• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Dugong về kiếm ăn sát cầu tàu Côn Đảo.

KimCuong

Active Member
Suốt ngày 20/11/2008 tại khu vực cầu tàu du lịch Côn Đảo (gần khách sạn Phi Yến), một con Dugong dài gần 2 mét, nặng gần 100 kg quanh quẩn bơi kiếm ăn và thường ngoi lên mặt nước để thở.

[imgc="Dugong vùng vẫy ngay dưới mặt nước, sát cầu tàu Côn Đảo. Ảnh: Trần Đình Huệ."]http://images.vietnamnet.vn/dataimages/200811/original/images1662185_1.jpg[/imgc]

Theo các nhà sinh vật biển, Côn đảo và Phú Quốc hiện là hai vùng biển duy nhất tại Việt Nam có Dugong kiếm ăn. Tuy nhiên, hiện tượng này khá hiếm, nên nhiều du khách và người dân Côn Đảo đã dồn đến cầu tàu để tận mắt chứng kiến "mỹ nhân ngư".

Sự kiện Dugong xuất hiện gần khu dân cư được cho là tín hiệu tốt lành của công tác bảo tồn biển Côn Đảo.

[imgl="Xem Dugong từ trên cầu tàu. Ảnh: Trần Đình Huệ."]http://images.vietnamnet.vn/dataimages/200811/original/images1662189_2.jpg[/imgl]

Dugong là loài thú biển quý, hiếm, theo tiếng Ấn Độ có nghĩa là “người con gái đẹp”, tiếng Papua New Guinea là “bò của biển”, tiếng Madagasca có nghĩa là “heo hoang vùng san hô”. Ở Việt Nam, Dugong được biết với tên Bò biển vì chúng chuyên ăn cỏ biển, hoặc cá Cúi (vì khi ăn chúng cứ cúi mõm xuống đáy).



Theo đánh giá của các nhà khoa học thì toàn thế giới chỉ còn trên khoảng 100.000 con Dugong, ở Việt Nam chỉ được phát hiện ở Côn Đảo khoảng 10 con và Phú Quốc khoảng 100 con.


Do vậy Dugong được xếp vào loại “cực kỳ nguy cấp - CR” có nguy cơ tuyệt chủng. Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên thế giới (IUCN) đã đưa Dugong vào sách đỏ để có kế hoạch ưu tiên bảo vệ, và dĩ nhiên, Dugong cũng được đưa vào Sách đỏ Việt Nam.



Bò biển: Tập tính và sinh hoạt

Bò biển, hay đu-gông, cá nàng tiên, cá cúi, cá nược có tên khoa học là Dugong dugon. Tuy tiếng Việt gọi chúng là "cá" nhưng cá cúi thuộc loại động vật có vú. Tương truyền thì các thủy thủ phương Tây khi thấy loại cá cúi dưới nước tưởng chúng là người người nên mới sinh ra truyền thuyết "người cá" hay "ngư nhân" thuở xưa. Bò biển là do dịch chữ Hán "海牛" (hải ngưu).


[imgc="Bò biển, hay còn gọi là dugon, cá cúi (Ảnh: Duane Yates/vncreatures)."]http://images.vietnamnet.vn/dataimages/200811/original/images1662287_CACUI_CMS.jpg[/imgc]

Cá cúi có thân hình con thoi. Ðuôi dạng vây nằm ngang. Chi trước có hình mái chèo. Chi trước dùng để "bồng" con cho bú giống như người, nên có tên gọi là người cá. Da chúng dầy, sắc xám, lông thưa, có lớp mỡ dầy bao bọc toàn thân. Phần đầu cá tương đối lớn so với tỷ lệ thân mình. Môi chúng rất dầy, lởm chởm râu cứng. Chúng dùng môi ngoạm lấy rong biển ở dưới đáy để ăn. Con đực đôi khi mọc răng dài tương tự như ngà. Vì thức ăn thực vật thường kém chất bổ, loài cá cúi có hệ thống tiêu hóa rất dài (45 m) để tận hấp thụ các chất bổ dưỡng.

Cá cúi cái thụ thai ở khoảng tuổi 10-17. Thời kỳ thai nghén là 13-15 tháng, tiếp theo là 14-18 tháng bú mớm. Vì thời gian nuôi con khá lâu, tốc độ sinh sản của cá cúi khá thấp. Trung bình thì 2,5 đến 7 năm cá cúi mới đẻ một lứa.

Trọng lượng: trung bình 250-300 kg, có khi nặng đến 1.600 kg. Chiều dài thân: con đực 2,5 - 3,15 m (có con dài đến 5,83), con cái nhỏ hơn con đực, thường 2,40 - 3,00 m.

Loài này phân bố chủ yếu ở các vùng ven biển nhiệt đới và bán nhiệt đới từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương. Tại Việt Nam cá cúi được tìm thấy ở vùng biển Côn Đảo (khoảng 30 con) và Phú Quốc.

Cá cúi bị đe dọa bởi nạn săn bắn vì thịt cá cúi có tiếng là ngon. Vì chúng bơi rất chậm, cá cúi dễ bị sa lưới. (Tư liệu: Wikipedia)



(Vietnamnet)
 
Top