• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Gia lai: Người mua nhà hợp pháp đang vất vả đòi quyền lợi

panamiho1

Member
Gia lai: Người mua nhà hợp pháp đang vất vả đòi quyền lợi

Nhiều ý kiến cho rằng Tòa không chấp nhận yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cũng như không cho bà Bích tham gia vụ án chia thừa kế với tư cách người liên quan là không đúng.

Mới đây, bà Trịnh Thị Sùng (sinh năm 1956, phường Tân Hòa, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) đã làm đơn kháng cáo yêu cầu hủy toàn bộ bản án vụ tranh chấp về thừa kế tài sản (ngôi nhà tại tại 129 đường Phan Đình Phùng, Thành phố Pleiku, Gia Lai) với nguyên đơn là mẹ mình – Cụ Trịnh Thị Thuận do TAND tỉnh Gia Lai xử ngày 14-12-2016.

Lý do kháng cáo được nêu ra là do Tòa án cấp sơ thẩm xét xử vụ án nêu trên vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, không khách quan, không đúng theo quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người đã mua nhà là bà Trần Thị Ngọc Bích. Bà Sùng cũng yêu cầu cấp phúc thẩm đình chỉ giải quyết vụ án, trả lại đơn khởi kiện cho nguyên đơn.



Nhà bán nhiều người

Theo hồ sơ, khi chồng mất năm 1992, căn nhà ở đường Phan Đình Phùng, Thành phố Pleiku, Gia Lai của bà Trịnh Thị Thuận đang do nhà nước quản lý. Tháng 1-2013, UBND tỉnh ra quyết định trả lại nhà cho bà. Hơn nửa năm sau, bà Thuận và năm người con ký hợp đồng đặt cọc (được công chứng) và nhận cọc của bà Trần Thị Ngọc Bích 3,1 tỉ đồng để bán nhà. Sau đó, bà Bích phát hiện bà Thuận cũng hứa bán nhà cho ba người khác và họ khởi kiện bà. Những lần cam kết bán nhà này năm người con của bà Thuận đều biết và ký tên.

Ngày 9-1-2014, TAND tỉnh Gia Lai thông báo thụ lý vụ Võ Thị Minh Hương kiện yêu cầu bà Thuận tiếp tục thực hiện hợp đồng mua bán căn nhà theo bản cam kết ngày 29-8-2002. Tòa xác định trong vụ kiện này có thêm yêu cầu độc lập của bà Đỗ Thị Xuân Lan buộc bà Thuận tiếp tục việc bán nhà theo giấy thỏa thuận ngày 27-9-2008 vì đã nhận cọc bảy tỉ đồng.

Ngày 25-7-2016, TAND tỉnh lại có thêm thông báo về việc thụ lý yêu cầu độc lập của người vụ liên quan thứ ba là ông Trịnh Tiến Dũng yêu cầu bà Thuận tiếp tục thực hiện việc mua bán nhà vì đã nhận của ông 500 triệu đồng theo giấy cam kết và thỏa thuận ngày 4-2-2013 (có chứng thực).

Cũng trong ngày, này tòa có thông báo thụ lý yêu cầu độc lập của bà Bích buộc bà Thuận tiếp tục thực hiện việc bán nhà theo hợp đồng đặt cọc và giấy biên nhận số tiền 3,1 tỉ đồng nêu trên.
Bác đề nghị tham gia của người liên quan

Trong khi vụ án liên quan bốn nguyên đơn khởi kiện bà Thuận (nội dung là yêu cầu tiếp tục thực hiện hợp đồng mua bán) đang giải quyết thì bà Thuận khởi kiện yêu cầu chia thừa kế đối với một nửa giá trị căn nhà.

Đầu tháng 6-2016 TAND tỉnh thụ lý vụ tranh chấp về thừa kế tài sản và xác định năm người con của bà Thuận là bị đơn. Trong khi đó, một người con của bà Thuận không đồng ý việc chia thừa kế và cho rằng bà đã bán nhà. Một tháng sau tòa ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo yêu cầu của bà Võ Thị Minh Hương phong tỏa phần tài sản thuộc quyền sở hữu của bà Thuận trong căn nhà.

Cho rằng mình cũng có quyền ngang bà Hương nên bà Bích cũng có đơn yêu cầu tòa ra quyết định cấm chuyển dịch toàn bộ căn nhà. Nhưng tòa không đồng ý với lý do biện pháp cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp có đối tượng áp dụng phải là tài sản đang tranh chấp, trong khi nội dung tranh chấp mà bà Bích là nguyên đơn liên quan đến hợp đồng. Tiếp đó, bà Bích có đơn yêu cầu được tham gia vụ án tranh chấp thừa kế với tư cách là người liên quan cũng bị tòa từ chối. Theo tòa, chồng bà Thuận không giao dịch với bà Bích nên việc giải quyết di sản của ông này để lại không liên quan đến bà.

Tháng 9-2016 tòa tỉnh ra quyết định tạm đình chỉ vụ tranh chấp hợp đồng để đợi kết quả giải quyết vụ tranh chấp thừa kế.

Ngày 14-12, vừa qua tòa đã xử sơ thẩm chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Thuận về việc chia thừa kế là di sản của chồng bà để lại…
Thiệt thòi cho người mua ngay tình

Bình luận xung quanh vụ việc này, nhiều ý kiến của các chuyên gia pháp lý cho rằng việc tách vụ án chia thừa kế ra để giải quyết trước làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của những người khác cũng đang tranh chấp với bà Thuận liên quan đến căn nhà và đất này. Lẽ ra thẩm phán phải nhập vụ án để xét xử để đảm bảo việc xét xử toàn diện và đảm bảo quyền lợi cho các bên. Việc tách vụ án thừa kế này có thể gây ra sự suy diễn nguyên đơn trốn tránh thực hiện nghĩa vụ của họ đối với người khác.

Mặt khác, tòa án đáp ứng yêu cầu của bà Hương, được thực hiện yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; trong khi đó bà Bích cũng là đương sự trong vụ án nêu trên với tư cách là người liên quan có yêu cầu độc lập nhưng nhiều lần nộp đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nhưng tòa án không trả lời là không đúng.

Theo quy định, sau ba ngày nhận đơn, thẩm phán phải giải quyết đơn cho đương sự nhưng sau một thời gian dài, gần bốn tháng bà Bích có đơn thư kêu cứu khắp nơi, Cục điều tra Viện Kiểm sát nhân dân tối cao vào làm việc, có văn bản Ban Nội chính đề nghị tòa án giải quyết thì tòa án mới ban hành thông báo không chấp nhận áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo đơn yêu cầu của bà với những lý do không có cơ sở là không đúng qui định. Đến nay việc khiếu nại của bà Bích về việc tòa án không chấp nhận cho bà được áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời vẫn chưa được giải quyết.

Một số luật sư nói thêm rằng tòa đưa ra lý do chưa thuyết phục khi không cho bà Bích tham gia vụ thừa kế với tư cách liên quan.

Khoản 4 Điều 56, BLTTDS quy định: Người liên quan khi giải quyết vụ án có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của họ thì được tham gia. Qua các vụ án có thể thấy đối tượng tranh chấp của hai vụ án đều là căn nhà, thành phần nhận tiền cọc và ký cam kết bán nhà (bà Thuận và các người con) cũng là đương sự trong vụ chia thừa kế. Nội dung giải quyết tranh chấp chia thừa kế cũng liên quan tới nghĩa vụ của bà Thuận và các con trong việc đặt cọc bán nhà. Đối tượng chứng minh về quyền sở hữu đối với căn nhà cũng giống nhau, trong đó có bà Thuận. Tòa nên gộp hai vụ án vào xử chung để đảm bảo quyền của bốn người mua nhà và nghĩa vụ phải làm của bên hứa bán. Vì có thể có tình huống tòa chấp nhận việc mua bán của bà Thuận với một trong bốn người khởi kiện, thì việc chia thừa kế cũng phải tính lại vì quyền sở hữu căn nhà đã thay đổi.

Ngoài ra để tránh việc các đồng thừa kế có thể thỏa thuận việc tẩu tán tài sản thì tòa cũng nên cấm chuyển dịch toàn bộ căn nhà. Vì như đã nói đối tượng của tranh chấp hợp đồng là căn nhà nên có thể áp dụng điều 121, BLDS 2015: “Cấm chuyển dịch quyền vể tài sản đối với tài sản đang tranh chấp”.

“Qua đây, tôi kính đề nghị các cơ quan chức năng tạm dừng việc cấp giấy chứng nhận căn nhà và đất tại 129 đường Phan Đình Phùng, phường Yên Đỗ, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai cho bà Trịnh Thị Thuận. Vì hiện nay đang còn nhiều tranh chấp phức tạp liên quan đến căn nhà nêu trên chưa giải quyết, bản án tranh chấp về thừa kế tài sản liên quan đến nhà đất này cũng chưa có hiệu lực thi hành”, bà Bích yêu cầu.

Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi và thông tin diễn biến vụ việc.
Theo Pháp Luật TPHCM
 
Top