thuộc hàng hóa thực hiện bình ổn giá.
Theo đó, Danh mục sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi thuộc hàng hóa thực hiện bình ổn giá theo quy định tại Điểm h Khoản 2 Điều 15 Luật Giá bao gồm:
Sản phẩm dinh dưỡng công thức cho trẻ đến 36 tháng tuổi theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Y tế ban hành.
Sữa và các sản phẩm dinh dưỡng có chứa sữa động vật dưới dạng bột hoặc dạng lỏng có công bố sử dụng cho trẻ em dưới 6 tuổi, nhưng không theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
Theo Thông tư, danh mục quy định tại trên là cơ sở để Bộ Tài chính thực hiện quản lý giá theo quy định của pháp luật về giá.
Định kỳ hàng tháng, Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế có trách nhiệm công bố danh mục chi tiết sữa quy định tại danh mục trên.
Như vậy, từ ngày 20/11, các mặt hàng sữa trước đây đã “thay tên đổi họ” thành sản phẩm dinh dưỡng, chính thức được coi là sữa. Các sản phẩm này sẽ quay trở về nằm trong danh mục hàng hóa phải bình ổn giá.
Bộ Y tế yêu cầu Cục An toàn thực phẩm hàng tháng công bố danh mục chi tiết sữa cho trẻ em.
Bộ Y tế vừa có văn bản yêu cầu Cục An toàn thực phẩm, các Sở Y tế triển khai thực hiện Thông tư số 30/2013/TT-BYT ngày 4/10/2013 của Bộ Y tế ban hành Danh mục sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi thuộc hàng hóa thực hiện bình ổn giá.
Cụ thể, để triển khai thực hiện nghiêm chỉnh Thông tư, Bộ Y tế yêu cầu Cục An toàn thực phẩm phối hợp với Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức phổ biến, nội dung Thông tư đến các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sữa trên địa bàn.
Đồng thời, Bộ Y tế chỉ đạo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm phối hợp chặt chẽ với Sở Tài chính trong việc thực hiện các biện pháp bình ổn giá sữa khi có yêu cầu.
Các đơn vị trên cần phối hợp với các đơn vị đầu mối của các bộ và sở: Tài chính, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các doanh nghiệp vi phạm pháp luật về giá.
Bộ Y tế sẽ công bố danh mục sữa dành cho trẻ em theo quy định
Trước đó, Bộ Y tế ban hành Thông tư số 30 về Danh mục sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi thuộc hàng hóa thực hiện bình ổn giá.
Theo đó, Danh mục sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi thuộc hàng hóa thực hiện bình ổn giá theo quy định tại Điểm h Khoản 2 Điều 15 Luật Giá bao gồm:
Sản phẩm dinh dưỡng công thức cho trẻ đến 36 tháng tuổi theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Y tế ban hành.
Sữa và các sản phẩm dinh dưỡng có chứa sữa động vật dưới dạng bột hoặc dạng lỏng có công bố sử dụng cho trẻ em dưới 6 tuổi, nhưng không theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
Theo Thông tư, danh mục quy định tại trên là cơ sở để Bộ Tài chính thực hiện quản lý giá theo quy định của pháp luật về giá.
Định kỳ hàng tháng, Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế có trách nhiệm công bố danh mục chi tiết sữa quy định tại danh mục trên.
Như vậy, từ ngày 20/11, các mặt hàng sữa trước đây đã “thay tên đổi họ” thành sản phẩm dinh dưỡng, chính thức được coi là sữa. Các sản phẩm này sẽ quay trở về nằm trong danh mục hàng hóa phải bình ổn giá.