hchungkt80
Dịch giả Vietpet
Mới 18 tuổi nhưng Nguyễn Quốc Cường (học sinh trường Nguyễn Trường Tộ - Hà Nội) cho biết, cậu đã tốn khoảng 40 triệu đồng vào thú chơi chim và nhiều lần "nẫng" giải cao trong các cuộc thi.
Nguyễn Quốc Cường (ảnh trái) và Nguyễn Gia Linh (ảnh phải) - những thí sinh trẻ tuổi trong Hội thi Chim Vành Khuyên Hà Nội.
Chơi chim không chỉ là đam mê của bậc "cha chú"
Đến với Hội thi Chim Vành Khuyên Hà Nội được tổ chức thường xuyên tại Nguyễn Tri Phương, Hà Nội sáng 14/6, thành viên chủ yếu là các "bậc đàn anh" tuổi ngoài 30. Tuy nhiên, trong số đó, người ta không khỏi chú ý tới những gương mặt còn trẻ, thậm chí rất "xì tin". Thú vị hơn nữa, những thành viên này đều đã có "thâm niên" trong "nghề".
Nguyễn Gia Linh - sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, cũng là người đoạt giải khuyến khích trong cuộc thi này cho biết cậu đam mê các loài chim từ khi còn rất nhỏ, không chỉ coi đây như một thú chơi nhằm mục đích giả trí, với cậu, nó là môn nghệ thuật đích thực, đòi hỏi nhiều thời gian, công sức. Bởi vậy, suốt 10 năm qua, trong khi các bạn bè chọn cho mình những cách giải trí sôi động, "thời thượng" thì Linh lại có vẻ "trầm lắng", "già dặn" hơn, dốc toàn bộ niềm say mê vào những chú chim vành khuyên.
Linh kể, khi mới bước vào "nghề", những người chơi chim chạc tuổi cậu rất ít, nên để học hỏi thêm, cậu chỉ có thể giao lưu cùng các vị "tiền bối" tuổi cha chú. Tuy nhiên đến nay, nhóm của Linh đã kết nạp được khoảng chục thành viên trẻ tuổi như cậu.
Nguyễn Văn Hiếu (24 tuổi, Yên Hòa, Hà Nội) - một thành viên khác trong cuộc thi cũng cho hay, 5-6 năm trước, chơi chim chỉ được coi là thú chơi của người lớn tuổi nên chưa phổ biến rộng rãi. Lúc ấy, số lượng chim đến với các cuộc thi chỉ nhiều nhất khoảng 50 lồng. Còn bây giờ, con số đó đã tăng gấp 4-5 lần. Có thể nói, trong một bộ phận giới trẻ, chơi chim đã trở thành trào lưu.
Nguyễn Văn Hiếu - thành viên đã có thâm niên chơi chim lâu năm...
Ngoài chú chim vành khuyên đến để dự thi, Hiếu còn mang tới hội thi con Chích bông vàng quý hiếm có một không hai ở Hà Nội
Tuy nhiên với Hiếu, cậu tự hào mình là "dân chơi" có "gốc" chứ không phải chạy theo phong trào. Bởi bố mẹ cậu cũng là những người chơi chim lâu năm nên Hiếu biết tới bộ môn này từ rất sớm (khoảng 20 năm). Thậm chí, Hiếu còn có "nghề" bẫy chim, do đó hầu hết số chim cậu sở hữu đều không tốn tiền mua như đa số dân chơi chim khác ở đất Hà Thành. Ngoài ra, nhờ thành tích "bẫy chim" giỏi nên Hiếu sưu tập được khá nhiều loại chim quí hiếm. Trong đó, có con chích bông vàng, được coi là có một không hai ở Hà Nội và rất hiếm ở Việt Nam.
Đặc biệt, trong cuộc thi lần này, người trẻ nhất là Nguyễn Quốc Cường (18 tuổi) - học sinh trường Nguyễn Trường Tộ, đã vượt qua hàng trăm "đàn anh" để giành giải nhất. Khá bất ngờ khi biết rằng Cường mới chơi chim được hơn một năm song đã 3 lần đoạt giải (2giải nhất và 1 giải ba).
Có lẽ bí quyết giúp Cường sớm đạt được thành tích cao là bởi đối với cậu, chơi chim thực sự là niềm đam mê và cậu đã dốc hầu hết quỹ thời gian của mình vào nó. Khi được hỏi, nguyên nhân gì khiến Cường hứng thú với bộ môn này trong khi còn ít tuổi như vậy, thì Cường chỉ cười rồi giải thích: "Đơn giản vì thích thôi! Với lại, em nghĩ đây cũng là thú chơi hết sức lành mạnh".
Môn nghệ thuật đòi hỏi nhiều công phu
Lành mạnh, tao nhã, thú chơi chim đòi hỏi người chơi cần có sự chăm chỉ, kiên nhẫn, cẩn thận, mà đây là những yếu tố không phải thanh niên trẻ tuổi nào cũng làm được. Thế nên, để đến với môn nghệ thuật này, những người chơi phải thực sự dành trọn niềm đam mê với nó.
Ban giám khảo đang chăm chú trong vòng chung kết để bình chọn ra những chú chim vành khuyên xuất sắc nhất
Nguyễn Gia Linh chia sẻ, lịch trình một ngày cho "công tác" nuôi chim của cậu khá tỉ mỉ. Buổi sáng, đi duyệt chim (rèn luyện chim hót) ở một quán cà phê nhất định. Tại đó, có nhiều người khác cũng đưa chim tới, nhờ vậy, Linh cùng họ có thể bàn bạc, trao đổi mọi kiến thức nuôi chim cũng như phương pháp rèn luyện chim hót hay hơn, khỏe hơn.
Buổi trưa về tranh thủ tắm cho chim, sau đó đi học. Tối đến thì phải cho chim ngủ đúng giờ. Ngoài ra là thời gian cho chúng ăn, vệ sinh chuồng..., nhìn chung, một ngày mất ít nhất 4 tiếng đồng hồ. Vì thế, nếu đợt nào thi cử bận rộn, Linh bắt buộc phải trông cậy vào sự giúp đỡ của các anh em bằng cách mang chim tới đó gửi để họ chăm sóc hộ .
Còn Nguyễn Văn Hiếu - người có thâm niên chơi chim 20 năm thì chia sẻ, bí quyết chăm sóc chim của cậu là theo mùa. Mùa hè, ngoài việc cho ăn, tập hót, vệ sinh, Hiếu còn phải cẩn thận tìm cách phòng chống muỗi cho chim. Còn mùa đông, cậu lại lên một "thực đơn" dinh dưỡng kĩ lưỡng hơn. Chẳng hạn "bồi bổ" chúng bằng những các loại thức ăn như giun, châu chấu, để tăng cường sức khỏe chống lại cái rét của mùa đông.
Riêng với Nguyễn Quốc Cường, công việc làm cám cho chim ăn mới là công việc mất thời gian nhất. Cường giải thích, nếu để chúng ăn những loại cám thông thường người ta vẫn bán thì chim của cậu sẽ hót không hay và không thể sớm đoạt giải như hiện nay. Vì thế, mỗi ngày, Cường mất ít nhất 2 tiếng đồng hồ chỉ với việc làm cám và tắm rửa cho chim.
Cường tâm sự, tuy mới chơi chim được hơn 1 năm song cậu cùng anh trai đã tốn khoảng 40 triệu vào thú chơi này và hiện tại, cậu đang sở hữu 10 con chim. Tuy nhiên, công sức và thời gian chăm sóc chúng mới là thứ đáng quí. Cường kể, có lần vì sơ ý để xổng mất một con mà cậu đã cất công nuôi và huấn luyện cả năm trời, mà cậu tiếc đứt ruột, mất ăn mất ngủ bao ngày".
Ngoài ra, vẫn còn đang học phổ thông nên việc Cường đầu tư nhiều thời gian vào thú chơi chim đôi khi cũng khiến bố mẹ phật ý. Nhưng khi hiểu đó là đam mê và thấy con đoạt giải, "các cụ" cũng xuôi lòng và rất tự hào về con mình.
Hoàng Nhi
Chơi chim không chỉ là đam mê của bậc "cha chú"
Đến với Hội thi Chim Vành Khuyên Hà Nội được tổ chức thường xuyên tại Nguyễn Tri Phương, Hà Nội sáng 14/6, thành viên chủ yếu là các "bậc đàn anh" tuổi ngoài 30. Tuy nhiên, trong số đó, người ta không khỏi chú ý tới những gương mặt còn trẻ, thậm chí rất "xì tin". Thú vị hơn nữa, những thành viên này đều đã có "thâm niên" trong "nghề".
Nguyễn Gia Linh - sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, cũng là người đoạt giải khuyến khích trong cuộc thi này cho biết cậu đam mê các loài chim từ khi còn rất nhỏ, không chỉ coi đây như một thú chơi nhằm mục đích giả trí, với cậu, nó là môn nghệ thuật đích thực, đòi hỏi nhiều thời gian, công sức. Bởi vậy, suốt 10 năm qua, trong khi các bạn bè chọn cho mình những cách giải trí sôi động, "thời thượng" thì Linh lại có vẻ "trầm lắng", "già dặn" hơn, dốc toàn bộ niềm say mê vào những chú chim vành khuyên.
Linh kể, khi mới bước vào "nghề", những người chơi chim chạc tuổi cậu rất ít, nên để học hỏi thêm, cậu chỉ có thể giao lưu cùng các vị "tiền bối" tuổi cha chú. Tuy nhiên đến nay, nhóm của Linh đã kết nạp được khoảng chục thành viên trẻ tuổi như cậu.
Nguyễn Văn Hiếu (24 tuổi, Yên Hòa, Hà Nội) - một thành viên khác trong cuộc thi cũng cho hay, 5-6 năm trước, chơi chim chỉ được coi là thú chơi của người lớn tuổi nên chưa phổ biến rộng rãi. Lúc ấy, số lượng chim đến với các cuộc thi chỉ nhiều nhất khoảng 50 lồng. Còn bây giờ, con số đó đã tăng gấp 4-5 lần. Có thể nói, trong một bộ phận giới trẻ, chơi chim đã trở thành trào lưu.
Nguyễn Văn Hiếu - thành viên đã có thâm niên chơi chim lâu năm...
Tuy nhiên với Hiếu, cậu tự hào mình là "dân chơi" có "gốc" chứ không phải chạy theo phong trào. Bởi bố mẹ cậu cũng là những người chơi chim lâu năm nên Hiếu biết tới bộ môn này từ rất sớm (khoảng 20 năm). Thậm chí, Hiếu còn có "nghề" bẫy chim, do đó hầu hết số chim cậu sở hữu đều không tốn tiền mua như đa số dân chơi chim khác ở đất Hà Thành. Ngoài ra, nhờ thành tích "bẫy chim" giỏi nên Hiếu sưu tập được khá nhiều loại chim quí hiếm. Trong đó, có con chích bông vàng, được coi là có một không hai ở Hà Nội và rất hiếm ở Việt Nam.
Đặc biệt, trong cuộc thi lần này, người trẻ nhất là Nguyễn Quốc Cường (18 tuổi) - học sinh trường Nguyễn Trường Tộ, đã vượt qua hàng trăm "đàn anh" để giành giải nhất. Khá bất ngờ khi biết rằng Cường mới chơi chim được hơn một năm song đã 3 lần đoạt giải (2giải nhất và 1 giải ba).
Có lẽ bí quyết giúp Cường sớm đạt được thành tích cao là bởi đối với cậu, chơi chim thực sự là niềm đam mê và cậu đã dốc hầu hết quỹ thời gian của mình vào nó. Khi được hỏi, nguyên nhân gì khiến Cường hứng thú với bộ môn này trong khi còn ít tuổi như vậy, thì Cường chỉ cười rồi giải thích: "Đơn giản vì thích thôi! Với lại, em nghĩ đây cũng là thú chơi hết sức lành mạnh".
Môn nghệ thuật đòi hỏi nhiều công phu
Lành mạnh, tao nhã, thú chơi chim đòi hỏi người chơi cần có sự chăm chỉ, kiên nhẫn, cẩn thận, mà đây là những yếu tố không phải thanh niên trẻ tuổi nào cũng làm được. Thế nên, để đến với môn nghệ thuật này, những người chơi phải thực sự dành trọn niềm đam mê với nó.
Nguyễn Gia Linh chia sẻ, lịch trình một ngày cho "công tác" nuôi chim của cậu khá tỉ mỉ. Buổi sáng, đi duyệt chim (rèn luyện chim hót) ở một quán cà phê nhất định. Tại đó, có nhiều người khác cũng đưa chim tới, nhờ vậy, Linh cùng họ có thể bàn bạc, trao đổi mọi kiến thức nuôi chim cũng như phương pháp rèn luyện chim hót hay hơn, khỏe hơn.
Buổi trưa về tranh thủ tắm cho chim, sau đó đi học. Tối đến thì phải cho chim ngủ đúng giờ. Ngoài ra là thời gian cho chúng ăn, vệ sinh chuồng..., nhìn chung, một ngày mất ít nhất 4 tiếng đồng hồ. Vì thế, nếu đợt nào thi cử bận rộn, Linh bắt buộc phải trông cậy vào sự giúp đỡ của các anh em bằng cách mang chim tới đó gửi để họ chăm sóc hộ .
Còn Nguyễn Văn Hiếu - người có thâm niên chơi chim 20 năm thì chia sẻ, bí quyết chăm sóc chim của cậu là theo mùa. Mùa hè, ngoài việc cho ăn, tập hót, vệ sinh, Hiếu còn phải cẩn thận tìm cách phòng chống muỗi cho chim. Còn mùa đông, cậu lại lên một "thực đơn" dinh dưỡng kĩ lưỡng hơn. Chẳng hạn "bồi bổ" chúng bằng những các loại thức ăn như giun, châu chấu, để tăng cường sức khỏe chống lại cái rét của mùa đông.
Riêng với Nguyễn Quốc Cường, công việc làm cám cho chim ăn mới là công việc mất thời gian nhất. Cường giải thích, nếu để chúng ăn những loại cám thông thường người ta vẫn bán thì chim của cậu sẽ hót không hay và không thể sớm đoạt giải như hiện nay. Vì thế, mỗi ngày, Cường mất ít nhất 2 tiếng đồng hồ chỉ với việc làm cám và tắm rửa cho chim.
Cường tâm sự, tuy mới chơi chim được hơn 1 năm song cậu cùng anh trai đã tốn khoảng 40 triệu vào thú chơi này và hiện tại, cậu đang sở hữu 10 con chim. Tuy nhiên, công sức và thời gian chăm sóc chúng mới là thứ đáng quí. Cường kể, có lần vì sơ ý để xổng mất một con mà cậu đã cất công nuôi và huấn luyện cả năm trời, mà cậu tiếc đứt ruột, mất ăn mất ngủ bao ngày".
Ngoài ra, vẫn còn đang học phổ thông nên việc Cường đầu tư nhiều thời gian vào thú chơi chim đôi khi cũng khiến bố mẹ phật ý. Nhưng khi hiểu đó là đam mê và thấy con đoạt giải, "các cụ" cũng xuôi lòng và rất tự hào về con mình.
Hoàng Nhi