• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Gốc cây độc nhất ở VN: 2,2 tỷ đồng không bán

hchungkt80

Dịch giả Vietpet
Một đại gia trong nước trả giá gốc cây gù hương của ông Đức 1,8 tỷ đồng, một đại gia nước ngoài trả 130.000 USD, tương đương với khoảng 2,2 tỷ đồng, song ông Đức vẫn lắc đầu không bán.

Mấy năm nay, những tay chơi gỗ lũa nghe tin ông Nguyễn Công Đức có bộ lũa gù hương lớn nhất, độc nhất, quý nhất Việt Nam mà "thèm".

Giới sành gỗ lũa từ Bắc đến Nam kéo đến trang trại của ông Đức để tận mắt bộ lũa quý ngày một đông. Họ đến xem rồi định giá, trả giá, hoặc chỉ để ngắm bộ lũa độc đáo.

Đại gia Bá Mạnh, nổi tiếng Sài Gòn vì thú chơi gỗ lũa sau khi xem gốc cây gù hương của ông Đức đã gạ đổi 25 bộ lũa cẩm lai, mỗi gốc cây có đường kính 2m, trị giá cả tỷ đồng. Tuy nhiên, ông Đức chỉ cười: “Khuân 25 bộ bàn ghế của anh về tôi lấy đâu ra chỗ trưng bày?”.

Sau khi từ chối 25 bộ lũa của đại gia Bá Mạnh, thì đại gia Mạnh Hùng, ở Thành phố Vinh (Nghệ An) đến xem và trả 1,2 tỷ đồng. Tuy nhiên, ông Đức chỉ cười mủm mỉm mời xem cho thỏa lòng, rồi dẫn đại gia này đi tham quan trang trại của ông.


Hàng ngày, ông Đức tiếp khách trên bộ bàn ghế lũa gù hương trị giá tiền tỷ này.​

Trong số những tay chơi gỗ lũa người Việt đến xem, định giá, trả giá, thì đại gia tên Tuấn, ông chủ của hệ thống khách sạn ở Bắc cầu Mỹ Thuận, là người trả giá bộ lũa gù hương của ông Đức cao nhất. Đại gia này đã bạo tay chi tới 1,8 tỷ đồng nhằm sở hữu bộ lũa độc nhất vô nhị. Tuy nhiên, cái giá ấy cũng không làm ông Đức bán đi bộ lũa quý của mình.

Mới đây nhất, một người Mỹ cùng một cô phiên dịch đã đến tận trang trại của ông Đức bảo rằng: “Tôi sống ở Việt Nam đã mấy năm, giờ về Mỹ, muốn mua cái gốc cây này đem về nước làm kỷ niệm. Người ta trả giá bao nhiêu tôi mặc kệ, tôi trả ngài 130.000 USD. Ngài cho tôi số tài khoản, tôi chuyển tiền vào…”.

Ông Đức tò mò hỏi: “Thế bộ lũa lớn thế này, anh chuyển về kiểu gì”. Ông ta bảo: “Bàn ghế không phải hàng cấm, nên tôi chuyển dễ dàng thôi. Tôi sẽ đóng vào container, rồi đưa lên tàu chở về”.

Với cái giá 130.000 USD, tương đương với khoảng 2,2 tỷ đồng cho cái gốc cây ông “nhặt” được, ông Đức cũng “choáng”, tuy nhiên, theo ông người Mỹ kia có trả cao gấp 10 lần đó, ông cũng không bán. Không mua được bộ lũa, ông người Mỹ kia xin ông Đức cho ngủ trên chiếc giường lũa gù hương một đêm. Tất nhiên, ông Đức vui vẻ đồng ý.

Theo giới sành gỗ lũa, bộ lũa của ông Đức đẹp có một không hai, không thể có gốc cây nào có tuổi kinh khủng và đẹp nguyên vẹn như gốc cây của ông.

Ở Việt Nam hiện có rất nhiều bộ lũa làm từ gốc cây rất lớn, đường kính chỗ dài nhất có thể từ 3 đến 4m, song không kiếm đâu ra một bộ lũa thứ hai làm từ một gốc cây có đường kính tới 7m. Hơn nữa, khi gốc cây có đường kính lớn tới 3 - 4 m, thì tuổi thọ của nó đã đến hàng trăm, hàng nghìn năm, và hầu hết phần giữa gốc cây đều rỗng ra, phải chắp vá lại, làm giảm giá trị rất nhiều.

Thế nhưng, gốc cây của ông Đức thuộc hàng "cụ kỵ", có tuổi thọ khoảng 3.000 – 4.000 năm, là loài gỗ cực quý, làm lũa đẹp, lại không bị thủng ở giữa gốc.

Theo giới sành chơi gỗ lũa, bộ lũa của ông Đức đã hội tụ đầy đủ nhất mọi giá trị, thẩm mỹ, do đó, nó trở thành thứ độc nhất vô nhị, không thể kiếm ra bộ thứ hai ở Việt Nam.

Tôi hỏi ông: “Liệu người ta trả cỡ nào thì ông mới bán?”. Ông Đức nhấp môi chén trà ngẫm ngợi một lúc rồi bảo: “Nếu tớ là ông cụ người Mường thì tới cũng chỉ định giá nó 1,2 triệu đồng khi quy thành củi đun. Tuy nhiên, với tớ, bộ lũa này là vô giá vì nó gắn với tớ bao nhiêu kỷ niệm, lại là sản phẩm do bàn tay tớ kỳ công làm ra. Tớ đã già, nguồn thu từ mấy căn nhà cho thuê ở Hà Nội cũng đủ tiêu rồi, còn cần gì đến 5 hay 10 tỷ đồng nữa. Tiền quý thật, nhưng với tớ, có tiền tỷ cũng chỉ đem gửi ngân hàng, chả biết tiêu vào cái gì. Có bộ bàn ghế ở đây, hàng ngày có thứ mà ngắm nghía, mà sung sướng”.

Từ ngày có bộ lũa này, dù ngày hay đêm cũng chẳng có con muỗi nào bén mảng đến ngôi nhà dưới chân núi của ông Đức, mặc dù ở chốn rừng núi này muỗi là loài nhiều nhất và đáng ghét nhất.

Ông Đức bảo rằng, mỗi lúc làm việc mệt nhọc, ngồi thưởng trà bên bộ bàn ghế, gửi thấy mùi tinh dầu gù hương tiết ra thoang thoảng, tinh thần luôn phấn chấn, vui vẻ. Đêm nằm trên cái gốc cây gù hương mùi hương cũng đưa ông vào giấc ngủ ngon và sâu hơn.

Đôi khi, cái giường là gốc cây mấy ngàn tuổi này cùng với khung cảnh núi rừng thơ mộng, đưa ông vào những giấc mơ kỳ lạ. Trong giấc mơ ấy, ông thường cởi trần, đóng khố, đêm ngủ trong hang, ngày đi săn thú. Đối với con người từng bỏ phố lên rừng ở như ông Đức, những giấc mơ kiểu đó thú vị vô cùng.

Theo VTC
 
Top