• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Ghi nhận mới về loài cóc mày ở VN

Hoangminh

Member
Ghi nhận mới về loài cóc mày ở VN13:22' 09/04/2009 (GMT+7)
- Tạp chí Herpetology Notes, số 2, năm 2009 vừa công bố ghi nhận mới của loài cóc mày Vân Nam ở Việt Nam. Tác giả là nhóm các nhà nghiên cứu về bò sát và ếch nhái của Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Hoa Kỳ (AMNH) và Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (IEBR).

Loài ếch nhái này có tên khoa học là Leptobrachium promustache Rao, Wilkinson & Zhang 2006 được mô tả dựa trên mẫu chuẩn thu được ở vùng núi Dawei thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc vào năm 2006.
Cóc mày Vân Nam. Ảnh: Nguyễn Quảng Trường.
Trong chuyến khảo sát tại khu vực núi Hoàng Liên thuộc huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai vào năm 2004, nhóm nghiên cứu đã thu được mẫu vật của loài cóc mày này ở độ cao 1300-1400m.
Các nhà khoa học đã ghi nhận loài cóc này ở Việt Nam mở rộng vùng phân bố của loài về phía nam (khoảng 130km so với địa điểm thu mẫu chuẩn, ở độ cao thấp hơn 700m so với độ cao thu được mẫu chuẩn). Loài cóc mày này có chiều dài mút mõm đến hậu môn khoảng 55-67mm.
Loài này được ghi nhận sống ở độ cao 2500m so với mực nước biển, trong rừng thường xanh nhiệt đới và là loài hoạt động vào ban đêm.
Rắn mai gầm Gia Lai. Ảnh: Thomas Ziegler
Trước đó, một loài rắn mới vừa được phát hiện ở Việt Nam được đặt tên là rắn mai gầm Gia Lai Calamaria gialaiensis Ziegler, Nguyen & Nguyen, 2008. Phát hiện này nằm trong chương trình hợp tác nghiên cứu giữa Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (Việt Nam) với Vườn thú Cologne (Đức).
Theo ông Nguyễn Quảng Trường, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, mẫu chuẩn dùng để mô tả loài rắn mai gầm Gia Lai được thu tại Kon Ka Kinh, tỉnh Gia Lai từ năm 1999. Mẫu này có chiều dài khoảng 50cm, có đôi đốm sáng màu và 1 khoanh màu vàng ở mút đuôi. Mô tả chi tiết về loài rắn mới này được đăng tải trên Tạp chí Current Herpetology (tập 27, số 2) của Nhật Bản...
Đây là loài rắn mai gầm thứ sáu được ghi nhận ở Việt Nam.
Website sinh vật rừng VN cho biết, loài này được ghi nhận ở độ cao 500-700m so với mực nước biển, trong rừng thường xanh nhiệt đới và là loài hoạt động vào ban đêm.
  • Thu Hương
 
Top