• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Gà Móng .

anhthe98

Member
Bảo vệ nguồn gen gà Móng quý hiếm


Gà Móng - giống gà nuôi của làng An Mông (xã Tiên Phong, huyện Duy Tiên, Hà Nam) quý hiếm đến mức được ghi vào sách đỏ Việt Nam. Vài năm trở lại đây, tất thảy người dân Tiên Phong cùng nhau hợp sức bảo tồn nguồn gen thuần chủng của giống gà này, đưa chúng trở thành vật nuôi chủ lực góp phần phát triển kinh tế tại địa phương.

“Ngoại bất nhập”
Năm 2003, một số cán bộ Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hà Nam về làng An Mông (còn có tên là làng Móng), thấy ở đây có giống gà với ngoại hình và chất lượng thịt thơm ngon khác với những giống gà ta, liền lấy mẫu vật đem đi giám định tại Viện Chăn nuôi. Kết quả giám định cho thấy, đây là giống gà chưa từng được các nhà khoa học biết tới.
Ngay sau đó, giống gà này được đặt tên là gà Móng, được xếp vào chủng giống vật nuôi quý hiếm, và trở thành loài gà nuôi duy nhất được đưa tên vào sách đỏ Việt Nam.
Ba phía được bao bọc bởi sông Châu, địa thế làng An Mông như một ốc đảo hình chiếc móng ngựa, giao thông với bên làng ngoài phải qua đò, cách trở đường xá nên việc du nhập các giống gà khác ít xảy ra. Nhờ vậy mà giống gà Móng không bị lai tạp, giữ được độ thuần chủng tuyệt đối đến tận bây giờ. Tuy năng suất không cao, nhưng chúng thích nghi tốt trong điều kiện nuôi thả ở vùng dâu và lúa này.
Theo TS. Võ Văn Sự, trưởng khoa Động vật quý hiếm - Viện Chăn nuôi, trước đây người dân Tiên Phong chưa biết được sự quý hiếm của giống gà Móng, nên cũng như nơi khác, làn sóng chăn nuôi gà công nghiệp ào tới, khiến giống gà Móng bị mai một, rất ít hộ nuôi. Từ năm 2003, bảo tồn và phát triển giống gà Móng trở thành một chương trình bảo tồn gen vật nuôi quốc gia do Viện Chăn nuôi thực hiện
Lãnh đạo tỉnh Hà Nam đã chỉ đạo xã phải phát triển chăn nuôi gà Móng. Hội chăn nuôi gà Móng đã được thành lập tại xã Tiên Phong vào năm 2005, các thành viên muốn tham gia hội phải tuân thủ các tiêu chí: Số lượng chăn nuôi phải trên 50 gà mái, có chuồng trại đảm bảo quy trình kỹ thuật, phải tự lên kế hoạch phòng trừ dịch bệnh định kỳ. Mỗi thành viên tham gia đều được Hội Chăn nuôi gà Móng hỗ trợ 300 nghìn/năm để tu sửa chuồng trại, mua thuốc phòng trị bệnh cho gà. Nhiều quy định khe khắt được áp dụng triệt để: Trên địa bàn làng An Mông không được phép nuôi bất cứ một loại gà nào khác. Bến đò An Mông luôn có người giám sát, những chú gà “ngoại lai” xâm phạm vào làng sẽ bị huỷ ngay lập tức, để gà Móng thuần chủng không bị lai tạp, đồng thời cắt đứt hoàn toàn nguồn dịch bệnh lây lan từ bên ngoài.

Nuôi gà Móng để thoát nghèo
Tại xã Tiên Phong hiện chỉ có duy nhất giống gà này, với tổng số lượng 13.000 con gà mái sinh sản. Bà Vũ Kim Mai, Chủ tịch UBND xã Tiên Phong cho biết: Toàn xã chỉ có gần 800 hộ gia đình, thì đã có hơn 700 hộ đang nuôi gà Móng. Thức ăn của gà Móng là những loại nông sản thông thường, dễ kiếm như thóc, ngô, bột sắn....
thời gian nuôi gà, từ khi gà con nở đến lúc xuất chuồng mất khoảng 6 tháng, gà mái xuất chuồng đạt trọng lượng gần 3kg, gà trống đạt trọng lượng khoảng 3,5 kg. Giá bán gà Móng thương phẩm luôn cao hơn gà ta, hiện tại khoảng 80.000-85.000 đồng/kg. Nhiều người ở xã Tiên Phong đã chủ động đi tìm kiếm đầu ra, giao bán sản phẩm cho các khách sạn, nhà hàng ở Hà Nội, Nam Định. Với chi phí chăn nuôi mất khoảng 35 ngàn đồng/kg, nuôi 100 con gà thịt cho lợi nhuận bình quân 7,5 triệu đồng/6 tháng. Năng suất đẻ trứng của gà Móng đạt 80-100 quả/năm. Vì vậy, một gà mái đẻ cho lợi nhuận hơn 400 ngàn đồng/năm. Hàng trăm hộ gia đình nuôi gà Móng sinh sản với quy mô nhỏ, chỉ 25-50 con/hộ, nhưng hàng tháng đã có thu nhập 800.000-2.000.000 đồng.
TS Võ Văn Sự, Trưởng Bộ môn Động vật quý hiếm và đa dạng sinh học - Viện Chăn nuôi cho biết: Khác với các giống gà ta, ống chân gà Móng tuy vẫn có màu vàng, nhưng giữa các kẽ móng lại có màu đỏ đặc trưng. Gà Móng có thân hình chắc khoẻ, nổi tiếng về năng suất cũng như chất lượng thịt. Khi chế biến, thịt gà Móng rất thơm ngon, dù gà béo nhưng không có mỡ, da rất giòn. Lúc nhỏ, gà có màu lông trắng, khi trưởng thành gà trống có màu lông nâu đỏ, đỏ tía (màu mã lĩnh); gà mái màu lông bạc.



Viện chăn nuôi
 

TaiVenh

Active Member
Làm giàu từ gà Móng



Gà móng (hình minh họa - nguồn từ Internet)

Móng vốn là một giống hiếm, càng quý hơn khi chính giống này đang từng ngày, từng giờ góp phần làm thay da đổi thịt cho quê hương Tiên Phong - xứ sở của Móng.

Xã thuần nông Tiên Phong (huyện Duy Tiên - tỉnh Hà Nam), vốn là xã có địa hình 3 mặt tiếp giáp với sông Châu, giao thông từ xã nối với huyện chỉ có duy nhất đường chân đê Bắc Châu Giang, với nhiều ổ , ổ voi, việc đi lại làm ăn, sinh sống rất khó khăn nên người ta quen gọi Tiên Phong là “ốc đảo” giữa đất liền.


Tên gọi này gắn với sự nghèo khó một thời, người dân chỉ trông vào cây lúa, cây dâu và nuôi với quy mô nhỏ lẻ, dù quanh năm lam lũ, vất vả nhưng vẫn không đủ ăn. Thế mà chỉ mấy năm trở lại đây, chỉ nhờ dự án nuôi con Móng, đời sống nhân dân thay đổi hẳn.


Móng xuất hiện trên mảnh đất Tiên Phong từ rất sớm và được xem như giống cổ truyền của địa phương. Móng là một giống quý hiếm, hiện nay giống được bảo tồn nguồn gen tại Trung tâm giống gia cầm Thuỵ Phương- Hà Nội. có lông màu vàng và đen, có đôi chân to hơn những loại bình thường, chắc, khoẻ. Thịt có màu đỏ tươi, rất chắc, thơm và hầu như không có mỡ dưới lớp da. trưởng thành nặng từ 2 đến 4 kg ( trống 3 đến 4 kg, mái từ 2 đến 3 kg), trưởng thành được giữ lại làm đẻ và hậu bị, dân chỉ bán những con già, yếu, đẻ nhiều, giá từ 45 đến 50 nghìn/kg.


Trước đây, trên địa bàn xã, chỉ được nuôi quy mô nhỏ, chủ yếu là phục vụ cải thiện gia đình. Đến năm 2002 khi dự án "Bảo tồn giống móng" được triển khai trong xã thì có 14 hội viên đăng ký với 1.350 đầu . Mỗi hội viên nuôi từ 20 đến 30 con , hộ nuôi nhiều nhất là 40 con (gồm đẻ và hậu bị).


Các thành viên trong hội đặt ra tiêu chí khi tham gia hội viên đòi hỏi phải giữ vững định mức và ổ định đầu đã đăng ký, có chuồng trại sạch sẽ, ấm áp về mùa đông và thoáng mát về mùa hè, phải tự lên kế hoạch phòng trừ dịch bệnh định kỳ. Ngược lại, khi chính thức là hội viên của hội thì sẽ được hội móng hỗ trợ 300 nghìn/năm để tu sử chuồng trại, mua thuốc men. Ngoài ra, các hội viên cũng được phun thuốc phòng trừ dịch bệnh miễn phí theo định kỳ. Số trứng đẻ ra cho mẹ ấp 30%, còn lại được ấp bằng máy. Nhà anh Hoàng Thế Thành (xóm 5- thôn An Mông 2), có lò ấp sức chứa 1 vạn quả. Tính trung bình một con con ra đời anh bán làm giống giá từ 12.000đ đến 13.000đ, sau một tháng tuổi là 30.000đ.


Anh Hoàng Duy Cửu (thôn An Mông1) đang chăm 60 con (cả đẻ, hậu bị và con), cứ 21 ngày anh xuất một lứa con (khoảng 50 con). Mỗi năm gia đình anh thu lãi từ khoảng 10 triệu. Đây cũng là nguồn thu chủ yếu của gia đình. Anh cho biết thị trường tiêu thụ con chủ yếu vẫn là ở chợ Sông (Bình Lục – Hà Nam). Ở đây nhiều khách từ các huyện thị và từ Hà Nội đổ về mua Móng về nuôi.


Theo ông Hoàng Kim Tôn - Chủ tịch hội Móng xã Tiên Phong: Trên địa bàn xã hiện có 700 hộ dân tham gia nuôi Móng. Bình quân mỗi hộ nuôi từ 12 đến 15 con , ước tính mỗi năm tổng thu của toàn xã khoảng 2,8 đến 3 tỷ đồng. Ông khẳng định: Từ trước tới nay xã Tiên Phong chưa bao giờ xuất hiện ổ dịch cúm. Để có được thành tích này là kết quả nỗ lực thực hiện tốt công tác phòng trừ dịch bệnh, đồng thời kết hợp phun thuốc chuồng trại miễn phí cho 100% hộ chăn nuôi, đồng thời kiên quyết không nhập từ các địa phương khác, hoặc không rõ nguồn gốc. Nhờ vậy, kể cả khi có dịch cúm gia cầm, xã vẫn yên tâm đảm bảo an toàn cho đàn và đời sống nhân dân.


Theo: nhanong.net
 

TaiVenh

Active Member
Mua gà "hiếm" về… ăn Tết!

Thời gian trôi miệt mài như người đuổi sau lưng. Những người lo xa đã quẩy quả hành lý tìm về làng Tiên Phong - một làng chiêm trũng của tỉnh lúa Hà Nam để… mua động vật sách đỏ để đón tết cổ truyền.


Thế mới biết, tiếng lành đồn xa, tiếng dữ cũng đồn xa… Cái tin An Mông vào sách đỏ đã được “giang hồ” sành ăn biết đến.

Nhưng, trong trường hợp này, những quy định về bảo tồn nguồn gene quý với chuyện phát triển kinh tế chăn nuôi hoàn toàn… không 'dẫm chân' nhau, cho nên, việc tìm loài động vật sách đỏ quý hiếm để ăn tết ở đây được coi là không phạm pháp!
Tôi cũng tấp tểnh theo chân những người sành, đi về mua sách đỏ ăn tết đón xuân!


Làng… sách đỏ!

Làng nằm sâu trong xứ chiêm khê mùa úng. Đoạn đê vào làng gồ ghề, khúc khuỷu như sống trâu. Rặng nhãn hai bên đường, tán tròn xoe, lùm lùm đầy đặn. Khung cảnh yên tĩnh, thanh bình.

Chuyện giống móng của làng An Mông (xã Tiên Phong - huyện Duy Tiên – Hà Nam) được ghi danh vào… sách đỏ để bảo tồn và phát triển nguồn gene quý có lẽ là câu chuyện “độc nhất vô nhị” từ xưa đến nay trong lịch sử của Viện bảo tồn gene Việt Nam.

Số là, có mấy anh cán bộ Sở Nông nghiệp tỉnh đi công tác tại địa phương, được mời cơm có món... thịt . Các anh thấy ngon quá, mới lấy mẫu vật về lập hồ sơ gửi đến Viện Bảo tồn gene. Vài năm sau, móng An Mông có tên trong sách đỏ.

Làng cũng được “thơm lây”, bởi, theo các cụ trong làng An Mông, nuôi cái giống này từ hàng trăm năm nay mà cả làng không ai biết mình đang nắm giữ một “thương hiệu” về loài có tên trong sách đỏ duy nhất còn lại trong cả nước.

Ngay đến cái tên “ móng”, thực chất cũng là đọc chệch từ cái tên làng (An Mông) mà ra. Cho nên, làng có thêm một cái tên mới: Làng… sách đỏ!



Tiếng là xã thuần nông nhưng Tiên Phong có diện tích đất nông nghiệp vào loại thấp nhất tỉnh. Trung bình, mỗi hộ được chia 5 mảnh dâu và 6 mảnh ruộng.

Trước thời điểm 2003, khi giống móng - vật nuôi quen thuộc trong làng – chưa được “ghi danh” sách đỏ, làng có nghề trồng dâu chăn tằm.
Đó cũng là nguồn thu nhập chính của người dân trong xã những ngày nông nhàn. Nhà nào cũng có dăm ba con nuôi thả trong vườn, cho nhặt cơm rơi, thóc vãi, thi thoảng thịt vài con trong ngày giỗ chạp, lễ lạt…

Nhưng, mọi chuyện bắt đầu thay đổi từ năm 2003. Đoàn cán bộ Sở Nông nghiệp tỉnh Hà Nam công tác tại xã nhà, được “chiêu đãi” cỗ có món quê. “Lịch sử” của móng Tiên Phong được viết một cách đầy tình cờ như đã nói ở trên.

Và, con không còn được “nuôi chơi bời” nữa… Nó mang lại thu nhập chính cho và trở thành “chìa khoá” xoá nghèo cho các hộ nông dân Tiên Phong. Quan trọng hơn, Tiên Phong có “sứ mệnh” bảo tồn và phát triển nguồn gene quý của loài động vật đang được sách đỏ bảo vệ! Anh Nguyễn Văn Trìu - trưởng thôn An Mông 1, bảo: 'Bây giờ, cả làng vẫn nuôi tằm, nhưng không nhiều như trước.



Người ta dồn “tâm huyết” đầu tư cho giống quý. Và sự thật, móng đang “đẻ trứng vàng” cho các hộ nông dân trong xã. 6 mảnh ruộng trồng lúa vì thế mà cũng tập trung thóc để… nuôi !'

Kể từ khi móng An Mông được ghi danh sách đỏ, người Tiên Phong chủ trương “giữ gìn và phát triển” nguồn gene quý của móng bằng mọi cách, trong đó có biện pháp “không ăn thịt ”.

Lẽ dĩ nhiên, lý do mà họ nghĩ tới nhiều hơn đó là giá trị kinh tế của một kg lên tới 100 ngàn đồng. Với mức thu nhập của người nông dân đồng chiêm trũng Duy Tiên, ăn một con vài trăm ngàn tương đương với… 2 tạ thóc. Cho nên, trưởng thành được giữ như báu vật để nhân giống. Nếu có thịt, họ cũng chỉ dám “xử lý” nhưng chú “paragame” bị dị tật, hết tuổi đẻ trứng hay có dấu hiệu bị… thoái hoá mà thôi.

Năm 2003, ông Lê Văn Biên được cử làm “đại sứ” mang móng An Mông đi dự Hội chợ nông nghiệp trên Hà Nội ngót một tuần lễ. Hội chợ nông nghiệp kết thúc, hội chăn nuôi An Mông của xã được thành lập, tập trung các hộ nuôi móng quy mô lớn. Tiêu chí để kết nạp thành viên của hội cũng rất khắt khe: phải có tối thiểu… 50 đầu mái.

Các thành viên được phổ biến kỹ thuật chăn nuôi, cách phòng chống dịch bệnh có thể phát sinh ảnh hưởng đến đàn quý. “Dưới trướng” của Hội chăn nuôi móng có 150 hội viên. Tất nhiên, những hội viên vi phạm quy chế: Không đảm bảo móng thuần chủng sẽ bị tẩy chay. Những chú “ngoại lai” xâm phạm vào xã, sẽ bị hành quyết ngay lập tức để móng thuần chủng của làng không bị lai tạp.

Những đợt cao điểm bùng phát dịch cúm gia cầm trong cả nước, xã chủ trương “ngăn sông cấm chợ” bất cứ loại gia cầm nào “xé rào” vào làng.

Cam kết này còn được gửi đến các quán ăn trong làng. Nếu chủ quán nào vi phạm, tuỳ theo mức độ sẽ xử phạt hành chính, nặng nhất là… cấm cửa kinh doanh! 'Tiên Phong phải “biết ơn” con nhiều lắm. Kể từ ngày chúng được ghi danh sách đỏ, người dân có cơ hội để xoá đói giảm nghèo bằng con .

Trước, số hộ có 50 đầu mái trong chuồng ít lắm. Không ai dám nuôi nhiều, bởi ngần ấy con , một năm cũng ngốn đến vài tạ thóc là chuyện thường. Cấy lúa không đủ nuôi . Nay nhiều hộ giàu lên nhờ con móng!” - ông chủ nhiệm hợp tác xã Lê Văn Biên mừng ra mặt.
Năm ngoái, anh Tiệp là người đầu tiên trong xã đầu tư hệ thống lò ấp nở. Một quả trứng ấp nở con, anh lấy phí dịch vụ 400 đồng/quả . giống nở, sau 2 tuần tuổi, người An Mông bán “ngon ơ” 30 - 40 ngàn đồng/đôi.

Hiện tại, Tiên Phong là vùng duy nhất “độc quyền” cung cấp giống quý cho “thương nhân” khắp nơi về ăn mối. Xã đang “sở hữu” 13.000 đầu mái đẻ mà vẫn còn “cháy hàng”.
Nghe đâu, anh Tiệp tiếp tục đầu tư thêm một lò ấp mới, làm ăn theo quy mô lớn, vừa phát triển đàn quý, vừa làm kinh tế cao.

“Nói thật, hàng trăm năm nay các cụ nuôi con này trong nhà, chúng tôi có biết nó là quý hiếm sách đỏ đâu. Chỉ biết, đó là loài có năng suất rất cao, thịt thơm, ngon, da giòn... Nay, nó là động vật sách đỏ, giá thành lên cao thật, chúng tôi không dám mổ một con làm cỗ, xót lắm. Nhưng mà, phải công nhận An Mông rang giòn, cho lá chanh thì không chê vào đâu được…” - anh Biên cười hềnh hệch, rồi lại cặm cụi với chương trình phổ biến cho bà con phun thuốc phòng dịch bảo vệ đàn làng.

“Nếu không chi chút như thế, cái “hát năm nờ một” mà vào làng, gene quý gì chúng tôi chưa biết, nhưng mà Tiên Phong sẽ không bao giờ xoá được đói nghèo. Ơn trời, đến nay móng An Mông vẫn “nói không” với dịch, anh ạ…!”.

“Bóp mồm bóp miệng”… nhường cho khách!

móng Tiên Phong có “gốc tích” từ thôn An Mông 1. Xưa, An Mông 1 là nơi khởi thuỷ về khai canh lập ấp. Theo thời gian, dân cư tăng lên, xóm nhỏ phát triển thành xóm lớn. Tiên Phong hiện có ba thôn: Dương Thọ, An Mông 1, An Mông 2 với trên 600 hộ dân.

May mắn nhất, hầu hết các hộ đều nuôi sách đỏ. Người dân nuôi rất hồn nhiên, chẳng có chế độ gì “phân biệt” … sách đỏ với nhà. được nuôi thả rông trong vườn, tự do đào bới, tìm kiếm thức ăn.


Giống móng của làng An Mông

Hai “bữa chính” là “bữa sáng” và “bữa chiều” với thực đơn không bao giờ thay đổi, đó là… thóc. Điều ấy, người An Mông có quyền tự hào khẳng định: Đó là sạch 100%, không bị nuôi bằng chất kích thích, thức ăn công nghiệp.

Điều đặc biệt nhất, địa thế làng An Mông có hình chiếc móng ngựa, và bị “cô lập” như một ốc đảo bởi tuyến đê sông Đáy chảy qua. Từ làng lên phổ Phủ (thị trấn Bình Lục) mất non chục cây số, và cũng bằng ấy đường đất để lên Phủ Lý.

Chẳng biết, có phải chính địa hình ấy đã mang lại may mắn cho móng An Mông hay không, bởi, trong lúc hầu hết huyện này huyện khác của Hà Nam công bố nhiễn dịch H5N1, móng An Mông và Tiên Phong là xã gần như duy nhất “nói không” với đại dịch cúm gia cầm!

móng An Mông có “ngoại hình” khá đặc biệt: mái trưởng thành có trọng lượng trên dưới 2,5kg; trống từ 3,5 – 4kg. Con mái có duy nhất một màu lông hung sẫm, đẻ 12 trứng một tháng; con trống mào xít, lông đen sẫm, dáng đi khoan thai, chân vàng, 5 khe chân có các đường huyết đỏ.

con ấp nở, cũng có duy nhất bộ lông vàng, không lẫn bất cứ một màu nào khác. Với đặc điểm như thế, người An Mông nhìn qua có thể biết, đó có phải móng thuần hay bị “pha tạp” hay không!

Các chủ trong làng rậm rịch cả tuần lễ nay. Khách buôn về ăn hàng đã nhiều. Người đánh tiếng, hỏi thăm địa chỉ tìm về cũng lắm. Bà cụ quần xắn móng lợn đang tấp tểnh trong ruộng dâu, cơ hồ nong tằm đã đến lúc đói lả, nhưng vẫn bị quấy rầy liên tục bởi những người khách lạ: “Cụ cho hỏi thăm, về làng vào nhà nào bán móng ăn tết ạ!”. Nhưng bà cụ cũng chẳng lấy cại việc bị quấy rầy làm phiền lòng, vẫn đon đả mà chỉ dẫn tận tình: Nhà bác cứ vào nhà ấy, nhà ấy…

Người làng An Mông dường như cũng đã bắt nhịp với “cơ chế thị trường” nhanh nhạy, nên đã “ém sẵn” lứa cho dịp Tết nguyên đán. Hộ anh Trìu có gần trăm con trưởng thành, nếu xuất hết phải lên đến hơn ba tạ . Nhân với cái giá ngót nghét trăm ngàn một kg, cái “của để dành” là ấy là cả một gia sản vài chục triệu đồng của nhà anh. Hộ ông Biên, hộ anh Tiệp vừa làm dịch vụ ấp nở, vừa “bỏ lợn” mấy chục con nuôi trong chuồng. Lạ nhất, ấy là nhà nào nhà nấy, vườn đều bỏ trống, bởi nếu có trồng mảnh rau, cũng phàm ăn mà vặt trụi.
Ngay đến mấy bụi chuối hột, anh Trìu cũng phải lấy bao tải, nylon quấn kín dưới gốc, không cho … ngứa mỏ phá mất.

Mấy người khách về mua làm thực phẩm cho ngày tết cười như hoa, vì ai nấy đều nghĩ thầm trong bụng chẳng cần phải lo lắng có kiểm dịch hay không, ngày tết, mâm cúng có con đồng, mà lại là sách đỏ thì là quý rồi.

Một vị khách còn hồn nhiên nói: “Các nhà hàng trên Hà Nội cứ treo biển ầm ầm, rằng “ đồi”, “ thả rông”, nếu họ mà biết treo cái biển “ sách đỏ”, chắc chắn sẽ… hốt bạc!
Ông Biên nghe chuyện, chỉ biết cười góp vui. Ông là người chẳng mấy khi đi ra khỏi cái làng hình chiếc móng ngựa của mình, lại chẳng thể nào biết được cái con đồi, thả rông ấy hình thù, mặt mũi nó thế nào, chứ nói gì đến vị thịt của nó gầy hay béo? Ông vê một điếu thuốc lào tra vào nõ, rít lấy rít để, chiếc điếu cày kêu cành cạch, ra chừng giòn lắm.

Ơn trời hoà thuận, không trái gió trở trời, không mang dịch bệnh đến cho đàn làng ông, thì năm nào ông cũng có sách đỏ để góp vui cho tết thiên hạ, mà cái gene quý của đàn làng ông cũng có cơ được bảo tồn mãi mãi…
Theo VnMedia
 
Top