hchungkt80
Dịch giả Vietpet
Tạp chí Herpetology Notes, số 2, năm 2009 vừa công bố ghi nhận mới của loài cóc mày Vân Nam ở Việt Nam. Tác giả là nhóm các nhà nghiên cứu về bò sát và ếch nhái của Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Hoa Kỳ (AMNH) và Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (IEBR).
Loài ếch nhái này có tên khoa học là Leptobrachium promustache Rao, Wilkinson & Zhang 2006 được mô tả dựa trên mẫu chuẩn thu được ở vùng núi Dawei thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc vào năm 2006.
Trong chuyến khảo sát tại khu vực núi Hoàng Liên thuộc huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai vào năm 2004, nhóm nghiên cứu đã thu được mẫu vật của loài cóc mày này ở độ cao 1300-1400m.
Các nhà khoa học đã ghi nhận loài cóc này ở Việt Nam mở rộng vùng phân bố của loài về phía nam (khoảng 130km so với địa điểm thu mẫu chuẩn, ở độ cao thấp hơn 700m so với độ cao thu được mẫu chuẩn). Loài cóc mày này có chiều dài mút mõm đến hậu môn khoảng 55-67mm.
Loài này được ghi nhận sống ở độ cao 2500m so với mực nước biển, trong rừng thường xanh nhiệt đới và là loài hoạt động vào ban đêm.
Thu Hương
Loài ếch nhái này có tên khoa học là Leptobrachium promustache Rao, Wilkinson & Zhang 2006 được mô tả dựa trên mẫu chuẩn thu được ở vùng núi Dawei thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc vào năm 2006.
Cóc mày Vân Nam. Ảnh: Nguyễn Quảng Trường.
Trong chuyến khảo sát tại khu vực núi Hoàng Liên thuộc huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai vào năm 2004, nhóm nghiên cứu đã thu được mẫu vật của loài cóc mày này ở độ cao 1300-1400m.
Các nhà khoa học đã ghi nhận loài cóc này ở Việt Nam mở rộng vùng phân bố của loài về phía nam (khoảng 130km so với địa điểm thu mẫu chuẩn, ở độ cao thấp hơn 700m so với độ cao thu được mẫu chuẩn). Loài cóc mày này có chiều dài mút mõm đến hậu môn khoảng 55-67mm.
Loài này được ghi nhận sống ở độ cao 2500m so với mực nước biển, trong rừng thường xanh nhiệt đới và là loài hoạt động vào ban đêm.
Thu Hương