hchungkt80
Dịch giả Vietpet
Thịt gà Mông (còn gọi là "gà đen") hiện được bán tại các quán: Ngôi Sao Xanh, Những Người Bạn, Nam Thái... (TP.Biên Hòa) hoặc ở các nhà hàng B.N, Hương Xưa (huyện Long Thành, Nhơn Trạch) thì tuy có ngon, nhưng chưa... tuyệt cú mèo như tôi (tác giả) đã từng thưởng thức loại gà nuôi thả rong này ở ngay trên vùng Tây Bắc. Ấn tượng nhất là lần đầu tiên ăn món gà đen hầm với rễ tam thất. Một lần đến Mèo Vạc, tôi được đãi món mèn mén (làm từ bắp) khi và mấy đũa đã thấy ngán. Bỗng cô gái phục vụ người Mông kêu lên: "Ô! Sao anh Hai không ăn mèn mén với... canh gà Mông tam thất này xem sao!". Nhìn tô canh có nước đen thui với mấy cục thịt gà cũng đen từ da, thịt đến cả xương tôi đã thấy ghê ghê. Nhưng ai lại từ chối lời mời của người đẹp dân tộc, thế là tôi gắp cục thịt gà, đánh bạo ăn thử và hết sức bất ngờ trước hương vị thơm ngon một cách lạ lùng của nó. Tôi ấn tượng món này đến nỗi lần sau lên Lào Cai, tôi cùng một đồng nghiệp trẻ vào ngay một nhà hàng để kêu cái món mà dân sành điệu vùng Tây Bắc đều cho là cực ngon: Gà Mông luộc chấm muối tiêu. Đúng là chỉ có luộc mới nói lên đầy đủ sự tinh túy của giống gà đen đặc sản này.
Gà đen được chế biến thành nhiều món ăn rất hấp dẫn.
Đầu năm rồi, tôi lang thang đến Mù Căng Chải (tỉnh Yên Bái). Trên đường vào xã La Pán Tẩn (nơi được xem là thung lũng Hoa Anh Túc một thời), tôi ghé vào một quán ở ngã ba Kim để ăn trưa. Biết đây là vùng có đông đồng bào Mông, tôi bèn hỏi món gà đen. Ông chủ quán người Kinh rụt rè: "Quán không có sẵn món này đâu! Gà Mông đắt lắm anh ạ! Chúng em có thể mua nhưng giá cả trăm ngàn đồng một con".
Nổi máu "anh Hai Nam bộ" tôi nói to: "Bi nhiêu thì bi. Nhưng phải là gà Mông chính hiệu đó nghen!". Đĩa thịt gà luộc được mang ra nóng hổi, da gà đen nhưng mịn màng, thơm phức. Nhìn kỹ, tôi thấy xương gà mới thực sự đen. Bà chủ quán vớ được "khách sộp" nên bê hũ rượu to đùng được giấu trong xó bếp, "xoen xoét": "Bác và ông nhà em dùng được bao nhiêu thì dùng, cứ vô tư. Rượu này em biếu không cho bác. Nó quý lắm. Em để dành rất lâu!". Bữa rượu thịt gà Mông ở vùng sâu Tây Bắc này thật đáng nhớ đời...
Sau khi phát hiện ra ở Đồng Nai có đến mấy nhà hàng, quán đặc sản đưa gà Mông vào thực đơn và được thực khách tỏ ra ưa thích, tôi liền mở mạng internet ra tìm. Gõ vào từ khóa "gà Mông" đã xuất hiện hàng chục thông tin rất thú vị. Trong đó có tên, địa chỉ của các nhà hàng đặc sản ở Hà Nội với nhiều món độc đáo, như: gà nướng, lẩu và rang muối cùng với giá cả trôi nổi trên thị trường từ Hà Nội đến Sơn La, Hà Giang, Hòa Bình vào tận đến Nha Trang. Nhưng thú vị nhất là chuyện ông Tiến sĩ Võ Văn Sự của Viện Chăn nuôi Việt Nam sang Trung Quốc dự Hội nghị quốc tế về dinh dưỡng trị liệu và được chủ nhà đãi món gà đen hầm thuốc Bắc vừa sang trọng vừa ngon, mới biết: "Thịt gà đen, xương đen không những có tác dụng tăng khả năng tình dục mà còn có hương vị và giá trị dược liệu đặc biệt trong việc chữa trị các bệnh tim, mạch. Đặc biệt, lượng chất sắt trong thịt gà Mông ít, không tanh như gà ác nên luộc và làm lẩu rất ngon".
Qua tìm hiểu, ông tiến sĩ biết được vùng Tây Bắc Việt Nam cũng có giống gà chân chì, lông đen huyền và cả da, xương đều đen này do đồng bào người Mông nuôi thả rong và thường dùng làm thuốc chữa trị các căn bệnh về khớp, cơ, sinh lực...
Tiến sĩ Sự cùng với các đồng sự ở Viện Chăn nuôi đã khá vất vả, tốn kém nhiều công sức trong việc bảo tồn gà Mông - một giống gien quý của vùng dân tộc bằng cách thu gom, tổ chức nuôi sinh sản, nhân giống và sau đó là tiếp thị cho trên 50 nhà hàng đặc sản từ Hà Nội đến Nha Trang. Ở tỉnh Hà Giang, dự án Caritas (Thụy Sĩ) còn tài trợ cho công cuộc phát triển cộng đồng của huyện Quản Bạ lập ra được Trung tâm gà xương đen xã Quyết Tiến. Tết Kỷ Sửu vừa rồi trung tâm này tung ra thị trường được 300 con gà Mông.
Vừa rồi, ông Phan Trung Dũng, nhà ở xã Tân Bình (huyện Vĩnh Cửu) ra Nha Trang du lịch được thưởng thức món thịt gà Mông, khoái quá mua về 40 quả trứng cho gà ta ấp. Gà Mông con nở đủ và cũng mau lớn. Nhưng "bự" được khoảng 1kg thì bắt đầu rơi rụng dần. Điều này cho thấy là đúng như Tiến sĩ Sự đã nói: "Gà Mông là loại rất khó tính, nhưng Viện Chăn nuôi đã nuôi và phát triển được".
***
Từ lâu nay Đồng Nai là một trong những trung tâm nuôi gà công nghiệp lớn nhất nước. Nhưng thị hiếu tiêu dùng của người dân luôn đổi mới. Người tiêu dùng chê gà công nghiệp ăn không ngon nên gà Tam Hoàng rồi gà ta thả vườn đã dần thay thế. Hàng loạt quán gà ta xuất hiện. Năm rồi gà Sao lên ngôi. Và bây giờ đã thấy thấp thoáng những con gà đen hay còn gọi là gà xương đen của vùng cao Tây Bắc có tên trong bảng thực đơn của mấy nhà hàng cao cấp, quán đặc sản trong tỉnh.
Báo Đồng Nai
Gà đen được chế biến thành nhiều món ăn rất hấp dẫn.
Đầu năm rồi, tôi lang thang đến Mù Căng Chải (tỉnh Yên Bái). Trên đường vào xã La Pán Tẩn (nơi được xem là thung lũng Hoa Anh Túc một thời), tôi ghé vào một quán ở ngã ba Kim để ăn trưa. Biết đây là vùng có đông đồng bào Mông, tôi bèn hỏi món gà đen. Ông chủ quán người Kinh rụt rè: "Quán không có sẵn món này đâu! Gà Mông đắt lắm anh ạ! Chúng em có thể mua nhưng giá cả trăm ngàn đồng một con".
Nổi máu "anh Hai Nam bộ" tôi nói to: "Bi nhiêu thì bi. Nhưng phải là gà Mông chính hiệu đó nghen!". Đĩa thịt gà luộc được mang ra nóng hổi, da gà đen nhưng mịn màng, thơm phức. Nhìn kỹ, tôi thấy xương gà mới thực sự đen. Bà chủ quán vớ được "khách sộp" nên bê hũ rượu to đùng được giấu trong xó bếp, "xoen xoét": "Bác và ông nhà em dùng được bao nhiêu thì dùng, cứ vô tư. Rượu này em biếu không cho bác. Nó quý lắm. Em để dành rất lâu!". Bữa rượu thịt gà Mông ở vùng sâu Tây Bắc này thật đáng nhớ đời...
Sau khi phát hiện ra ở Đồng Nai có đến mấy nhà hàng, quán đặc sản đưa gà Mông vào thực đơn và được thực khách tỏ ra ưa thích, tôi liền mở mạng internet ra tìm. Gõ vào từ khóa "gà Mông" đã xuất hiện hàng chục thông tin rất thú vị. Trong đó có tên, địa chỉ của các nhà hàng đặc sản ở Hà Nội với nhiều món độc đáo, như: gà nướng, lẩu và rang muối cùng với giá cả trôi nổi trên thị trường từ Hà Nội đến Sơn La, Hà Giang, Hòa Bình vào tận đến Nha Trang. Nhưng thú vị nhất là chuyện ông Tiến sĩ Võ Văn Sự của Viện Chăn nuôi Việt Nam sang Trung Quốc dự Hội nghị quốc tế về dinh dưỡng trị liệu và được chủ nhà đãi món gà đen hầm thuốc Bắc vừa sang trọng vừa ngon, mới biết: "Thịt gà đen, xương đen không những có tác dụng tăng khả năng tình dục mà còn có hương vị và giá trị dược liệu đặc biệt trong việc chữa trị các bệnh tim, mạch. Đặc biệt, lượng chất sắt trong thịt gà Mông ít, không tanh như gà ác nên luộc và làm lẩu rất ngon".
Qua tìm hiểu, ông tiến sĩ biết được vùng Tây Bắc Việt Nam cũng có giống gà chân chì, lông đen huyền và cả da, xương đều đen này do đồng bào người Mông nuôi thả rong và thường dùng làm thuốc chữa trị các căn bệnh về khớp, cơ, sinh lực...
Tiến sĩ Sự cùng với các đồng sự ở Viện Chăn nuôi đã khá vất vả, tốn kém nhiều công sức trong việc bảo tồn gà Mông - một giống gien quý của vùng dân tộc bằng cách thu gom, tổ chức nuôi sinh sản, nhân giống và sau đó là tiếp thị cho trên 50 nhà hàng đặc sản từ Hà Nội đến Nha Trang. Ở tỉnh Hà Giang, dự án Caritas (Thụy Sĩ) còn tài trợ cho công cuộc phát triển cộng đồng của huyện Quản Bạ lập ra được Trung tâm gà xương đen xã Quyết Tiến. Tết Kỷ Sửu vừa rồi trung tâm này tung ra thị trường được 300 con gà Mông.
Vừa rồi, ông Phan Trung Dũng, nhà ở xã Tân Bình (huyện Vĩnh Cửu) ra Nha Trang du lịch được thưởng thức món thịt gà Mông, khoái quá mua về 40 quả trứng cho gà ta ấp. Gà Mông con nở đủ và cũng mau lớn. Nhưng "bự" được khoảng 1kg thì bắt đầu rơi rụng dần. Điều này cho thấy là đúng như Tiến sĩ Sự đã nói: "Gà Mông là loại rất khó tính, nhưng Viện Chăn nuôi đã nuôi và phát triển được".
***
Từ lâu nay Đồng Nai là một trong những trung tâm nuôi gà công nghiệp lớn nhất nước. Nhưng thị hiếu tiêu dùng của người dân luôn đổi mới. Người tiêu dùng chê gà công nghiệp ăn không ngon nên gà Tam Hoàng rồi gà ta thả vườn đã dần thay thế. Hàng loạt quán gà ta xuất hiện. Năm rồi gà Sao lên ngôi. Và bây giờ đã thấy thấp thoáng những con gà đen hay còn gọi là gà xương đen của vùng cao Tây Bắc có tên trong bảng thực đơn của mấy nhà hàng cao cấp, quán đặc sản trong tỉnh.
Báo Đồng Nai