vits2be
Member
Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội hôm qua báo cáo về tình hình sức khỏe của cụ Rùa lên thành phố, trong đó, đề xuất gắn thiết bị định vị cho cụ Rùa trước khi thả về hồ.
Ông Lê Xuân Rao, giám đốc Sở cho biết, sau hơn một tháng được đưa về bể chữa trị và chăm sóc ở chân Tháp Rùa, các vết thương trên mai, cổ lên da non và hiện tượng nấm đã hết.
"Sau khi nạo vét hồ Gươm xong, cụ sẽ được trở về môi trường tự nhiên. Sở cũng đề xuất từ nay đến ngày 8/5 sẽ làm mái che nắng có cửa cơ động, thuận lợi để đưa Rùa từ bể ra hồ và ngược lại", ông Rao nói thêm.
Rùa hồ Gươm từng bị thương, nhưng các vết thương đến nay đã lành lại. Ảnh: Hà Hồng.
Theo báo cáo của Sở Khoa học và Công nghệ, từ ngày 22/4 đến nay, tổ công tác cứu Rùa hồ Gươm thường xuyên vận hành hệ thống phun, bơm lọc nước tuần hoàn để trao đổi không khí và cung cấp thêm oxi cho Rùa.
Đến ngày 29/4, tổ chữa trị đã tiến hành bôi thuốc chữa thương cho Rùa, đồng thời lấy mẫu để xác định tình trạng các vết thương và cách điều trị cuối cùng trước khi đưa Rùa về môi trường tự nhiên.
Theo giáo sư Đặng Huy Huỳnh, chủ tịch hội động vật học, việc gắn thiết bị theo dõi cho cụ Rùa là cần thiết, từ đó theo dõi diễn biến tình hình sức khỏe và cuộc sống hằng ngày của Rùa khi ở hồ.
Trước đó, trong quá trình chữa trị, nhà khoa học đã xác định chiều dài toàn thân của Rùa là 185 cm; chiều rộng mai 99 cm, chiều dài đuôi 35 cm. Cân nặng của Rùa Hồ Gươm sau một tuần được đưa lên bể chữa trị là 169 kg, nhỏ hơn so với tiêu bản trong đền Ngọc Sơn.
Sau khi phân tích, so sánh ADN, các nhà khoa học đi đến kết luận, Rùa hồ Gươm là "cụ bà", là loài động vật đặc hữu của cả nước và không cùng loài với rùa Đồng Mô.
Tiến sĩ Bùi Quang Tề, tổ trưởng tổ chẩn đoán và chữa trị Rùa hồ Gươm lưu ý, việc làm cần thiết và cũng là giải pháp lâu dài là làm sạch hồ Gươm, đảm bảo môi trường sống và sức khỏe ổn định cho Rùa Hồ Gươm.
Hương Thu
Vnexpress.net
Ông Lê Xuân Rao, giám đốc Sở cho biết, sau hơn một tháng được đưa về bể chữa trị và chăm sóc ở chân Tháp Rùa, các vết thương trên mai, cổ lên da non và hiện tượng nấm đã hết.
"Sau khi nạo vét hồ Gươm xong, cụ sẽ được trở về môi trường tự nhiên. Sở cũng đề xuất từ nay đến ngày 8/5 sẽ làm mái che nắng có cửa cơ động, thuận lợi để đưa Rùa từ bể ra hồ và ngược lại", ông Rao nói thêm.
Rùa hồ Gươm từng bị thương, nhưng các vết thương đến nay đã lành lại. Ảnh: Hà Hồng.
Theo báo cáo của Sở Khoa học và Công nghệ, từ ngày 22/4 đến nay, tổ công tác cứu Rùa hồ Gươm thường xuyên vận hành hệ thống phun, bơm lọc nước tuần hoàn để trao đổi không khí và cung cấp thêm oxi cho Rùa.
Đến ngày 29/4, tổ chữa trị đã tiến hành bôi thuốc chữa thương cho Rùa, đồng thời lấy mẫu để xác định tình trạng các vết thương và cách điều trị cuối cùng trước khi đưa Rùa về môi trường tự nhiên.
Theo giáo sư Đặng Huy Huỳnh, chủ tịch hội động vật học, việc gắn thiết bị theo dõi cho cụ Rùa là cần thiết, từ đó theo dõi diễn biến tình hình sức khỏe và cuộc sống hằng ngày của Rùa khi ở hồ.
Trước đó, trong quá trình chữa trị, nhà khoa học đã xác định chiều dài toàn thân của Rùa là 185 cm; chiều rộng mai 99 cm, chiều dài đuôi 35 cm. Cân nặng của Rùa Hồ Gươm sau một tuần được đưa lên bể chữa trị là 169 kg, nhỏ hơn so với tiêu bản trong đền Ngọc Sơn.
Sau khi phân tích, so sánh ADN, các nhà khoa học đi đến kết luận, Rùa hồ Gươm là "cụ bà", là loài động vật đặc hữu của cả nước và không cùng loài với rùa Đồng Mô.
Tiến sĩ Bùi Quang Tề, tổ trưởng tổ chẩn đoán và chữa trị Rùa hồ Gươm lưu ý, việc làm cần thiết và cũng là giải pháp lâu dài là làm sạch hồ Gươm, đảm bảo môi trường sống và sức khỏe ổn định cho Rùa Hồ Gươm.
Hương Thu
Vnexpress.net